Các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ (vietcombank chi nhánh cần thơ) luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 38 - 43)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

1.4. Các nghiên cứu có liên quan

Hiện nay, để thực hiện mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt mà NHNN Việt Nam đã đặt ra, đòi hỏi chúng ta phải phát triển đƣợc dịch vụ thẻ. Tại ViệtNam, thẻ ghi nợ đang chiếm phần lớn thị phần thị trường thẻ thanh toán, trong khi đó thẻ tín dụng lại là loại thẻ tương ít được sử dụng đại trà trong các thành phần kinh tế tại Việt Nam. Đã có một số đề tài khoa học cũng nhƣ các bài viết đề cập đến thành tựu đạt đƣợc, tồn tại và các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ thẻ thanh

toán nói chung và thẻ tín dụng nói riêng tại các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam. Có thể kể đến nhƣ:

“Giải pháp phát triển thị trường thẻ Việt Nam” của Bùi Quang Tiên đăng trên tạp chí tài chính ngày 20-5-2013. Tác giả đã nêu một số kết quả đạt đƣợc trong quá trình phát triển thẻ tại Việt Nam về phát hành thẻ mới và nâng cao chất lƣợng thẻ cũng nhƣ dịch vụ tới khách hàng; cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán thẻ tiếp tục đƣợc đầu tƣ và cải thiện; hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ tiếp tục đƣợc hoàn thiện; tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, đơn vị liên quan. Bài viết cũng đƣa ra mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đã đƣợc xác định tại Quyết định 2453 là: Đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử, chú trọng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực nông thôn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt về tập quán thanh toán trong xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý nhà nước.

“Thẻ tín dụng – phương tiện giao dịch nhiều tiện ích” của Phương Linh đăng trên trang của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 18/6/2014. Bài viết đã nêu lên một số lợi ích của thẻ tín dụng nhƣ: là hình thức tín dụng tiêu dùng đƣợc đơn giản hóa tối đa về thủ tục; ngân hàng phát hành thẻ thường có điều khoản miễn lãi cho chủ thẻ tối đa đến 45 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ; thẻ tín dụng là hình thức cấp tín dụng tín chấp, ngân hàng căn cứ vào mức độ tín nhiệm, điều kiện thu nhập của khách hàng mà quy định hạn mức tín dụng phù hợp đối với chủ thẻ và chủ thẻ không phải thế chấp hay cầm cố tài sản cho ngân hàng.

Tuy nhiên, bài viết cũng đề cập đến vấn đề lãi suất thẻ tín dụng cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay thông thường. Ví dụ, mức lãi suất thẻ tín dụng mà các ngân hàng tại Việt Nam hiện áp dụng từ khoảng 15%/năm đến 30%/năm tùy theo từng ngân hàng, trong khi lãi suất cho vay cá nhân có tài sản thế chấp chỉ ở mức 12%/năm. Tác giả có đƣa ra một số nguyên nhân dẫn đến lãi suất thẻ tín dụng cao đồng thời đƣa ra khuyến cáo cho chủ thẻ cần tìm hiểu kỹ các quy định của ngân

hàng phát hành thẻ, đặc biệt là nắm vững cách tính lãi suất của ngân hàng phát hành thẻ.

Bài viết “Thanh toán thẻ vướng ở dịch vụ công” của Phạm Hà Nguyên đăng trên Thời báo ngân hàng ngày 04/6/2014. Bài viết đề cập đến việc phí thanh toán qua POS không đƣợc hạch toán vào chi phí tính thuế ở khu vực công nhƣ bệnh viện hay trường học. Nếu “đẩy” khoản phí quẹt thẻ vào tay bệnh nhân, bệnh viện sẽ bị phản ứng do mức thu phí cao hơn quy định chung nên họ thường yêu cầu thanh toán bằng tiền mặt để giảm bớt thiệt hại. Hiện nay, mới có khoảng 1% trong tổng giao dịch thanh toán khám chữa bệnh qua thẻ ngân hàng, trong khi khối lƣợng giao dịch ngày một lớn. Việc hỗ trợ phí quẹt thẻ thanh toán qua POS sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh cho các đơn vị cung ứng dịch vụ công là quyết định cần thiết của Bộ Tài chính nhằm góp phần thực hiện chủ trương chung của Chính phủ hạn chế sử dụng tiền mặt trong giao dịch xã hội. Theo các chuyên gia thanh toán, có thể đề xuấtcác tổ chức thẻ Visa, Master điều chỉnh mức phí chiết khấu thanh toán thẻ đối vớinhóm khách hàng tiềm năng như bệnh viện, trường học.

