CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại các Ngân hàng thương mại
1.3.1 Nhóm các yếu tố khách quan
Trình độ dân trí của dân chúng: đƣợc hiểu là sự nhận thức của công chúng về những tiện ích mà thẻ mang lại, từ đó tiếp cận với thẻ và sử dụng chúng như một phương tiện thanh toán chủ yếu. Do vậy trình độ dân trí có ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển của thẻ, trình độ dân trí cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thẻ chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong thanh toán.
Thu nhập của người dân: Người dân có thu nhập cao, không chỉ có nhu cầu mua sắm hàng hóa dịch vụ mà còn mong muốn độ thỏa dụng tối đa và mua sắm một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian mua sắm, đồng thời đem lại sự văn minh, hiện đại trong mua sắm. Thẻ thanh toán là phương tiện hiện hữu đáp ứng nhu cầu này.
Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân: Nếu thói quen sử dụng tiền mặt trở thành cố hữu đối với dân chúng thì việc phát triển thị trường thẻ là rất khó khăn. Chỉ khi việc thanh toán đƣợc thực hiện chủ yếu qua ngân hàng thì mới tạo môi trường cho thẻ phát huy hết hiệu quả của nó. Ở Việt Nam, do thói quen sử dụng tiền mặt trong dân chúng từ lâu nên để thẻ trở thành công cụ thanh toán phổ biến đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn từ phía các ngân hàng.
Môi trường khoa học, công nghệ: Thanh toán thẻ ra đời và phát triển dựa trên trình độ công nghệ thông tin hiện đại vì vậy khoa học công nghệ là nhân tố quan trọng đối với thanh toán thẻ. Một quốc gia có một môi trường khoa học công nghệ phát triển sẽ tạo điều kiện cho thanh toán thẻ phát triển.
Ngoài ra, công nghệ thông tin còn đƣợc ứng dụng trong công tác quản trị rủi ro cho sản phẩm thẻ: ngày nay, trình độ công nghệ phát triển, các tội phạm về công nghệ càng ngày cành diễn biến phức tạp, tinh vi. Do đó, việc bảo mật thông tin thẻ đƣợc quan tâm hàng đầu. Công nghệ in phôi thẻ hiện đại thay thế thẻ từ (thẻ có dải băng từ màu đen ở mặt sau để mã hóa thông tin chủ thẻ) bằng thẻ chíp (thẻ có gắn con chíp ở mặt trước để mã hóa thông tin chủ thẻ). Hệ thống quản lý phát hành thẻ, quản lý giao dịch thẻ trực tuyến, tích hợp ứng dụng quản lý giao dịch thẻ trên các ứng dụng ngân hàng điện tử, nhắn tin thông báo trực tiếp cho khách hàng… là các điểm nhấn tạo nên sức cạnh tranh cho sản phẩm thẻ của mỗi NHTM và qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển dịch vụ thẻ tín dụng.
Môi trường pháp lý: bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng nằm trong khuôn khổ của một môi trường pháp lý, hoạt động thanh toán thẻ cũng
không nằm ngoài quy luật đó. Một hành lang pháp lý hoàn thiện, đầy đủ sẽ có tác dụng khuyến khích thanh toán thẻ, các ngân hàng cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thẻ, quy định quyền hạn và nghĩa vụ đầy đủ của các bên tham gia thanh toán thẻ.
1.3.2 Nhóm các yếu tố chủ quan
Nhân tố chủ quan là nhân tố từ phía các tổ chức thanh toán thẻ, bao gồm:
trình độ của đội ngũ làm công tác thanh toán thẻ, nguồn vốn, trình độ khoa học công nghệ, mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ và hệ thống máy rút tiền, thương hiệu, quy trình nghiệp vụ và định hướng phát triển của ngân hàng
Trình độ của đội ngũ làm công tác thanh toán thẻ: Con người luôn là nhân tố quyết định đối với mọi hoạt động trong nền kinh tế, đặc biệt là trong thanh toán thẻ đòi hỏi phải đƣợc tiêu chuẩn hóa cao độ, đảm bảo thông suốt, đồng bộ trong mọi quá trình. Một đội ngũ làm công tác thẻ có trình độ chuyên môn, am hiểu nghiệp vụ là điều kiện tiên quyết để phát triển thanh toán thẻ. Mặt khác, thanh toán thẻ là hoạt động dịch vụ của ngân hàng nên cần phải có một đội ngũ làm công tác thanh toán thẻ linh hoạt, năng động, am hiểu tâm lý khách hàng.
Thương hiệu: thương hiệu là yếu tố rất quan trọng trong việc tạo nên khả năng nhận biết, gợi nhớ, phân biệt và định hướng cho khách hàng tìm đến mua và sử dụng sản phẩm của một doanh nghiệp. Thương hiệu giúp cho Ngân hàng Thương mại (NHTM) khẳng định với khách hàng hoặc các bên liên quan về mức độ an toàn, tính thuận tiện, phong cách làm việc thoải mái, giá cả hợp lý khi giao dịch với ngân hàng. Để đánh giá thương hiệu của NHTM, người ta đánh giá thông qua đánh giá của những người đã từng sử dụng dịch vụ, thông qua xếp hạng của các cơ quan trong nước và tổ chức quốc tế, thông qua xếp hạng bình chọn của các tổ chức tài chính, của các tạp chí trong nước và quốc tế. Đối với sản phẩm thẻ cụ thể, dựa vào các giải thưởng, xếp hạng của Hội thẻ ngân hàng – Hiệp hội ngân hàng Việt Nam hoặc do các tổ chức thẻ trong nước, quốc tế bình chọn để làm cơ sở đánh giá về giá trị thương hiệu thẻ của các NHTM.
Định hướng phát triển của ngân hàng: Định hướng phát triển của ngân hàng có tác dụng hai chiều: nếu ngân hàng có định hướng phát triển thanh toán thẻ thì sẽ xây dựng kế hoạch, chiến lƣợc cụ thể, khuyến khích thanh toán thẻ. Nếu ngân hàng có định hướng không phát triển thanh toán thẻ thì hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng đó sẽ không đƣợc chú trọng. Một ngân hàng có tiềm năng phát triển thanh toán thẻ, đồng thời có định hướng phát triển ngay từ đầu sẽ tạo điều kiện cho nghiệp vụ thanh toán thẻ đƣợc mở rộng, phát triển bền vững.
Mạng lưới và sự phân bố của hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch, ngân hàng đại lý, máy rút tiền tự động ATM và các điểm chấp nhận thẻ: với dòng sản phẩm thẻ, khi ra đời ý nghĩa đầu tiên là cung cấp sự tiện lợi trong việc thanh toán tới khách hàng. Do đó, để sản phẩm thẻ có thể ứng dụng đƣợc trong đời sống, cần xét tới yếu tố mạng lưới phân bố của các địa điểm phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Nguồn vốn và trình độ khoa học công nghệ: Việc triển khai dịch vụ thanh toán thẻ yêu cầu phải có nguồn vốn lớn để chi cho lắp đặt các thiết bị hiện đại, mua những phần mềm tiên tiến, chỉ một trục trặc nhỏ trong hệ thống thanh toán cũng làm ách tắc thanh toán thẻ, gây phiền toái cho chủ thẻ, mất điểm cho ngân hàng trong việc thu hút khách hàng. Vì vậy, để phát triển tốt nghiệp vụ này, ngân hàng cần có lượng vốn đủ lớn cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, thường xuyên nâng cấp phần mềm, bảo dƣỡng trang thiết bị nhằm thực hiện tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng.