Các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng (Trang 74 - 78)

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo Hùng Vương TPHCM

2.4 Đánh giá và đưa ra nhận xét về chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo Hùng Vương TPHCM

2.4.6 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng

- KH là người trực tiếp sử dụng vốn của NHTM vào quá trình kinh doanh. Nếu năng lực kinh doanh yếu kém, công nghệ lạc hậu, hoặc thậm chí KH cố tình lừa đảo, che dấu thông tin không tốt của công ty và sử dụng vốn sai mục đích… dẫn đến kinh doanh khó khăn, tình hình tài chính mất cân đối, nguy cơ phá sản nên không trả được nợ, gây hậu quả nghiêm trọng đến NHTM. Một số công ty báo cáo tài chính không trung thực cũng không có cơ quan kiểm toán, do đó trên báo cáo không thể hiện hết tình hình kinh doanh của KH dẫn đến việc ngân hàng đánh giá sai và quyết định cho vay sai.

2.4.6.2 Nguyên nhân thuộc phía ngân hàng:

- Hiệu suất sử dụng vốn năm 2009 là 39% thấp hơn 2008 dẫn đến việc chi nhánh thừa vốn, lợi nhuận từ cho vay thấp, không tăng trưởng được dư nợ tín dụng theo kế hoạch đề ra. Tuy nhiên nguyên nhân do chi nhánh thực hiện theo chủ trương của Chính phủ phải thắt chặt tín dụng để ngăn chặn lạm phát.

- Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng thấp hơn so với năm 2008 do chi nhánh chuyển dịch cơ cấu cho vay.

- Việc triển khai về việc thu thập và xử lý sau thu thập thông tin KH chưa nghiêm túc, thiếu bài bản và không kiên trì, vì vậy vẫn chưa tạo được và bổ sung được cơ sở dữ liệu cần thiết và thực tế cho xây dựng kế hoạch kinh doanh, chính sách KH, dẫn đến bị động và chờ đợi. Nguyên nhân chính là nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác này vì tầm nhìn trung dài hạn của một số CBCNV còn hạn chế.

- Trình độ năng lực thẩm định của CBTD còn yếu nhất là do chi nhánh mới thành lập. Khả năng đánh giá, phân tích tổng thể hiệu quả của dự án còn yếu, ý thức chấp hành chế độ tín dụng chưa nghiêm, còn trường hợp nới lỏng các điều kiện tín dụng, KH chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện cho vay nhưng vẫn giải ngân.

- Chưa tách được Phòng Kế hoạch, Phòng Tín dụng và Phòng Thanh toán quốc tế ra khỏi Phòng Kế Hoạch-Kinh Doanh gây tình trạng quá tải cho các cán bộ quản lý cũng như CBTD. Chưa khắc phục được chênh lệch dư nợ quá cao giữa các CBTD. Đội ngũ CBTD trẻ, mặc dù rất nhiệt tình và năng động nhưng sự thiếu kinh nghiệm trong công tác tín dụng, khả năng nắm bắt các chính sách, cơ chế, quy trình, nghiệp vụ còn hạn chế, do đó làm ảnh hưởng đến việc tư vấn, hướng dẫn, thẩm định, thu thập thông tin và đánh giá KH. Điều đó dẫn đến việc lập hồ sơ vay vốn, quản lý nợ vay và thu hồi nợ vay … còn hạn chế, do đó phát sinh rủi ro, ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của ngân hàng và KH.

- Việc đánh giá, xếp loại KH doanh nghiệp và cá nhân còn mang tính sơ sài và định tính, mặc dù chi nhánh đang áp dụng chương trình IPCAS II việc xếp loại KH có cải tiến nhưng còn mang tính thử nghiệm và chưa được áp dụng chính thức.

- Việc khai thác và xử lý thông tin tại chi nhánh còn hạn chế. Trong quá trình tiếp cận KH vay vốn chi nhánh chưa thật sự quan tâm đến việc tìm hiểu thông tin ngành cũng như diễn biến thị trường trong ngành mà KH kinh doanh, dẫn đến khó lường trước được một số biến động về giá cả sản phẩm thay thế, biến động thị trường … Ngoài ra, việc phân tích hồ sơ vay còn sơ xài, do đó chưa đánh giá hết được những rủi ro của khoản vay khi thị trường biến động.

