CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI VIETCOMBANK VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT
4.1 Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
4.2.1 Phát triển dịch vụ NHBL dưới khía cạnh số lượng
Bảng 4.1: Dịch vụ tiền gửi của khách hàng theo đối tượng
ĐVT: tỷ đồng; %
Năm 2015 2016 2017 2018 2019
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ
trọng Số tiền Tỷ
trọng Số tiền Tỷ
trọng Số tiền Tỷ
trọng Số tiền Tỷ trọng Các tổ chức
kinh tế 224.730 44,84% 263.488 44,62% 316.489 44,67% 380.422 47,44% 461.609 49,72%
Cá nhân 276.432 55,16% 326.964 55,38% 392.031 55,33% 421.507 52,56% 466.842 50,28%
Tổng TGKH 501.162 100% 590.452 100% 708.520 100% 801.929 100% 928.451 100%
Nguồn: VCB, 2015 – 2019 Bảng 4.1 trình bày lượng tiền gửi và tỷ trọng tiền gửi của các đối tượng KH trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 tại VCB. Xu hướng tiền gửi từ các đối tượng KH có dấu hiệu tăng lên qua các năm, năm 2015 tiền gửi của KH tại VCB là 501.162 tỷ đồng. Đến năm 2019 toàn hệ thống VCB đã huy động được 928.451 tỷ đồng từ các chủ thể trong nền kinh tế bao gồm các tổ chức kinh tế và các cá nhân.
Đối với tiền gửi của KHCN, năm 2015 lượng tiền gửi của KHCN chiếm 55,16% tổng tiền gửi của KH, tương ứng 276.432 tỷ đồng; mặc dù đến năm 2019 tỷ trọng chỉ chiếm 50,28% tổng tiền gửi KH tại VCB, nhưng số tiền gửi của KHCN tăng đến 466.842 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ trọng tiền gửi của KHCN luôn chiếm hơn 50% tổng tiền gửi từ KH mà VCB huy động được. Trái với sự biến động trong tỷ trọng của tiền gửi KHCN, tỷ trọng tiền gửi của KHDN tăng lên từ năm 2015 đến năm 2019. Cụ thể, năm 2015 tỷ trọng tiền gửi của KHDN chiếm 44,84% trong tổng tiền gửi của VCB (tương ứng 224.730 tỷ đồng); đến năm 2019 tỷ trọng tiền gửi KHDN tăng lên 49,72%
trong tổng tiền gửi huy động trong nền kinh tế, tương ứng với 461.609 tỷ đồng.
Tiền gửi của các đối tượng KH tại VCB luôn có xu hướng tăng lên qua các năm, tuy nhiên để biết được mức tăng trưởng trong tiền gửi đối với từng nhóm khách hàng, tác giả sẽ căn cứ theo dữ liệu của Bảng 4.2 để phản ảnh tốc độ tăng trưởng của dịch vụ tiền gửi theo nhóm đối tượng khách hàng trong giai đoạn 2015 - 2019.
Bảng 4.2: Tăng trưởng trong dịch vụ tiền gửi của khách hàng theo đối tượng ĐVT: tỷ đồng; %
Năm 2015 2016 2017 2018 2019
Chỉ tiêu Số tiền Số tiền +/- Số tiền +/- Số tiền +/- Số tiền +/- Các tổ chức kinh tế 224.730 263.488 17,25% 316.489 20,12% 380.422 20,20% 461.609 21,34%
Cá nhân 276.432 326.964 18,28% 392.031 19,90% 421.507 7,52% 466.842 10,76%
Tổng TGKH 501.162 590.452 17,82% 708.520 20,00% 801.929 13,18% 928.451 15,78%
Nguồn: VCB, 2015 – 2019 Bảng 4.2 trình bày tăng trưởng của lượng tiền gửi tại VCB trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 qua các đối tượng là các tổ chức kinh tế và cá nhân. Mặc dù lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế đều tăng trưởng ổn định qua các năm giao động từ 17,25% đến 21,34% nhưng đối với KHCN thì có sự biến động khác nhau theo từng giai đoạn. Mặc dù KHCN luôn giữ cơ cấu ở tỷ lệ từ 55% trở lên trong tổng tiền gửi KH từ năm 2015 đến năm 2017, nhưng tỷ lệ tăng trưởng luôn đạt từ 18,28% trở lên.
