Phân loại tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trễ hạn trả nợ vay vốn kinh doanh của khách hàng cá nhân tại vietcombank chi nhánh cần thơ luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 26 - 34)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.4 Phân loại tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng đƣợc phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau.

2.1.4.1 Phân loại tín dụng ngân hàng theo hình thức tài trợ a. Cho vay

Cho vay là hình thức tín dụng trong đó ngân hàng sẽ giao một khoản tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong một khoảng thời gian xác định. Cho vay là hình thức phổ biến và truyền thống trong nghiệp vụ

tín dụng, mang lại nhiều lợi nhuận nhất so với các nghiệp vụ khác trong hoạt động ngân hàng.

Cho vay lại đƣợc chia nhỏ thành:

- Thấu chi: Đây là nghiệp vụ cho vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng (người vay) được phép chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định, trong một khoảng thời gian xác định . Giới hạn này đƣợc gọi là hạn mức thấu chi. Đây là một hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, có thể cấp cho cả các cá nhân và doanh nghiệp trong các khoảng thời gian khác nhau. Tuy nhiên hình thức này chỉ đƣợc áp dụng cho những khách hàng có độ tin cậy, thu nhập đều đặn với chu kỳ ngắn.

- Cho vay trực tiếp từng lần: trong cho vay từng lần, khách hàng và ngân hàng phải thực hiện toàn bộ các thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng co mỗi lần vay. Cho vay trực tiếp từng lần là một hình thức cho vay chủ yếu và tương đối phổ biến của NHTM. Đối tƣợng áp dụng là những khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có đủ điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi, cho vay hạn mức.

- Cho vay luân chuyển: Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên sự luân chuyển của hàng hoá. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp mua hàng hoá có thể thiếu vốn, cần vay vốn từ ngân hàng và hoàn trả khi doanh nghiệp bán đƣợc hàng. Cho vay luân chuyển thường được áp dụng với các doanh nghiệp thương nghiệp hoặc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có chu kỳ tiêu thụ đều đặn, ngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyên đối với ngân hàng.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Cho vay theo hạn mức tín dụng là nghiệp vụ cho vay trong đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng đƣợc duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu hạn mức tín dụng đƣợc tính cho cả kỳ, thì doanh nghiệp có thể vay làm nhiều lần nhƣng số dƣ nợ tại bất kỳ thời điểm nào trong kỳ cũng không đƣợc vƣợt quá hạn mức tín dụng. Nếu hạn mức tín dụng tính tại cuối kỳ, thì dƣ nợ trong kỳ có thể lớn hơn hạn mức nhƣng đến cuối kỳ thì dƣ nợ không đƣợc vƣợt quá hạn mức. Cho vay theo hạn mức tín dụng đƣợc sử

dụng cho các khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh, có uy tín đối với ngân hàng.

- Cho vay gián tiếp: Cho vay gián tiếp là hình thức cho vay thông qua các trung gian. Cho vay gián tiếp được áp dụng đối với thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán…do đó cho vay qua trung gian sẽ có thể tiết kiệm được chi phí cho vay.

- Cho vay trả góp: Cho vay trả góp là hình thức tín dụng trong đó khách hàng đƣợc phép hoàn trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận.

Hình thức cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay có giá trị lớn, kỳ trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng hoá lâu bền nhƣ mua ô tô, mua nhà.

b. Chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá

Thương phiếu, giấy tờ có giá (GTCG) được hình thành trong quá trình mua bán chịu giữa người mua và người bán, hoặc hình thành từ các giao dịch vay mượn của các chủ thể trong nền kinh tế. Người bán hay người thụ hưởng thương phiếu, GTCG có thể giữ thương phiếu, GTCG đến hạn và nhận thanh toán từ người mua hay người phải trả; hoặc đem chiết khấu trước hạn tại ngân hàng. Chiết khấu là hình thức tín dụng trong đó ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho người thụ hưởng thương phiếu, GTCG tương ứng với giá trị thương phiếu, GTCG trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn. Đến hạn ngân hàng có quyền đòi tiền từ người mua (người phải trả), hoặc có quyền truy đòi đối với các bên có ký tên trên thương phiếu nếu người phải trả không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

c. Bảo lãnh

Bảo lãnh của ngân hàng là việc ngân hàng sẽ cam kết dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện thay cho khách hàng của mình các nghĩa vụ tài chính khi khách hàng không thực hiện các nghĩa vụ nhƣ cam kết với đối tác.