- Chi nhánh đã lập Tổ thu nợ và tập trung nhân lực để thu hồi nợ xử lý rủi ro, nợ xấu, tuy nhiên việc thu hồi nợ xử lý rủi ro chỉ đạt 21 tỷ đồng bằng 44,42% kế hoạch được giao.

- Công tác kiểm tra sau cho vay của CBTD còn yếu, nhiều món vay không được kiểm tra, theo dõi thường xuyên hoặc chỉ kiểm tra mang tính hình thức nên khi có biến động về thị trường, khả năng trả nợ, tài sản bảo đảm CBTD không nắm bắt được nên không có phương án xử lý kịp thời gây ra nguy cơ rủi ro, mất vốn.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đã được quan tâm nhưng chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp thời với mức độ phức tạp của nội dung kiểm tra tín dụng. Về số lượng và chất lượng đối với cán bộ kiểm soát công tác tín dụng của chi nhánh còn yếu về nghiệp vụ chuyên môn, chưa tương xứng với công việc. Do đó, một số CBTD đang làm nghiệp vụ tín dụng phải kiêm luôn công tác kiểm tra, kiểm soát khi thành lập các đoàn kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ hàng năm. Điều này làm cho việc kiểm tra công tác tín dụng chưa mang tính khách quan, dẫn đến không phát hiện kịp thời những sai phạm trong hồ sơ tín dụng, do đó không ngăn chặn kịp thời những rủi ro trong hoạt động cho vay tại chi nhánh.

- NHNo Việt Nam đã ban hành đầy đủ các quy định về cho vay đối với KH, tuy nhiên quy trình tín dụng còn mang tính chung chung, còn tùy thuộc vào mức phán quyết của từng chi nhánh, chưa cụ thể như các ngân hàng cổ phần khác gây ra tình trạng mỗi chi nhánh thực hiện theo mỗi kiểu. Do đó, CBTD thường thực hiện báo cáo thẩm định theo cảm tính và kinh nghiệm dẫn đến những rủi ro không lường trước. Ngoài ra, trong quá trình xét duyệt cho vay còn nhiều yếu tố, chỉ tiêu đánh giá, xếp loại KH, hồ sơ cho vay… CBTD thường thiếu hoặc cho bổ sung các điều kiện sau khi đã cho vay.

2.4.6.3 Nguyên nhân từ vĩ mô:

- Tình hình suy thoái kinh tế gây tác động đến khả năng tài chính của KH, nhiều KH gặp khó khăn không trả được nợ, trong đó có những tập đoàn kinh tế lớn như Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), dẫn tới nợ xấu cao.

- Năm 2009, do phải tập trung chỉ đạo thực hiện gói kích cầu của Chính phủ, đã tạo một khối lượng công việc lớn đối với các ngân hàng trong đó có NHNo.

- Chính sách hỗ trợ lãi suất với áp lực về nhu cầu vốn tín dụng dẫn tới việc các ngân hàng cạnh tranh gay gắt, chạy đua tăng lãi suất huy động nên việc huy động vốn của NHNo gặp nhiều khó khăn, dẫn đến lãi suất cho vay cũng tăng theo.

- Những tháng đầu năm 2009 Chính phủ đã thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ để kích thích phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sang những tháng cuối

năm 2009 Chính phủ, NHNN đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát chặt chẽ quy mô tăng trưởng tín dụng nên đã ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo điều hành tín dụng của ngân hàng thương mại, các KH nói chung và của chi nhánh nói riêng.

- Lãi suất phải được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với cung và cầu vốn cũng như phù hợp với việc phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ để nhằm hạn chế cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất.

Kết luận Chương 2:

Tuy năm 2009, tình hình kinh tế đất nước còn nhiều diễn biến phức tạp, cơ chế chính sách có nhiều thay đổi, nhưng NHNo Hùng Vương TPHCM đã bám sát tình hình, có giải pháp linh hoạt, chỉ đạo điều hành kiên quyết nên đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao, đồng thời tuân thủ nghiêm túc các chỉ đạo chuyển hướng của NHNo Việt Nam, góp phần đạt được mục tiêu mà Hội sở chính đề ra cũng như các mục tiêu của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)