Ý kiến chuyên gia về tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý dạy học môn hóa học theo hướng phân hóa ở trường THPT (Trang 104 - 108)

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC THEO HƯỚNG PHÂN HÓA Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN BÌNH GIANG, HẢI DƯƠNG

3.4. Ý kiến chuyên gia về tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp

- Mục đích của việc xin ý kiến chuyên gia là khẳng định được tính cấp thiết và tính khả thi của của các biện pháp quản lý bằng việc thông qua các ý kiến đánh giá của những người hiểu biết hoặc có quá trình trực tiếp giảng dạy môn Hóa học và tham gia quản lý của cấp huyện và sở GD và ĐT tỉnh Hải Dương.

- Với mục đích như trên, tác giả đã tiến hành soạn thảo một phiếu hỏi để xin ý kiến chuyên gia. Trong phiếu hỏi có ghi rõ từng biện pháp quản lý, với 4 mức độ:

+ Rất cấp thiết / rất khả thi + Cấp thiết / khả thi

+ Không cấp thiết / không khả thi

- Đối tượng tác giả chọn xin ý kiến là một số cán bộ quản lý của các trường THPT huyện Bình Giang và các chuyên viên quản lý môn Hóa học của sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hải Dương, đặc biệt là đồng chí giám đốc sở GD- ĐT tỉnh Hải Dương.

- Tác giả đã gặp gỡ các đồng chí trong diện đối tượng xin ý kiến nói trên, gửi họ phiếu hỏi, trình bày mục đích, đề nghị họ cho ý kiến vào phiếu hỏi, tiếp đó thu lại các phiếu hỏi và xử lý kết quả. Số phiếu thu được là 25.

- Sau khi tổng hợp các ý kiến trả lời của từng câu hỏi, tác giả đã tính tỷ lệ phần trăm giữa các ý kiến ở 3 mức khác nhau kết quả thể hiện trong bảng sau đây:

Bảng 3.1: Đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

STT BP

1 NBP1

2 NBP2

3 NBP3

4 NBP4

Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm giải pháp

Từ số liệu tại bảng cho thấy:

- Hầu hết bốn nhóm giải pháp đều được đánh giá mức độ cấp thiết và khả thi, không có ý kiến nào đánh giá không cấp thiết và không khả thi.

- Tính cấp thiết của biện pháp 2 một lần nữa khẳng định vai trò của nhóm biện

pháp QLDH môn Hóa học, “Nhóm biện pháp quản lý, hướng dẫn giáo viên bộ môn Hóa học và tổ chuyên môn triển khai hoạt động dạy học theo hướng DHPH” là cơ sở quan trọng nhất để thực hiện những biện pháp còn lại.

- Nhóm biện pháp 3 “Quản lý hoạt động học môn Hóa học của học sinh theo hướng DHPH” là biện pháp cơ bản. Tỉ lệ đánh giá trung bình của nhóm biện pháp này cao thứ 2. Thực hiện tốt biện pháp này tức là lấy sự tiến bộ của HS để chỉ đạo mọi hành động. Đây là điểm mấu chốt trong việc quản lý dạy học theo quan điểm DHPH.

- Nhóm Biện pháp 4 “Tạo môi trường thi đua dạy học và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học môn Hóa học” điểm trung bình của nhóm biện pháp này đứng thứ 3, đây là nhóm biện pháp hỗ trợ cho dạy học theo quan điểm DHPH.

- Nhìn chung tỷ lệ phần trăm số chuyên gia đánh giá về 4 nhóm giải pháp khá

cao. Nói lên các biện pháp nhìn chung là cấp thiết và khả thi nhưng không phải rất cấp thiết và rất khả thi là như nhau vì nhiều chuyên gia cho rằng việc quản lý việc

81

giảng dạy của GV sẽ cấp thiết hơn ba nhóm biện pháp còn lại, điều đó cho thấy vai trò của người thầy quyết định đối với chất lượng giáo dục.

Như vậy có thể kết luận dựa vào kết quả khảo nghiệm, kinh nghiệm quản lý dạy học môn Hóa học tại trường THPT huyện Bình Giang cho thấy các nhóm biện pháp đã nêu có tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau để thực hiện tốt các nhiệm vụ và mục đích đã đề ra. Do đó, hiệu trưởng cần vận dụng chúng một cách hợp lý nhất vào trong công tác QL của mình.

Kết luận Chương 3

Dựa trên những căn cứ khoa học - cơ sở lý luận ở Chương 1 và cơ sở thực tiễn ởChương 2, với các nguyên tắc hướng các biện pháp đề xuất tuân theo, tác giả đã đề xuất 4 nhóm biện pháp nhằm quản lý hoạt động DH theo quan hướng DHPH môn Hóa học ở trường THPT huyện Bình Giang. Các nhóm biện pháp đề xuất ở Chương 3 có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được trình bày một cách logic, khoa học. Những biện pháp đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế của công tác QLDH theo hướng DHPH, phát huy mặt mạnh của DHPH đó là phát huy tối đa nội lực của con người (GV và HS) và môi trường tham gia trong quá trình dạy và học môn Hóa học.

82

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý dạy học môn hóa học theo hướng phân hóa ở trường THPT (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w