Nhận xét về chất lượng tín dụng của chi nhánh

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng (Trang 71 - 74)

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo Hùng Vương TPHCM

2.4 Đánh giá và đưa ra nhận xét về chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo Hùng Vương TPHCM

2.4.5 Nhận xét về chất lượng tín dụng của chi nhánh

2.4.5.1 Những mặt đạt được:

* Về chất lượng tín dụng:

- Tổng dư nợ xấu đến thời điểm 31/12/2009 là 9,22 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,45%

thấp hơn kế hoạch đặt ra là 3% và thấp hơn nhiều so với năm 2008 là 7,72%; trong đó dư nợ xấu từ nhóm 3,4,5 đều giảm so với năm trước. Nợ xấu của DNNN, HTX giảm 48,07% và Công ty CP, Công ty TNHH giảm 65,81%.

- Với nguồn vốn huy động đạt 965 tỷ đồng và mức dư nợ cho vay là 376 tỷ đồng chiếm 39%/tổng huy động cho thấy khả năng thanh khoản của chi nhánh

Hùng Vương rất cao, đảm bảo khả năng tự chủ về nguồn vốn đặc biệt trong giai đoạn thiếu hụt nguồn vốn dẫn đến cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng.

- Chỉ tiêu lợi nhuận đạt kết quả 4,63% cao so với kế hoạch đặt ra và tăng trưởng cao so với năm trước.

- Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tốt việc cho vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định của Chính phủ để góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất.

- Chủ động, linh hoạt trong điều hành hoạt động tín dụng: hạn chế đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, đầu tư chứng khoán,… để tập trung đầu tư vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh.

- Rà soát và khắc phục những tồn tại, sai sót trong việc đánh giá, phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng. Tập huấn Module tín dụng, MIS cho cán bộ làm công tác tín dụng để chủ động khai thác số liệu thông tin báo cáo.

* Về quy trình cho vay :

- Agribank có mức phán quyết cao hơn Sacombank, mức phán quyết thấp nhất ở PGD là 1 tỷ đồng.

- CBTD là người trực tiếp tiếp xúc, tư vấn KH, thẩm định, hoàn thiện hồ sơ, đi công chứng, giải ngân và quản lý hồ sơ, thu nợ đến khi KH tất toán. Do đó, quá trình hoàn thiện hồ sơ đơn giản, nhanh chóng, Argibank thực hiện cơ chế giao dịch 1 cửa nên KH chỉ cần tiếp xúc với 1 nhân viên là có thể thỏa mãn được các nhu cầu của mình.

- Quy trình cho vay vượt mức phán quyết đơn giản hơn Sacombank: PGD ->

Chi nhánh -> Hội sở, do đó thời gian xét duyệt nhanh hơn.

* Về lãi suất:

- Agribank Hùng Vương có mức lãi suất huy động bình quân tương đối thấp hơn Sacombank, do đó mức lãi suất đầu ra bình quân cũng tương đối thấp. Đây cũng là một lợi thế của chi nhánh nhằm thu hút nhiều đối tượng KH khác nhau và có thể lựa chọn được đối tượng KH tốt.

2.4.5.2 Mặt hạn chế:

* Về chất lượng tín dụng:

- Tuy tỉ lệ nợ xấu năm 2009 có giảm so với năm 2008 nhưng tỉ lệ nợ xấu của Hộ SXKD tăng 1,5 tỷ đồng tương đương tăng 39,97%.

- Chất lượng tín dụng chưa được tốt do việc thẩm định các dự án tín dụng còn mang tính hình thức, chưa thực sự chú trọng vào chất lượng tín dụng, một bộ phận CBTD chưa tuân thủ quy trình, thủ tục cho vay theo quy định, phân kỳ hạn nợ trên hệ thống IPCAS chưa khớp đúng với hồ sơ gốc dẫn đến sai lệch khi xử lý nợ và không phản ánh được thực chất nợ xấu. Một số hồ sơ của dự án đầu tư chưa đảm bảo tính pháp lý, hồ sơ giải ngân chưa đầy đủ, hợp lệ.

- Hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống, mang lại thu nhập chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay danh mục cho vay chưa thật sự đa dạng, các sản phẩm tín dụng còn hạn chế như: cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng,.. chưa mạnh dạn mở rộng cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay thấu chi, cho vay du học, bảo lãnh, bao thanh toán, cho thuê tài chính…mặc dù các sản phẩm này đã được các ngân hàng khác áp dụng khá lâu.

* Về quy trình cho vay :

- Sacombank có quy trình cho vay vượt mức phán quyết chặt chẽ hơn Agribank: PGD -> Phòng thẩm định chi nhánh -> Cấp thẩm quyền tại chi nhánh ->

Ban Tín dụng hội sở hoặc Giám đốc khu vực (Tùy theo mức phán quyết). Mỗi hồ sơ tín dụng đều chia ra nhiều nhân viên quản lý bao gồm NV.QHKH, NV.TV, NV.TĐ, NV.HT, GDV.TD, GDV.Quỹ, NV.QLN. Quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát tín dụng chặt chẽ do có nhiều bộ phận quản lý, thu hồi nợ riêng do đó ít phát sinh nợ xấu.

- Quy trình quản lý rủi ro tín dụng của Agribank đơn giản, một CBTD phải quản lý nhiều hồ sơ và làm nhiều việc từ khâu tiếp xúc, tư vấn KH đến lúc KH tất toán, do đó dễ phát sinh tiêu cực và nợ xấu.

* Về lãi suất:

- Với lãi suất huy động bình quân thấp là một lợi thế cho ngân hàng khi cho KH vay với lãi suất thấp nhưng cũng là một bất lợi vì Agribank Hùng Vương có nguồn tiền gửi thanh toán bình quân cao khoảng 205 tỷ đồng chiếm 21% trong tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn này thường không ổn định có thể ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của chi nhánh.

2.4.6 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)