Quản lý dạy học môn Hóa học theo hướng PH ở các trường THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý dạy học môn hóa học theo hướng phân hóa ở trường THPT (Trang 42 - 45)

Chương 1: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY - HỌC MÔN HÓA HỌC THEO HƯỚNG PHÂN HÓA Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG

1.4. Quản lý dạy học môn Hóa học theo hướng PH ở các trường THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

1.4.1. Đối với phân hóa ở tầm vĩ mô (phân hóa chương trình)

Tổ chức cho HS đăng ký học tự chọn (các chủ đề tự chọn ở môn hóa học), hướng dẫn GV tổ chức phân loại HS.

Ngay từ khi bước chân vào đầu năm học, BGH đã cho dạy bổ sung kiến thức trong 1 tháng hè, sau đó hướng dẫn GV tổ chức phân loại HS qua các bài kiểm tra khảo sát định tính và định lượng.

Với trường hợp phân loại HS tôi tiến hành làm thực nghiệm trên HS lớp 11 (năm học 2014-2015). Sau khi tiến hành khảo sát toàn bộ học sinh khối 11 bằng 3 bài kiểm tra môn Hóa học liên tục trong 1 tháng tôi đã phần nào phân hóa được đối tượng học sinh.

Căn cứ vào kết quả khảo sát và với nhu cầu nguyện vọng của phụ huynh, HS, BGH tổ chức cho học sinh đăng kí học tự chọn theo các chủ đề do GVBM xây dựng.

Ưu điểm của hình thức này: là khả năng phân hóa đối tượng HS cao, có thể đáp ứng được những khác biệt hết sức đa dạng của HS, tạo điều kiện cho mọi HS được học tập ở mức độ phù hợp nhất với năng lực, hứng thú và nhu cầu của mình.

- Phân công các GV vận dụng các chủ đề tự chọn và GV đang dạy các lớp học có trình độ khác nhau.

- Phân công GV dạy các chủ đề cũng là một điểm mới, một nghệ thuật của người cán bộ QL. Trước kia người giáo viên Hóa nếu dạy lớp nào thì cứ dạy lớp đó mãi. Chính vì vậy HS cũng không có cơ hội được học hỏi những kinh nghiệm của nhiều thầy cô giáo. Hiện nay trong phân công chuyên môn, chúng tôi vẫn tôn trọng việc giảng dạy của mỗi GV trên một lớp tuy nhiên để có thể sử dụng chất xám của giáo viên một cách tối đa chúng tôi lựa chọn những GV có nhiều kinh nghiệm để dạy chuyên đề cho nhiều lớp.

Dạy chuyên đề không chỉ cho HS mà còn cho cả giáo viên tham dự.

Có những chuyên đề chuyên sâu, cả nhóm phải tập trung trí tuệ để xây dựng sau đó một người đại diện lên dạy thử. Kết quả giảng dạy, qua rút kinh nghiệm, chúng tôi tích lũy được hệ thống các chuyên đề để dùng chung cho cả tổ.

Các GV trẻ chúng tôi cho đi dự giờ, học tập các chuyên đề chuyên sâu, đồng thời giao cho các em bồi dưỡng các nhóm học sinh yếu kém.

Ưu điểm của hình thức này:

+ Chúng tôi sử dụng những GV có kinh nghiệm chuyên môn để làm lan tỏa được tới nhiều đối tượng HS nhất.

+ Tạo động lực, cơ hội cho thế hệ GV trẻ học tập và rút kinh nghiệm.

+ Giúp cho HS có thêm động cơ học tập mới sau khi học các chuyên đề.

+ Những học HS ở nhóm yếu kém được các thầy cô trẻ quan tâm, chú ý hơn sẽ

có cơ hội đuổi kịp các bạn khác, có thể phát sinh những nhu cầu mới cao hơn nhu cầu ban đầu.

Nhược điểm:

Khi phân công các giáo viên dạy các chuyên đề chuyên sâu ở các lớp khác nhau HS có sự so sánh giáo viên. Tuy nhiên theo tôi sự so sánh này là nhược điểm nhưng nó cũng chính là ưu điểm bởi nó sẽ là một sự cạnh tranh ngầm hết sức lành mạnh đối với các GV.

- Tổ chức CSVC và các điều kiện cho DHPH theo các chủ đề.

Mỗi một chủ đề được xây dựng lên là kết quả huy động trí tuệ của cả tập thể giáo viên tổ Lý -Hóa. Tuy nhiên chủ đề đó có đạt kết quả tốt hay không là phải nhờ vào hệ thống CSVC của nhà trường.

Trường THPT huyện Bình Giang mặc dù có sự đầu đầu tư của huyện, tỉnh và của các Sở Ban ngành liên quan và nhân dân nhưng nhìn chung về mặt CSVC vẫn còn nhiều thiếu thốn so với số lượng HS của các trường. Tuy nhiên BGH các trường vẫn cố gắng hết sức trong khả năng cho phép, các tiết chủ đề, chuyên đề tự chọn vẫn được đầu tự CSVC hợp lý. Chính vì vậy mà các tiết dạy học theo chủ đề theo DHPH đã phát huy được năng lực của HS một cách tốt nhất, đa số HS đều hứng thú đối với các tiết học này.

30

- Quản lý việc đánh giá kết quả thực sự của các chủ đề tự chọn.

Các tiết chủ đề là những tiết do tổ nhóm xây dựng lên do vậy nó thực sự quan trọng nếu như người GV có trách nhiệm tiến hành làm. Tuy nhiên nó thực sự nguy hiểm và dễ dàng trở thành tiết học “xả hơi” hay một buổi “học thêm” xen kẽ. Vì vậy việc QL đánh giá kết quả của các chủ đề tự chọn là hết sức quan trọng. Đây là một vấn đề khó, nhạy cảm đối với cán bộ quản lí. Người cán bộ quản lí làm thế nào để có thể vừa kiểm tra được kết quả của HS,vừa có thể đánh giá được việc giảng dạy của GV mà người Gv không biết mình bị kiểm tra.Tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn này tôi không đi sâu vào “kiểm tra” giáo viên.

1.4.2. Đối với phân hóa ở tầm vi mô (trong giờ học hóa học)

- Cung cấp sự hiểu biết cho GV môn Hóa về các vấn đề của DHPH

Một trong những thuận lợi của người CBQL là được quyết định cho Gv tập huấn về lĩnh vực gì. Ngay từ đầu năm học tôi cho toàn bộ giáo viên Hóa học được tham gia tập huấn về một số vấn đề về DHPH trong bộ môn Hóa học để toàn bộ các Gv môn Hóa hóa thấy được mức độ quan trọng của DH phân hóa trong bộ môn Hóa.

- Theo dõi và đánh giá các giờ dạy môn Hóa của giáo viên nhấn mạnh đến tiêu chí phân hóa.

Căn cứ vào các tiết dự giờ, các tiết thanh kiểm tra của các thành viên trong tổ BGH đánh giá, góp ý trên cơ sở các tiêu chí DHPH.

- Theo dõi cách thức và kết quả đánh giá việc học tập Hóa của các nhóm HS.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý dạy học môn hóa học theo hướng phân hóa ở trường THPT (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w