Nguyên nhân do chính sách của VCB có mức ưu đãi về lãi suất huy động tiền gửi đặc biệt ở KHCN thấp hơn so với các NHTM CP. Bên cạnh đó, VCB được sự tín nhiệm của khách hàng, mạng lưới chi nhánh được phân bổ khắp nước thuận tiện cho việc giao dịch và được hậu thuẫn tốt từ ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, các năm sau thì cơ cấu KHCN bị thay đổi chỉ còn 52,56% năm 2018 và 50,28% năm 2019, mặc dù vẫn có sự tăng nhẹ trong giai đoạn này. Đặc biệt, đáng chú ý lượng tiền gửi ở KHCN năm 2018 và 2019 chỉ tăng nhẹ, giao động từ 7,52% đến 10,76% so với năm trước đó. Thời gian gần đây, hoạt động sáp nhập giữa các NHTM CP diễn ra mạnh mẽ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cũng như đầu tư về công nghệ để tăng sức cạnh trạnh và các chế độ chính sách để thúc đẩy phát triển các sản phẩm dịch vụ đặc biệt
là chú trọng dịch vụ huy động tiền gửi ở đối tượng là KHCN. Điều này dẫn đến sự giảm sút về tốc độ tăng về lượng tiền gửi ở năm 2018 và năm 2019 của VCB ở đối tượng. Bên cạnh đó, việc thay đổi chính sách của ngân hàng VCB là nhắm tới đối tượng các tổ chức kinh tế hơn là KHCN. Vì vậy, việc huy động tiền gửi của các đối tượng tổ chức kinh tế vẫn đạt so với kế hoạch của VCB đã đề ra là tăng khoảng 20%
năm 2018 và năm 2019.
4.2.1.2 Dịch vụ cho vay cá nhân
Hoạt động cho vay tại VCB trong giai đoạn 2015 – 2019 có sự tăng trưởng và đảm bảo định hướng đã đặt ra bởi Ban điều hành, góp phần đóng góp vào sự tăng trưởng vĩ mô của nền kinh tế. Cụ thể, dịch vụ cho vay nói chung và cho vay KHCN được biểu hiện trong bảng sau đây.
Bảng 4.3: Dư nợ cho vay của khách hàng theo đối tượng
ĐVT: tỷ đồng; %
Chỉ tiêu
2015 2016 2017 2018 2019
ST Tỷ
trọng ST Tỷ
trọng ST Tỷ
trọng ST Tỷ
trọng ST Tỷ
trọng Các tổ chức
kinh tế 309.338 79,78% 344.345 74,73% 365.656 67,29% 395.983 62,67% 418.925 57,02%
Cá nhân 78.385 20,22% 116.463 25,27% 177.778 32,71% 235.884 37,33% 315.782 42,98%
Tổng dư
nợ cho vay 387.723 100% 460.808 100% 543.434 100% 631.867 100% 734.707 100%
Nguồn: VCB, 2015 – 2019 Tình hình tổng dư nợ cho vay ở các đối tượng tổ chức kinh tế và KHCN ở bảng 4.3 có sự thay đổi qua các năm và tăng mạnh ở năm 2019 với tổng giá trị là 734.707 tỷ đồng trong khi con số này chỉ đạt 387.723 tỷ đồng trong năm 2015. Đối với các tổ chức kinh tế là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các loại hình tổ chức kinh tế khác thì mức độ dư nợ cho vay có sự tăng chậm qua các năm, trong vòng 5 năm thì chỉ có tăng 109.587 tỷ đồng trong khi đó KHCN lại có sự thay đổi một cách đáng kinh ngạc.
