Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo Hùng Vương TPHCM
2.4 Đánh giá và đưa ra nhận xét về chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo Hùng Vương TPHCM
2.4.1 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo Hùng Vương TPHCM
2.4.1. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo Hùng Vương TPHCM:
2.4.1.1 Tỷ lệ nợ xấu:
Bảng 2.17: ĐVT: triệu đồng, %
TĂNG, GIẢM
SO VỚI 2008 TĂNG, GIẢM SO VỚI KẾ
HOẠCH CHỈ TIÊU THỰC
HIỆN 2008
THỰC HIỆN
2009
KẾ HOẠCH
2009
SỐ
TIỀN
% SỐ
TIỀN
%
Nhóm nợ: 230.125 376.214 146.089 63,48
+ Nhóm 1 98.523 316.526 218.003 221,27
+ Nhóm 2 113.841 50.465 -63.376 -55,67
+ Nhóm 3 7.086 5.163 -1.923 -27,14
+ Nhóm 4 4.507 10 -4.497 -99.78
+ Nhóm 5 6.168 4.050 -2.118 -34,34
* Tổng dư nợ xấu
17.761 9.223 -8.538 -48,07
* Tỷ lệ nợ xấu 7,72% 2,45% 3% -5,27% -0,55%
0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2008 Năm 2009
BIỂU ĐỒ NHÓM NỢ TẠI CHI NHÁNH
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5
Biểu đồ 2.12
Năm 2008, tổng dư nợ toàn chi nhánh là 230 tỷ đồng, trong đó nợ xấu là 18 tỷ đồng chiếm 7,72%/tổng dư nợ ( >5%). Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định số 18 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam quy định thì tỷ lệ nợ xấu này đã vượt mức giới hạn an toàn. Có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu cao là do:
- Nguyên nhân khách quan: khi thị trường bất động sản Mỹ bắt đầu đóng băng và sụt giảm giá trị rất lớn, dẫn đến cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở tại Mỹ, nợ xấu, nợ khó đòi tăng nhanh và năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng ra toàn thế giới, tổng cầu thế giới sụt giảm. Việt Nam cũng bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng trên dẫn đến sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn có nguy cơ phải đóng cửa, thị trường bất động sản cũng tụt dốc.
- Nguyên nhân chủ quan: do áp lực tăng dư nợ, áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng, do đó việc tăng trưởng tín dụng ồ ạt vào năm 2007 mà không quan tâm nhiều đến chất lượng tín dụng. Đồng thời, năm 2008 chi nhánh được nâng cấp từ cấp 2 lên cấp 1, công tác tín dụng được kiểm tra giám sát chặt chẽ nên bộc lộ rõ chất lượng tín dụng.
Năm 2009, tổng dư nợ toàn chi nhánh là 376 tỷ đồng, trong đó nợ xấu là 9 tỷ đồng chiếm 2,45%/tổng dư nợ (<5%) và < 3% so với kế hoạch đầu năm đề ra.
Trong đó có thể thấy được tổng nợ xấu ở từng nhóm 3,4,5 đều thấp hơn nhiều so với năm 2008 cả về số tuyệt đối và tương đối trong khi dư nợ tiếp tục tăng.
Cụ thể dư nợ xấu đối với từng thành phần kinh tế như sau:
Bảng 2.18: ĐVT: triệu đồng, %
TĂNG, GIẢM SO VỚI 2008
TĂNG, GIẢM SO VỚI KẾ
HOẠCH CHỈ TIÊU THỰC
HIỆN 2008
THỰC HIỆN
2009
KẾ HOẠCH
2009
SỐ
TIỀN
% SỐ
TIỀN
%
* Tổng dư nợ
xấu 17.761 9.223 -8.538 -48,07
+ DNNN, HTX 2.187 -
+ Công ty CP, công ty TNHH
11.889 4.065 -7.824 -65,81
+ DNTN -
+ Hộ SXKD 3.685 5.158 1.473 39,97
+ Đời sống
CBCNV - -
+ Khác - -
* Tỷ lệ nợ xấu 7,72% 2,45% 3% -5,27% -0,55%
DNNN, HTX có chuyển biến tích cực nhất, năm 2008 từ 2 tỷ đồng đến năm 2009 không có nợ xấu. Công ty CP, công ty TNHH giảm 7,8 tỷ đồng (chiếm 65,81%). Tuy Hộ SXKD có tăng lên 1,4 tỷ đồng (chiếm 39,97%) nhưng tổng dư nợ xấu toàn chi nhánh năm cũng giảm đang kể và đạt chỉ tiêu đề ra.