d. Cho thuê

Cho thuê là việc các ngân hàng thương mại bỏ tiền mua các tài sản theo yêu cầu của khách hàng để cho khách hàng thuê theo những thoả thuận nhất định. Cho thuê có hai hình thức chủ yếu là cho thuê nghiệp vụ và cho thuê tài chính. Việc cho

thuê nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu thuê trong thời gian ngắn còn cho thuê tài chính đáp ứng cho các nhu cầu sử dụng lâu dài và người đi thuê có quyền mua lại tài sản khi hết hợp đồng thuê. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại thì hoạt động cho thuê chủ yếu là cho thuê tài chính.

2.1.4.2 Phân loại tín dụng ngân hàng theo sự bảo đảm tín dụng a. Tín dụng không có tài sản bảo đảm

Tín dụng không có tài sản bảo đảm, nhƣ tên gọi, là loại tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hay bảo lãnh của bên thứ ba, là loại tín dụng dựa trên uy tín của bản thân khách hàng. Hình thức tín dụng này chỉ đƣợc cấp cho các khách hàng có quan hệ tốt với ngân hàng, khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính lành mạnh, vững chắc, luôn thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ tài chính đã phát sinh với ngân hàng.

b. Tín dụng có tài sản bảo đảm

Đối với loại tín dụng này khi khách hàng vay vốn phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có bảo lãnh của bên thứ ba. Tín dụng có bảo đảm yêu cầu ngân hàng và khách hàng của mình phải ký hợp đồng bảo đảm tiền vay, ngân hàng sẽ kiểm tra, đánh giá tài sản bảo đảm về các nội dung như quyền sở hữu, giá trị thị trường, khả năng bán tài sản, khả năng tài chính của bên bảo lãnh… để có thể giám sát và bảo quản tài sản bảo đảm, thanh lý tài sản khi khách hàng không trả nợ.

2.1.4.3 Phân loại tín dụng ngân hàng theo kỳ hạn tín dụng

Theo kỳ hạn, tín dụng ngân hàng thường được phân thành 3 loại sau:

a. Tín dụng ngắn hạn

Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được sử dụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân. Thời gian và kỳ thu nợ trong cho vay ngắn hạn đƣợc xác định phù hợp với chu kỳ SXKD và khả năng trả nợ của khách hàng.

b. Tín dụng trung hạn

Có thời hạn từ 1 đến 5 năm, đƣợc dùng để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình

nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Ngân hàng còn cấp tín dụng trung hạn đối với người tiêu dùng nhằm thoả mãn các yêu cầu mua sắm một số hàng tiêu dùng lâu bền như nhà cửa, ô tô, các phương tiện khác…

c. Tín dụng dài hạn

Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, đƣợc sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn, sử dụng lâu dài…

Thời hạn cho vay và kỳ thu nợ trong cho vay trung hạn, dài hạn đƣợc xác định phù hợp với thời hạn thu hồi của vốn đầu tƣ, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng.

2.1.4.4 Phân loại tín dụng ngân hàng căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay

Theo tiêu chí này, tín dụng ngân hàng chia thành 2 loại:

- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: Là loại tín dụng được cung cấp cho các doanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất và kinh doanh.

- Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng đƣợc cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Loại tín dụng này thường được dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ, các thiết bị gia đình... Tín dụng tiêu dùng ngày càng có xu hướng tăng lên.