Năm 2015, mức độ dư nợ cho vay của KHCN chỉ dưới 100.000 tỷ đồng và vượt mức
200.000 tỷ đồng năm 2018 và trên 300.000 tỷ đồng ở năm 2019. Tỷ trọng dư nợ KHCN năm 2015 là 20,22% tương ứng 78.385 tỷ đồng; đến năm 2019, dư nợ KHCN đạt 315.782 tỷ đồng, chiếm 42,98% trong tổng số dư nợ cho vay của VCB. Mặc dù, tỷ trọng dư nợ KHCN có sự gia tăng qua các năm, nhưng cơ cấu cho vay của VCB vẫn chủ yếu tập trung ở đối tượng KHDN, vì dư nợ ở nhóm KHDN luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng dư nợ của VCB. Bảng 4.4 sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng của hoạt động cho vay, đặc biệt là sự tăng trưởng mạnh qua các năm của dư nợ cho vay đối với nhóm KHCN.
Bảng 4.4: Tăng trưởng dư nợ cho vay của khách hàng theo đối tượng ĐVT: tỷ đồng; %
Năm 2015 2016 2017 2018 2019
Chỉ tiêu ST ST +/- ST +/- ST +/- ST +/-
Các tổ chức
kinh tế 309.338 344.345 11,32% 365.656 6,19% 395.983 8,29% 418.925 5,79%
Cá nhân 78.385 116.463 48,58% 177.778 52,65% 235.884 32,68% 315.782 33,87%
Dư nợ cho
vay 387.723 460.808 18,85% 543.434 17,93% 631.867 16,27% 734.707 16,28%
Nguồn: VCB, 2015 – 2019 Bảng 4.4 thể hiện tăng trưởng dư nợ cho vay của khách hàng theo đối tượng là các tổ chức kinh tế và cá nhân tại VCB trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019.
Mặc dù các tổ chức kinh tế luôn giữ cơ cấu ở tỷ lệ từ 57% trở lên trong tổng dư nợ cho vay từ năm 2015 đến năm 2019 nhưng tỷ lệ tăng trưởng có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể, năm 2016 tỷ lệ tăng trưởng đạt 11,32% tương ứng 344.345 tỷ đồng, đến năm 2019 tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay của các tổ chức kinh tế đạt 5,79% tương ứng 418.925 tỷ đồng. Đối với dư nợ cho vay đối tượng KHCN thì trong năm 2015 và 2016 cơ cấu vay của đối tượng khách hàng cá nhân chỉ chiếm từ 20,22% đến 25,27%
với tỷ lệ tăng trưởng năm 2016 đạt 48,58%. Do VCB đưa ra các chiến lược tập trung vào các lĩnh vực được ưu tiên của chính phủ, mở rộng cho vay bán lẻ và chuyển dịch thay đổi cơ cấu cho vay theo các đối tượng theo định hướng đã đề ra theo thông tư số
11/2013/TT-NHNN ban hành ngày 15/5/2013 và thông tư 32/2014/TT-NHNN ban hành ngày 18/11/2014 về việc vay hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng theo quy định của thông tư và các chính sách hỗ trợ khách hàng theo từng giai đoạn. Nhưng từ năm 2017 đến 2018 thì cơ cấu này có xu hướng thay đổi chiếm 32,71% với tỷ lệ tăng trưởng đạt 52,65% tăng so với năm trước đó, đóng góp tích cực vào lợi nhuận 180.000 tỷ đồng của Ngân hàng sự chuyển dịch trong cơ cấu giảm dần dư nợ bán buôn và hướng tới mở rộng tín dụng bán lẻ và tăng trưởng tín dụng bán lẻ tại các phòng giao dịch thuộc hệ thống VCB. Có thể thấy rằng, sự phát triển của mảng phân khúc này thể hiện qua việc đạt được kết quả khả quan trong hoạt động cho vay năm 2018, cho vay KHCN tăng trưởng tốt từ đầu năm đạt 235.884 tỷ đồng, đồng thời tuân thủ theo định hướng của NHNN, bám sát định hướng “bán lẻ”, tái cấu trúc danh mục tín dụng, phát triển khách hàng tín dụng mới. Tổng dư nợ cho vay KHCN năm 2019 là đạt 315.782 tỷ đồng với tỷ lệ tăng trưởng đạt là 33,87% đã đạt chỉ tiêu đề ra theo định hướng chiến lược kế hoạch cho năm 2019 chú trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng đặc biệt có loại hình có tài sản đảm bảo để làm giảm rủi ro cũng như tăng khả năng thu hồi nợ cao. Việc đạt được hiệu quả kinh doanh tốt trong những năm gần đây là do sự chỉ đạo các cấp quản lý, triển khai cái quy trình cho vay và kiểm soát tín dụng tốt, đặc biệt tập trung đầu tư tín dụng bán lẻ với các sản phẩm phong phú và đa đạng đáp ứng với từng nhu cầu của KHCN như cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, vay tín chấp hoặc mua nhà theo dự án và chính sách của chính phủ và phương pháp trả lãi và gốc một cách linh hoạt.