2.4.1.2 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn:
Bảng 2.19: ĐVT: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Tổng vốn huy động 462 965
Dư nợ cho vay 230 376
Hiệu suất sử dụng vốn 49.8% 39.0%
462
230
965
376
0 200 400 600 800 1000
Đơn vị tính: tỷđồng
Năm 2008 Năm 2009
BIỂU ĐỒ 2.13: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN SO VỚI TỔNG DƯ NỢ
Huy động vốn Dư nợ cho vay
Hiện tại, nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ chính và mang lại lợi nhuận chủ yếu cho chi nhánh, do đó hiệu suất sử dụng vốn là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng và cũng là chỉ tiêu đánh giá khả năng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các đối tượng KH của chi nhánh. Năm 2008, hiệu suất sử dụng vốn là 49,8% và năm 2009 là 39% thấp hơn so với năm trước 10,8% tuy so về số tuyệt đối có tăng. Lý do cuối năm 2009 theo chủ trương của Chính phủ phải thắt chặt tín dụng để ngăn chặn lạm phát. Con số này phản ánh khả năng huy động vốn cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tại chi nhánh là rất cao, khả năng thanh khoản cao.
Với nguồn vốn huy động cao chi nhánh đảm bảo tự chủ được nguồn vốn và hưởng được phí điều hòa vốn từ Hội sở chính. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng vốn này tương đối thấp, chi nhánh nên tận dụng nguồn vốn này để tăng cường mở rộng và tìm kiếm thêm KH vay mới. Nhờ vậy, chi nhánh mới có thể tăng nguồn thu lãi và việc KH sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác sẽ tăng thêm nguồn thu nhập cho chi nhánh.
2.4.1.3 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng:
Bảng 2.20: ĐVT: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Doanh số thu nợ 495 389
Dư nợ bình quân 230 376
Vòng quay vốn tín dụng 2.15 1.03
Đây là chỉ tiêu phản ánh số vòng chu chuyển của vốn vay (thường là 1 năm).
Chỉ tiêu này càng tăng thì tính tổ chức, quản lý tín dụng càng tốt, chất lượng cho vay càng cao. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ phản ánh một cách tương đối, vì nếu một NHTM này cho vay các doanh nghiệp sản xuất chiếm tỷ trọng lớn dư nợ, thì chỉ tiêu này thấp hơn NHTM khác cho vay các doanh nghiệp thương mại. Năm 2009, vòng quay vốn tín dụng thấp hơn năm 2008 lý do ngân hàng đã lựa chọn cho vay các doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn mang tính ổn định hơn so với doanh nghiệp thương mại; ngoài ra năm 2008 ngân hàng cho vay nhiều doanh nghiệp kinh doanh ngành bất động sản có nhiều rủi ro và doanh số nợ xử lý rủi ro được trích ra ngoại bảng đã được tính vào doanh số thu nợ nên vòng quay vốn tín dụng cao hơn. Như
vậy, thực chất vòng quay vốn tín dụng không phản ánh được chính xác chất lượng tín dụng vì thế cần xem xét thêm các chỉ tiêu khác.
2.4.1.4 Chỉ tiêu lợi nhuận:
Bảng 2.21: ĐVT: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng -3.3 17.4
Dư nợ cho vay 230 376
Chỉ tiêu lợi nhuận -1.43% 4.63%
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm từ 70%-85% tổng lợi nhuận của NHTM. Năm 2008, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng âm, thậm chí chi nhánh phải vay lương từ Hội sở chính nguyên nhân ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế trong nước cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, năm 2009 chi nhánh đã khắc phục và đạt được lợi nhuận dương 4,63% cao hơn một số chi nhánh thành lập cùng đợt. Nguyên nhân chi nhánh đã huy động được nguồn vốn lớn trong đó tiền gửi thanh toán chủ yếu là tiền gửi KBNN bình quân cả năm 200 tỷ đồng với lãi suất thấp, do đó chênh lệch lãi suất suất đầu ra – đầu vào khá cao, bình quân lãi suất đầu vào cả năm chỉ ở mức 0,523%/tháng. Ngoài ra còn giúp cho chi nhánh chủ động được nguồn vốn cho vay đồng thời cải thiện chất lượng tín dụng nên lợi nhuận mới đạt kết quả cao.