Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC THEO HƯỚNG PHÂN HÓA Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN BÌNH GIANG, HẢI DƯƠNG
3.2. Nhóm các biện pháp quản lý dạy học môn Hóa học theo hướng phân hóa ở các trường THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
3.2.4. Nhóm biện pháp 4: Tạo môi trường thi đua dạy học và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học môn Hóa học
3.2.4.1. Xây dựng trường học thân thiện, tạo nề nếp kỷ cương trong các hoạt động dạy và học
a) Mục tiêu của biện pháp:
Áp dụng triệt để chỉ thị “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tạo môi trường thuận lợi cho quá trình dạy và học, từ đó xây dựng được nề nếp kỷ
cương vững chắc trong hoạt động dạy học môn Hóa học của nhà trường; tạo bầu không khí dân chủ và đoàn kết, tích cực, tự giác trong dạy học theo hướng phân hóa, góp phần nâng cao chất lượng GD chung của nhà trường.
b) Nội dung và cách thực hiện của biện pháp:
- Nội dung của biện pháp
+ Triển khai chỉ thị 40/2008 CT-BGDDT về việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó nhấn mạnh 5 nội dung chính của chỉ thị để tạo điều kiện môi trường thuận lợi, phát huy tính tự giác học tập của HS.
+ Cụ thể hoá những nội dung có liên quan trong Điều lệ trường THPT và quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của HS hiện hành của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT vào điều kiện cụ thể của nhà trường; đó là các qui định về chức năng, nhiệm vụ của cán bộ QL và GV, qui định nề nếp chuyên môn vận dụng vào thực tế của nhà trường sao cho phù hợp.
+ QL chặt chẽ hồ sơ chuyên môn của GV theo quy định. Nâng cao chất lượng hồ sơ chuyên môn của GV về nội dung, đảm bảo tính thống nhất về hình thức; thực hiện tốt việc cập nhật thông tin trong hồ sơ chuyên môn của giáo viên.
+ Nâng cao chất lượng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên, đặc biệt là việc thiết kế giáo án theo hướng dạy học phân hóa.
+ Đổi mới công tác quản lý việc dự giờ và phân tích sư phạm bài dạy của các tổ bộ môn và giáo viên.
- Cách thức thực hiện biện pháp
+ Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện nề nếp ở năm học trước; phát hiện các vấn đề còn tồn tại, yếu kém, phân tích tìm ra nguyên nhân và đề ra những biện pháp khắc phục. Các vấn đề đã thực hiện tốt cần phải được nhân rộng, tuyên dương, khen thưởng kịp thời.
+ Căn cứ vào tình hình thực tế của tổ, nhóm chuyên môn, ngay từ đầu năm học, BGH cần xây dựng được các quy định cụ thể về thực hiện nề nếp chuyên môn của tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên trong hoạt động DH, dự giờ và phân tích sư phạm bài dạy…. Làm cơ sở cho tổ chức thực hiện.
+ BGH cần xây dựng Kế hoạch hành động về xây dựng nề nếp, kỷ cương trong HĐDH của nhà trường. Kế hoạch phải xác định được khâu yếu, mặt yếu và các biện pháp để khắc phục tồn tại, yếu kém.
+ Chỉ đạo Ban hoạt động GD ngoài giờ lên lớp xây dựng nội quy nhà trường, cán bộ thiết bị xây dựng nội quy phòng thực hành bộ môn Hóa học, đoàn thanh niên nhà trường triển khai phổ biến nội quy đến từng HS.
75
+ Làm tốt công tác kiểm tra thực hiện nề nếp chuyên môn, trong đó có nội dung: đánh giá việc tổ chức thực hiện nề nếp soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp, giờ giấc ra và vào lớp của GV, việc ghi sổ đầu bài, thực hiện chương trình giảng dạy, báo điểm cho tổ nhóm bộ môn và HS, vào điểm, chất lượng hồ sơ chuyên môn của GV, nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn… công bố công khai đến mọi GV, đảm bảo kích thích được hoạt động dạy theo hướng phân hóa.
c) Điều kiện thực hiện của biện pháp :
- BGH phải làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, tạo được sự đồng thuận trong nhà trường và tổ chuyên môn; mọi người cần phải nhận thức được đây là việc làm cần thiết để tạo nên môi trường GD tự giác, nghiêm minh và thân thiện.
- Công tác kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành khoa học với các hình thức thích hợp, đảm bảo khách quan và công bằng trong đánh giá, tạo không khí phấn khởi trong GV.
3.2.4.2. Khen thưởng kịp thời giáo viên và học sinh có thành tích cao trong thi đua dạy và học
a) Mục tiêu của biện pháp của biện pháp:
Khen thưởng là điều kiện cần thiết và quan trọng để thúc đẩy giảng dạy và học tập. Khen thưởng phải chính xác, đúng đối tượng mới phát huy được nội lực của giáo viên và học sinh, tình yêu môn học của thày và trò.
b) Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp:
Động viên, khuyến khích, hỗ trợ GV có những thành tích cao trong học tập nâng cao trình độ, có kết quả công tác tốt, hoặc tham gia bồi dưỡng và có HS đạt thành tích cao trong các kỳ thi dành cho HS giỏi các cấp môn Hóa.