Bảng 4.5: Phân loại cho vay theo sản phẩm tại VCB
ĐVT: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền +/- Số tiền +/- Số tiền +/- Số tiền +/-
Cho vay tiêu dùng 8.385 7,2% 14.578 8,2% 22.645 9,6% 37.262 11,8%
Cho vay mua xe ô tô 7.919 6,8% 12.622 7,1% 16.512 7,0% 26.841 8,5%
Cho vay BĐS 48.099 41,3% 70.756 39,8% 94.825 40,2% 131.050 41,5%
Cho vay sản xuất kinh doanh 52.059 44,7% 79.822 44,9% 101.902 43,2% 120.629 38,2%
Tổng dư nợ tín dụng KHCN 116.463 100% 177.778 100% 235.884 100% 315.782 100%
Nguồn: VCB, 2016- 2019 Bảng 4.5 phản ánh dư nợ tín dụng của KHCN theo cơ cấu sản phẩm tại VCB như cho vay tiêu dùng, cho vay mua xe ô tô, cho vay BĐS và cho vay sản xuất kinh doanh từ năm 2016 đến năm 2019.
Nhìn chung, dư nợ tín dụng tập trung vào các sản phẩm cho vay BĐS và cho vay sản xuất kinh doanh tăng mạnh qua các năm. Cụ thể cho vay BĐS đạt 48.099 tỷ đồng năm 2016 và đạt 131.050 tỷ đồng năm 2019. Tương tự, đối với hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đạt 52.059 tỷ đồng năm 2016 và tăng hơn gấp 2.3 lần đến năm 2019 với giá trị tương ứng là 120.629 tỷ đồng. Nhưng về cơ cấu danh mục sản phẩm thì có sự giảm nhẹ đối với cho vay sản xuất kinh doanh từ 44,7% năm 2016 thì chỉ còn lại 38,2% năm 2019. Đồng thời, tỷ trọng của cho vay BĐS không có sự thay đổi đáng kể, tức là chỉ giao động quanh 39,8% đến 41,5%. Trong khi đó Cho vay tiêu dùng và cho vay ô tô thì có cơ cấu thay đổi về tỷ trọng. Đặc biệt là sự tăng tỷ trọng ở sản phẩm cho vay tiêu dùng, do KHCN thấy sự thuận tiện khi sử dụng các gói vay cho các nhu cầu thiết yếu và kèm theo các chính sách ưu đãi hỗ trợ từ phía ngân hàng và sự đa dạng sản phẩm của VCB làm tăng sự thu hút và thỏa mãn nhu cầu của KHCN. Trong vòng 4 năm, thì cho vay tiêu dùng đối với KHCN tăng gấp 4 lần, từ 8.385 tỷ đồng năm 2016 lên đến 37.262 tỷ đồng năm 2019. Trong năm 2019 thì tỷ
trọng của sản phẩm này đạt 11,8% trong khi các năm trước thì tỷ trọng chỉ giao động dưới mức 9,6%. Đối với cho vay mua xe ô tô, mặc dù chỉ bắt đầu với con số khiêm tốn là 7.919 với mức tỷ trọng là 6,8% vào năm 2016. Thì năm 2019 thì số tiền thực tế phát sinh từ hoạt động cho vay này đạt 26.841 tỷ đồng tương đương tỷ trọng là 8,5%. Vậy từ bảng 4.5 ta có thể thấy xu hướng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ việc vay tín dụng KHCN chuyển sang cho vay tiêu dùng và cho vay mua xe ô tô vì ít rủi ro hơn so với các sản phẩm tín dụng khác và phù hợp với chiến lược phát triển hướng tới nhu cầu thiết yếu của KHCN.