Bài viết “Thẻ tín dụng đi vào nhu cầu thực” của Đức Nghiêm đăng trên trang của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12/8/2014. Bài viết nhận định sự bão hòa của thẻ ghi nợ trên thị trường thẻ thanh toán Việt Nam và hiện nay các NHTM đang chuyển hướng sang phát triển thẻ tín dụng. Với tình trạng nền kinh tế hiện nay các khoản vay lớn đồng nghĩa với rủi ro cao nên các NHTM buộc phải cẩn trọng và chuyển hướng sang các khoản vay bán lẻ qua thẻ tín dụng. Tuy mỗi món cho vay nhỏ nhƣng rủi ro xảy ra thấp hơn. Về phía khách hàng, hiện nay việc chi tiêu qua thẻ tín dụng sau đó trả dần bằng lương hàng tháng là khá phù hợp. Mức phí và lãi suất có thể cao hơn so với vay tiêu dùng một chút nhƣng không phải làm hồ sơ vay vốn và rất tiện dụng khi cần chi tiêu. Tác giả cũng chỉ ra những rủi ro khi phát triểnthẻ tín dụng nhƣ khi một khách hàng thất tín với ngân hàng này, nhƣng ngân hàng khác không biết thì vẫn cho khách hàng đó mở thẻ tín dụng. Do đó, nếu khách hàng chi tiêu “vung tay quá trán” thì ngân hàng sẽ có thể chịu rủi ro lớn. Một rủi ro nữa là hiện nay lãnh đạo doanh nghiệp có thể đứng ra duyệt hồ sơ cho cán bộ nhân viên thuộc biên chế doanh nghiệp mở thẻ tín dụng. Trong trường hợp doanh nghiệp

có biến động, thậm chí kinh doanh thua lỗ thì toàn bộ khoản vay của nhóm khách hàng này có nguy cơ thành nợ xấu.

Các công trình nghiên cứu trên cho thấy dịch vụ thẻ thanh toán nói chung và thẻ tín dụng rất đƣợc các quốc gia quan tâm. Thẻ tín dụng tại Việt Nam còn khá mới mẻ và hứa hẹn sẽ là thị trường đầy tiềm năng. Các nghiên cứu chỉ mới tập trung vào phát triển dịch vụ thẻ tín dụng nói chung cho các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Do đó, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu để phân tích và đƣa ra những giải pháp phù hợp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam.

Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra một số các tiêu chí làm thước đo trong việc phát triển tín dụng nói chung và phát triển thẻ tín dụng nói riêng. Một số bài viết trong nước có liên quan đến phát triển thẻ như nghiên cứu của luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thoan (2014) đã phần nào phân tích về ảnh hưởng của thẻ tín dụng đến doanh thu và rủi ro trong ngành ngân hàng, thông qua nghiên cứu tại các ngân hàng TMCP Việt Nam. Ở các tài liệu nước ngoài còn cho thấy rõ hành vi sử dụng cá nhân phụ thuộc vào các nhân tố, gây ảnh hưởng quyết định của người tiêu dùng. Cụ thể ở các nghiên cứu nước ngoài đưa lý do tại sao mọi người thích sử dụng thẻ tín dụng và các yếu tố quyết định khác ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng nhƣ, phí ẩn và lãi suất cao hơn.Tuy nhiên, việc áp dụng các giải pháp phát triển tại một đơn vị cụ thể luôn là điều cần thiết. Những nghiên cứu trên có ít nhiều phân tích đến việc phát triển sản phẩm thẻ tại một số ngân hàng nhƣng chƣa có bài viết nghiên cứu đề cập đến Ngân hàng Vietcombankchi nhánh Cần Thơ.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Như vậy, trong chương này, luận văn đã tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản về thẻ tín dụng và tiện ích, vai trò của thẻ tín dụng đối với mọi chủ thể trong xã hội để thấy rằng vấn đề phát triển dịch vụ thẻ tín dụng là rất cấp thiết, phù hợp với mục tiêu phát triển của các NHTM và đó cũng là một nội dung thiết thực, gắn liền với thực tế của các NHTM đang phải đối mặt, tìm ra hướng giải quyết. Do đó, đề tài nghiên cứu này còn có giá trị về mặt thực tiễn.

Bên cạnh đó, luận văn cũng đi sâu vào tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của NHTM. Phần tổng quan về sản phẩm thẻ đƣa ra cho người đọc nắm được khái niệm về thẻ, các ứng dụng cơ bản của thẻ trong đời sống hiện đại ngày nay. Sự ra đời và phát triển của loại hình thanh toán qua thẻ đã cho thấy một sự khác biệt rất lớn giữa thanh toán thẻ và các loại hình thanh toán trước đó. Với những tác động tích cực tới các chủ thể khi sử dụng sản phẩm thẻ để thanh toán đã khiến cho thẻ trở thành một sản phẩm đƣợc thế giới chào đón và không thể thiếu trong sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Đối với những nội dung đề cập đến các yếu tố và các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ thẻ tín dụng mà luận văn đề cập đến cũng chính là các luận điểm nhằm mục đích để đánh giá thực trạng cho chương 2, đồng thời cũng là cơ sở đề ra các giải pháp được trình bày trong chương 3.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ (vietcombank chi nhánh cần thơ) luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)