Việc khen thưởng có thể bằng vật chất, bằng khen, giấy khen....
Khuyến khích, hỗ trợ học sinh có thành tích học tập tốt, có thành tích trong các cuộc thi các cấp về hóa học: tặng bằng khen, giấy khen, tuyên dương trước tập thể, toàn trường, tài liệu.... cho HS có thành tích học tập tốt, thi đạt giải cao. Qua đó khích lệ ý thức phấn đấu vươn lên trong dạy và học của GV và HS.
c) Điều kiện thực hiện của biện pháp:
Tăng cường nguồn kinh phí cho thi đua và khen thưởng.
Huy động xã hội hóa hoặc vận động các mạnh thường quân, công ty, doanh nghiệp trên địa bàn ủng hộ cho HS tham dự các kỳ thi HS giỏi các cấp để tăng kinh phí cho hoạt động thi đua khen thưởng.
3.2.4.3. Khai thác, sử dụng có hiệu quả và bảo quản trang thiết bị dạy học môn Hóa học a) Mục tiêu của biện pháp của biện pháp:
- Đổi mới PPDH cần phải đổi mới về CSVC, trang thiết bị dạy học để đảm bảo phục vụ cho HĐDH. Thiết bị dạy học vừa là công cụ phương tiện hỗ trợ cho việc DH vừa là thành tố không thể thiếu được trong cấu trúc toàn vẹn của quá trình GD nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc đổi mới hoạt động dạy học.
- Thiết bị DH phải phù hợp với nội dung chương trình, được sử dụng có hiệu quả giúp HS quan sát, dễ hiểu, chiếm lĩnh tri thức một cách dễ dàng, tạo hứng thú học cho HS, phát triển khả năng tư duy sáng tạo cho HS. Môn Hóa học trong những năm chưa đổi mới phương pháp, chưa thay SGK chủ yếu nặng về dạy chay, từ khi đổi mới phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”, thiết bị dạy học đối với bộ môn Hóa học đã được chú trọng hơn và trở thành phương tiện thiết yếu cho HĐDH môn Hóa học.
b) Nội dung và cách thực hiện của biện pháp:
- Xây dựng kế hoạch, bổ sung mua sắm trang thiết bị thường xuyên để đáp ứng nhu cầu dạy và học. Đồng thời xây dựng quy chế cho mượn trả, bảo quản CSVC và thiết bị dạy học.
- Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và quy chế được giao cho Phó hiệu trưởng phụ trách CSVC và nhân viên thiết bị trường học. Khi quy chế sử dụng thiết bị được hiệu trưởng ký, cần tổ chức quán triệt tới tất cả cán bộ nhân viên để thực hiện.
- Thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng sử dụng và khai thác công nghệ thông tin trong DH môn Hóa học. Đặc biệt bồi dưỡng cho GV kỹ năng khai thác, sử dụng phần mềm trong dạy và học Hóa học như: phần mềm hỗ trợ giải toán hóa...
- Thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm kê, đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học theo quy chế sử dụng thiết bị DH và kết hợp với kế hoạch kiểm tra chuyên môn của nhà trường và các tổ,nhóm chuyên môn.
- Tổ chức tốt phong trào thi đua mỗi cá nhân tự làm đồ dùng DH nhằm tăng cường khả năng phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụ, khả năng sáng tạo của
77
GV và nâng cao chất lượng giờ dạy Hóa học, kích thích, tạo điều kiện sử dụng các PPDH đa dạng đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay
3.2.4.4. Củng cố và nâng cấp phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, thư viện.
a) Mục tiêu của biện pháp:
Thư viện và phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm là CSVC phục vụ đắc lực cho hoạt động dạy học. Học hóa mà không thúc đẩy, nâng cấp phòng học bộ môn (dùng để trình chiếu các thí nghiệm, các mô hình hóa học…) sẽ gây đến sự nhàm chán trong dạy học Hóa học, bởi Hóa học trong suy nghĩ của nhiều người là môn tự nhiên khô khan khó học. Vì vậy, nhà trường luôn phải quan tâm củng cố và nâng cấp phòng học bộ môn và mua sắm tài liệu, sách tham khảo, băng đĩa, tranh ảnh trong phòng đồ dùng để phục vụ HĐDH có hiệu quả.
b) Nội dung và cách thực hiện của biện pháp:
- Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị: các loại SGK, sách tham khảo, bảng biểu, tạp chí hóa học và tuổi trẻ, đoạn băng phim về các tiết dạy mẫu do Bộ GD&ĐT phát hành, các phần mềm dạy và học Hóa học…
- Quản lý thư viện, phong đồ dùng, phòng thí ngiệm theo phần mềm để phục vụ tốt cho HĐDH. Thường xuyên quan tâm tới việc bồi dưỡng để cán bộ thư viện, cán bộ đồ dùng thiết bị được nâng cao trình độ, nghiệp vụ trong công tác thư vịên và đồ dùng. Xây dựng và tổ chức hoạt động thư viện,đồ dùng trường học thân thiện nhằm phát huy có hiệu quả nhất hoạt động của thư viện, đồ dùng thiết bị trong nhà trường.