2.1.5 Khái niệm về rủi ro trễ hạn trả nợ vay và rủi ro tín dụng

Theo Trần Ái Kết (2014), rủi ro trễ hạn trả nợ vay là rủi ro xảy ra do người đi vay không hoàn trả đƣợc tiền vay nhƣ đã giao hẹn. Có nhiều yếu tố chi phối rủi ro trễ hạn trả nợ vay, bao gồm rủi ro đạo đức và rủi ro đối nghịch cũng nhƣ uy tín của người vay.

Theo Fitch (1997), RRTD là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán đƣợc nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến trễ hạn trả nợ trong nghĩa vụ trả nợ.

Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng. (Nguyễn Minh Kiều, 2006).

Theo Greuning and Bratanovic (2008), RRTD đƣợc định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền

tệ và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng (Nguyễn Minh Kiều, 2006).

Theo Koch (1995), một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi ro xảy ra khi khách hàng trễ hạn trả nợ - có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc và lãi theo thỏa thuận. RRTD là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn (Nguyễn Minh Kiều, 2006).

Nguyễn Minh Kiều (2009) cho rằng RRTD là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện qua việc khách hàng không trả đƣợc nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.

Nguyễn Văn Tiến (2010) định nghĩa RRTD là khoản lỗ được dự đoán trước, nó đƣợc hình thành khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng. Khả năng tiềm ẩn ở đây là khách hàng không trả đƣợc nợ theo hợp đồng gắn liền với mỗi khoản tín dụng ngân hàng cấp cho họ.

Lê Thị Mận (2010) định nghĩa RRTD là loại rủi ro phát sinh do khách hàng vay không đủ khả năng chi trả cho ngân hàng.

Theo định nghĩa RRTD đƣợc nêu tại Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN thì

“RRTD trong hoạt động ngân hàng là tốn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Theo đó, có thể hiểu rằng RRTD là rủi ro mà khách hàng đã trễ hạn trả nợ, không thực hiện đúng nội dung đã cam kết trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng.

2.1.6 Phân loại rủi ro tín dụng

RRTD là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng, thể hiện qua việc khách hàng không trả đƣợc nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.

Nói một cách khác là người vay đã không thực hiện đúng cam kết vay vốn theo hợp đồng tín dụng, không tuân thủ theo nguyên tắc hoàn trả khi đáo hạn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng trả nợ của khách hàng và đƣợc phân thành các nhóm rủi ro sau (Nguyễn Minh Kiều, 2006).

2.1.6.1 Rủi ro hệ thống

Rủi ro hệ thống là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các khoản vay của ngân hàng. Sự bấp bênh của môi trường kinh tế nói chung như sự sụt giảm GDP, biến động lãi suất, tốc độ lạm phát thay đổi... là những minh chứng cho rủi ro hệ thống, những biến đổi này tác động đến khả năng trả nợ của các khách hàng.

(1) Trong rủi ro hệ thống trước hết phải kể đến rủi ro thị trường. Rủi ro thị trường xuất hiện do phản ứng của các nhà kinh doanh đối với các hiện tượng trên thị trường. Chẳng hạn như sự thiếu quy họach phân bổ đầu tư một cách hợp lý, công khai đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tƣ trong một số ngành. Nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tƣ và sẽ rời bỏ những ngành không mang lại lợi nhuận, và do đó dẫn đến sự chuyển dịch vốn từ ngành này sang ngành khác. Nếu để sự cạnh tranh phát triển một cách tự phát mà không có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước sẽ dẫn đến sự gia tăng quá đáng vốn đầu tƣ ở một số ngành, gây khủng hoảng thừa, lãng phí tài nguyên quốc gia.

(2) Kế đến là rủi ro về lãi suất tín dụng: Rủi ro này xảy ra khi biến đổi của lãi suất thay đổi không theo như dự tính của ngân hàng. Sự thay đổi lãi suất thị trường có thể tác động mạnh đến thu nhập và chi phí của ngân hàng. Rủi ro lãi suất có thể biểu hiện dưới dạng rủi ro xác định lại lãi suất, rủi ro đường cong lãi suất, rủi ro tương quan lãi suất, rủi ro quyền chọn đính kèm.

