CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.7 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
- Thứ nhất, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản, tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch.
Trần Huy Hoàng (2010) cho rằng đạo đức của khách hàng vay là yếu tố quan trọng tác động đến khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng. Nếu người vay không có đạo đức, uy tín thì khả năng xảy ra rủi ro với khoản vay là rất lớn. Khách hàng không có thiện chí trả nợ thường là những khoản vay trong các trường hợp cho vay tín chấp, đƣợc bảo lãnh của bên thứ ba ...
Ngoài ra Trần Huy Hoàng (2010) cũng đã phân tích việc sử dụng vốn sai mục đích, khách hàng cố ý lừa đảo lập chứng từ khống để vay vốn ngân hàng. Một số trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích vì muốn gia tăng lợi nhuận nhưng kết quả lại không như ý muốn. Hay có trường hợp khách hàng cố ý tìm mọi cách vay vốn tại ngân hàng để đi đảo nợ vì nguyên nhân khách hàng không có nguồn trả nợ để thanh toán nợ vay khi đến hạn. Tất cả những trường hợp này đều dẫn đến RRTD cho ngân hàng.
- Thứ hai, khách hàng có ý muốn trả nợ nhƣng đang gặp khó khăn về tài chính. Nguyên nhân chủ yếu là do khả năng quản lý kinh doanh kém hiệu quả, quy mô kinh doanh mở rộng quá lớn so với tƣ duy quản lý. Bên cạnh đó, hạn chế về kiến thức kinh doanh dẫn đến khi lập các phương án kinh doanh khách hàng đã không tính đến những biến động của thị trường, đưa ra những phương án kinh doanh không hiệu quả, quản lý vốn lỏng lẻo. Hậu quả là làm ăn thua lỗ, không trả đƣợc nợ cho ngân hàng.
Theo Nguyễn Minh Kiều (2009) một số khách hàng có phương án vay ban đầu rất khả thi nhƣng khi đi vào hoạt động thực tế do khả năng quản lý vốn vay yếu kém, khách hàng không có khả năng ứng phó với những biến động của nền kinh tế thị trường, dẫn đến hoạt động kinh doanh không hiệu quả.
Lê Thị Mận (2010) nhận định một trong những nguyên nhân gây ra RRTD từ phía khách hàng về mặt chủ quan là do trình độ quản lý của khách hàng yếu kém dẫn đến việc sử dụng vốn vay không hiệu quả gây thất thoát ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.
2.1.7.2 Từ bản thân các ngân hàng
- Cán bộ tín dụng thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBTD yếu kém sẽ dẫn đến các hậu quả sau:
+ Thiếu khả năng phân tích thẩm định phương án của khách hàng nên khi cho vay không đánh giá được tính khả thi của phương án, hoặc không phân tích được báo cáo tài chính một cách chính xác, không biết đƣợc năng lực thật sự của khách hàng.
+ Quá trình tái xét khoản vay không tích cực. Tái xét cho vay không tích cực, không chặt chẽ đến khi vỡ nợ ngân hàng sẽ khó thu hồi nợ.
Trần Huy Hoàng (2010) cho rằng nguyên nhân từ phía ngân hàng gây ra RRTD là do không chấp hành nghiêm túc chính sách tín dụng, các điều kiện cho vay, chính sách quy trình cho vay chƣa chặt chẽ, năng lực và phẩm chất đạo đức của một số CBTD chƣa đủ tầm, năng lực dự báo và phân tích thẩm định tín dụng của CBTD còn yếu.
- Thiếu sự giám sát và quản lý sau khi cho vay. Ngân hàng quá nhấn mạnh đến lợi nhuận, đặt chỉ tiêu lợi nhuận cao hơn mức độ an toàn của các khoản vay hoặc vì yếu tố cạnh tranh, ngân hàng đã không cân đối và xem xét cẩn thận giữa hai yếu tố an toàn và hiệu quả nên rủi ro dễ xảy ra.