4.2.1.3 Dịch vụ thanh toán quốc tế và chuyển tiền kiều hối
Bảng 4.6: Dịch vụ thanh toán quốc tế và chuyền tiền kiều hối
ĐVT: tỷ USD, %
Năm/ Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 ST ST +/- ST +/- ST +/- ST +/- Doanh số thanh toán quốc tế 46,0 54,0 17% 69,4 28% 78,3 13% 85,4 9,03%
Dịch vụ chuyển tiền kiều hối 1,5 1,6 9% 1,9 16% 2,2 16% 2,6 17%
Nguồn: VCB, 2015 – 2019 Từ kết quả thống kê ở bảng 4.6, dịch vụ thanh toán quốc tế và chuyền tiền kiều hối ở Vietcombank đạt được kết quả khả quan từ năm 2015 đến năm 2019. Có thể thấy rằng, đối với dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, doanh số dịch vụ này luôn có sự gia tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối. Năm 2015 doanh số thanh toán quốc tế chỉ đạt 46 tỷ USD trong đó dịch vụ chuyển tiền kiều hối là 1,5 tỷ USD nhưng sau 5 năm thì đạt xấp xỉ gấp đôi doanh số thanh toán quốc tế là gần 90 tỷ USD với dịch vụ đính kèm là 2,6 tỷ USD. Chi tiết năm 2016 doanh số thanh toán quốc tế chỉ tăng 17% tương ứng với 54 tỷ USD và có dấu hiệu tăng mạnh ở năm 2017 với doanh số thanh toán quốc tế tăng 28% tương ứng 69,4 tỷ USD so với năm 2016 do nền tảng khách hàng vững chắc bao gồm các nhà xuất - nhập khẩu hàng đầu Việt Nam và sự liên kết mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp với khoảng 2.000 ngân
hàng trên toàn thế giới (VCB, 2017). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng bị chậm lại ở năm 2018 và tiêu biểu là năm 2019 chỉ đạt tăng trưởng nhẹ 9,03%.
Trong khi đó, tăng trưởng đối với dịch vụ kiều hối thì lại tăng đều qua các năm, dù chỉ tăng giao động 16% từ giai đoạn 2017 đến 2019 tương ứng giá trị đạt được là 1,9 tỷ USD, 2,2 tỷ USD và 2,6 tỷ USD tương ứng cho mỗi năm. Việc chuyển tiền hoặc nhận tiền kiều hối được VCB tập trung phát triển và đầu tư một cách hiệu quả.
Dịch vụ chuyển tiền kiều hối được VCB triển khai một cách phong phú, đa dạng, như nhận tiền qua ngân hàng, nhận tiền nhanh qua RIA, nhận tiền nhanh qua VCBR, nhận tiền nhanh từ Mỹ qua Uniteller tại Ngân hàng Wells Fargo hoặc qua TNMonex, nhận tiền nhanh toàn cầu MoneyGram, nhận tiền nhanh qua dịch vụ Xoom của PayPal, nhận tiền nhanh từ châu Âu về BP Remit. Chính nhờ sự đa dạng này, nên lượng kiều hối nhận được từ các khách hàng nước ngoài gửi về cho thân nhân Việt Nam ngày càng tăng, dẫn đến doanh số chuyển tiền kiều hối gia tăng mỗi năm tại VCB.
4.2.1.4 Dịch vụ thẻ
Tính đến thời điểm hiện tại, VCB đã phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế như sau VCB Visa, VCB Mastercard, VCB American Express (Amex), VCB JCB và là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ Amex. Phát hành các loại thẻ ghi nợ quốc tế VCB Visa, VCB Mastercard, VCB American Express (Cashback), CUP.