Rủi ro xác định lại lãi suất xảy ra khi có sự khác biệt giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Trong trường hợp lãi suất cho vay cố định trong suốt thời gian vay mà lãi suất huy động lại phụ thuộc vào biến động thị trường. Khi lãi suất huy động tức là giá vốn đầu vào biến động theo chiều hướng tăng mà lãi suất đầu ra cố định hoặc cho dù có thay đổi nhƣng không theo nhƣ ý ngân hàng thì ngân hàng gánh chịu thiệt hại về lợi nhuận.

(3) Rủi ro đường cong lãi suất phát sinh khi có sự thay đổi về độ dốc và hình dạng của đường cong lãi suất. Đây chính là rủi ro về mặt kỳ hạn của các khoản tín dụng. Ví dụ: Ngân hàng cấp tín dụng 10 năm nhƣng lại dùng nguồn vốn trung hạn

5 năm để tài trợ thì ngân hàng sẽ thua lỗ nếu có sự gia tăng không cân xứng của lãi suất với thời hạn ngắn hơn.

(4) Rủi ro tương quan lãi suất: Phát sinh khi có một sự tương quan không hoàn hảo trong sự điều chỉnh của lãi suất thu đƣợc và lãi suất phải trả trên các công cụ khác nhau mà đáng lẽ ra có các đặc điểm tương tự về xác định lại lãi suất. Ví dụ:

một khoản cho vay 1 năm bằng đô la Mỹ đƣợc xác định lại lãi suất hàng tháng và tham chiếu lãi suất Sibor hoặc Libor. Nếu khoản vay đó lại đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn tham chiếu lãi suất tín phiếu kho bạc của Hoa Kỳ với thời hạn 1 tháng, ai có thể hy vọng rằng hai loại lãi suất này sẽ thay đổi song song với nhau (nhƣ vẫn thường thấy). Tuy nhiên, nếu mối quan hệ của hai loại lãi suất này lại ngoài dự kiến, ngân hàng có thể phải gánh chịu một khoản lỗ tiềm năng….

2.1.6.2 Rủi ro không hệ thống

Rủi ro không hệ thống là rủi ro chỉ tác động đến một loại tài sản hoặc một nhóm tài sản, nghĩa là rủi ro này chỉ liên quan đến một loại khoản vay cụ thể nào đó. Rủi ro không hệ thống bao gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Trong quá trình kinh doanh, định mức thực tế không đạt đƣợc nhƣ theo kế hoạch gọi là rủi ro kinh doanh, chẳng hạn lợi nhuận trong năm tài chính thấp hơn mức dự kiến. Rủi ro kinh doanh đƣợc cấu thành bởi yếu tố bên ngoài và yếu tố nội tại trong công ty. Rủi ro nội tại phát sinh trong quá trình công ty hoạt động. Rủi ro không hệ thống bao gồm các lọai rủi ro sau:

(1) Rủi ro tín dụng do đọng vốn: Đây là rủi ro mà ngân hàng huy động vốn nhƣng không có kênh cho vay hoặc đầu tƣ. Để huy động đƣợc vốn, ngân hàng phải trả lãi hay nói cách khác là chi phí vốn. Nếu không cho vay ra đƣợc, ngân hàng vẫn phải trả chi phí cho nguồn vốn huy động đầu vào. Nếu tình trạng này kéo dài, ngân hàng sẽ gặp thiệt hại đáng kể.

(2) Rủi ro trong hoạt động thu hồi vốn và lãi: Rủi ro này gắn liền với hoạt động quan trọng nhất và có quy mô lớn nhất của ngân hàng thương mại đó là hoạt động tín dụng. Rủi ro trong hoạt động thu hồi vốn và lãi là khả năng tổn thất xảy ra khi khách hàng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đúng hạn gốc và lãi.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trễ hạn trả nợ vay vốn kinh doanh của khách hàng cá nhân tại vietcombank chi nhánh cần thơ luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)