Nguyễn Minh Kiều (2009) đã chỉ ra một số nguyên nhân từ phía ngân hàng nhƣ phân tích thẩm định tín dụng không kỹ lƣỡng, không giám sát kiểm tra sau cho vay, đã hạ thấp điều kiện tín dụng để lôi kéo khách hàng cạnh tranh với ngân hàng khác.
Phạm Thị Nguyệt và Hà Mạnh Hùng (2011) chỉ ra các nguyên nhân từ phía ngân hàng gây ra RRTD trong hoạt động cho vay là: phân công cán bộ chƣa hợp lý, cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay, quy trình kiểm tra nội bộ còn yếu kém, chƣa phối hợp với các NHTM chặt chẽ, thông tin tín dụng chƣa thật sự hiệu quả.
- Tính sai lầm trong nghiệp vụ, cho vay quá mức so với khả năng trả nợ vay của khách hàng. Do không phân tích, thẩm định kỹ khách hàng dẫn đến không đánh giá chính xác thực trạng khả năng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng. Hay định kỳ hạn trả nợ cho các khoản vay không đúng thực tế, nếu xác định kỳ hạn sai sẽ xảy ra hai trường hợp:
+ Khách hàng có thu nhập sớm hơn thời điểm trả nợ cho nên số tiền thu đƣợc
sẽ sử dụng vào mục đích khác, nên khi đáo hạn khách hàng không có tiền trả nợ cho ngân hàng.
+ Khách hàng có thu nhập sau thời điểm trả nợ, tất nhiên khách hàng không có tiền trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn dẫn đến phải gia hạn hoặc chuyển nợ quá hạn.
Theo Trần Huy Hoàng (2010) thì chính sách và quy trình tín dụng không chặt chẽ, không bám sát thực tế, không chú trọng đến phân tích khách hàng, xếp loại RRTD để tính toán điều kiện vay và khả năng trả nợ đƣa ra những quyết định cấp tín dụng không phù hợp là nguyên nhân dẫn đến RRTD.
Lê Thị Mận (2010) xác định nguyên nhân từ phía ngân hàng là do quá trình phân tích và thẩm định tín dụng không kỹ lƣỡng dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay.
2.1.7.3 Nguyên nhân khách quan
Trần Huy Hoàng (2010) đƣa ra nhóm nguyên nhân khách quan ngoài ý chí của khách hàng và ngân hàng nhƣ: thiên tai, hỏa hoạn, sự thay đổi chính sách quản lý kinh tế, hành lang pháp lý chưa phù hợp, biến động thị trường trong và ngoài nước khiến cho khách hàng lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính không thể trả đƣợc nợ ngân hàng.
2.1.8 Đo lường rủi ro tín dụng
Rủi ro trễ hạn trả nợ là một trong những loại rủi ro tín dụng. Rủi ro trễ hạn trả nợ là rủi ro các khoản cho vay khi đến hạn thanh toán theo hợp đồng tín dụng đã ký kết mà khách hàng chƣa có khả năng thanh toán, thực hiện theo đúng thời hạn của hợp đồng có khả năng khó thu hồi vốn. Theo đó, nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của TCTD. Rủi ro trễ hạn trả nợ được đo lường thông qua chất lượng các khoản vay biểu hiện bằng trạng thái nhóm nợ mà các khoản vay đƣợc phân loại theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam. Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 có hiệu lực thi hành ngày 01/06/2013 và thông tƣ 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 02, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm nhƣ sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn), bao gồm:
- Nợ trong hạn và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.
- Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
- Các khoản nợ được TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
- Các cam kết ngoại bảng được TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện đẩy đủ nghĩa vụ theo cam kết.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý), bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
- Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhƣng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
- Các cam kết ngoại bảng được TCTD, ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết nhƣng có dấu hiệu suy giảm khả năng thực hiện cam kết.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
- Nợ gia hạn nợ lần đầu.
- Nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
- Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tƣợng mà TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật.