Bảng 4.7: Số lượng thẻ phát hành
ĐVT: Nghìn thẻ; %
Chỉ tiêu Năm 2015
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số
lượng +/- Số
lượng +/- Số
lượng +/- Số
lượng +/- Thẻ nội địa ATM-
CN24 9.957 11.948 20% 14.816 24% 17.334 17% 24.025 38,6%
Thẻ nội ghi nợ quốc tế 1.108 1.279 15,43% 1.509 17,98% 1.902 26,04% 2.499 31,39%
Các loại thẻ tín dụng 741 910 22,81% 1.156 27,03% 1.537 32,96% 2.075 35%
Tổng cộng 11.806 14.137 19,74% 17.481 23,65% 20.773 18,83% 28.599 37,67%
Nguồn: VCB, 2015 - 2019
Bảng 4.7 cho thấy về thị trường kinh doanh thẻ của VCB từ năm 2015 đến năm 2019. Nhìn chung, số lượng thẻ được phát hành bởi VCB, gồm Thẻ nội địa ATM- CN24; Thẻ nội ghi nợ quốc tế; và Các loại thẻ tín dụng đều có sự tăng trưởng đáng kể qua các năm. Đứng đầu trong các loại hình thẻ là thẻ nội địa ATM-CN24 với mạng lưới ATM lớn nhất gần 2.407 ATM và 47.101 PoS trên toàn quốc. Ngoài ra, VCB còn là đối tác chiến lược của tất cả các tổ chức thẻ quốc tế như Visa, Master, Amex, JCB, Diner’s Club, China Union Pay. Có thể thấy rằng, nhu cầu của khách hàng về việc tham gia sản phẩm thẻ với các chính sách ưu đãi, các chương trình liên kết với các đối tác và thanh toán linh hoạt đã đẩy mạnh tăng số lượng thẻ phát hành. Đặc biệt năm 2019 là năm số lượng thẻ phát hành tăng đột biến là 37,67% tương ứng là 28.599 nghìn thẻ trong khi các năm trước chỉ tăng giao động mức 19,74% tương ứng từ 11.806 đến 20.773 nghìn thẻ. Bên cạnh đó, điểm mạnh của VCB đối với mảng dịch vụ thẻ thì loại hình Thẻ Tín dụng là VCB luôn đứng đầu thị phần so với các ngân hàng thương mại khác, có nhiều hình thức phát hành thẻ và có những ưu đãi hấp dẫn dành cho các đối tượng khách hàng khác nhau. Theo báo cáo thường niên 2018 của VCB nhấn mạnh doanh số thanh toán thẻ, sử dụng thẻ tăng đối với thẻ tín dụng trong đó, 30% thị phần về số lượng thẻ tín dụng phát hành; 14% thị phần về số lượng thẻ ghi nợ; và 44% thị phần về doanh số thanh toán thẻ tín dụng (VCB, 2018). Đồng thời, số lượng đơn vị chấp nhận liên kết là 11.286 đạt kế hoạch là 188.1% so với kế hoạch đã đề ra năm 2018 (VCB,2018). Chi tiết hơn, VCB đã ký kết với các đối tác và kèm theo các chính sách ưu đãi như: Việt Nam Airlines phát hành thẻ Amex bông sen vàng và một số sản phẩm đặc biệt như thẻ Platinum American Express, Visa Platinum với các từng chính sách điều khoản phù hợp với nhu cầu của khách hàng sử dụng.
Tháng 6/2019, tại Trung Quốc, Tổ chức thẻ quốc tế Visa đã tổ chức trao giải thưởng Champion Security Award cho 08 ngân hàng, tổ chức tài chính tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Vietcombank nhận giải thưởng ngân hàng quản trị rủi ro thẻ xuất sắc khu vực Đông Nam Á của Visa và là đại diện ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất đến nay vinh dự được đón nhận giải thưởng này. Đây là sự ghi nhận