+ Nợ đƣợc bảo đảm bằng cổ phiếu của chính TCTD hoặc công ty con của TCTD hoặc tiền vay đƣợc sử dụng để góp vốn vào một TCTD khác trên cơ sở TCTD cho vay nhận TSĐB bằng cổ phiếu của chính TCTD nhận vốn góp.
+ Nợ không có bảo đảm hoặc đƣợc cấp vốn với điều kiện ƣu đãi hoặc giá trị vƣợt quá 5% vốn tự có của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tƣợng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật.
+ Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vƣợt giới hạn, theo quy định của pháp luật.
+ Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
+ Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
+ Nợ đang thu hồi theo kết luận của thanh tra.
- Các khoản nợ được TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ đƣợc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất.
- Các cam kết ngoại bảng được TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ), bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
- Các khoản nợ quy định tại nợ nhóm 3 quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
- Nợ phải thu hồi theo kết luận của thanh tra nhƣng đã quá thời hạn thu hồi nợ đến 60 ngày mà vẫn chƣa thu hồi đƣợc.
- Các khoản nợ được TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao.
- Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn), bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu.
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai.
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
- Khoản nợ quy định tại khoản nợ nhóm 3 điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhƣng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chƣa thu hồi đƣợc.
- Nợ của khách hàng là TCTD đƣợc NHNN công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản.
- Các khoản nợ được TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi, mất vốn.
- Các cam kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết.
Theo đó, tác giả xây dựng mô hình đa biến đo lường RRTD tương ứng với 5 mức độ rủi ro nêu trên.
2.1.9 Các chỉ tiêu liên quan đến rủi ro tín dụng 2.1.9.1 Nhóm chỉ tiêu định tính
Nhóm chỉ tiêu này nhằm đánh giá tình hình, quy chế, chế độ, thể lệ tín dụng của Ngân hàng, (Trần Huy Hoàng, 2010).
Khi cho vay vốn Ngân hàng phải tuân thủ 3 nguyên tắc đó là:
Vốn vay phải đƣợc sử dụng đúng mục đích.
Vốn vay phải được đảm bảo bằng giá trị vật tư hàng hoá tương đương.
Vốn vay phải đƣợc hoàn trả đủ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn cam kết.
Ba nguyên tắc tín dụng trên hình thành một quy luật nội tại của tín dụng. Trên thực tế cho thấy, một khi cả ba nguyên tắc ấy, hoặc một trong ba nguyên tắc ấy bị coi nhẹ, hoặc quá nhấn mạnh nguyên tắc này xem nhẹ nguyên tắc kia sẽ dẫn đến
tình trạng khách hàng mất khả năng thanh toán, phá sản, đổ bể một dự án, một doanh nghiệp, một ngân hàng. Khi nói đến chất lƣợng tín dụng chúng ta phải xem xét đến chất lƣợng tuân thủ nghiêm ngặt cả ba nguyên tắc trên.
2.1.9.2 Nhóm chỉ tiêu định lƣợng
Một số chỉ tiêu định lƣợng dùng để giám sát, đánh giá rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại như (Trần Huy Hoàng, 2010).
Khả năng tài chính của người đi vay: đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ vốn tự có của khách hàng so với tổng nhu cầu vốn vay của khách hàng
Tỷ lệ cho vay: đây là chỉ tiêu phản ánh số tiền cho vay đối với một khách hàng trên giá trị tài sản bảo đảm.
Kiểm tra, giám sát nợ vay: chỉ tiêu này phản ánh mức độ, số lần kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng.
Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng: cán bộ tín dụng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định sẽ có khả năng đánh giá hiệu quả tài chính của khách hàng tốt hơn, dự báo đƣợc các rủi ro liên quan, xu thế phát triển ngành, thông qua nhiều yếu tố đó sẽ nâng cao dƣợc chất lƣợng thẩm định tín dụng.
Kinh nghiệm của người vay: người vay có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sẽ có được các phương pháp quản trị tốt hơn, hạn chế được các rủi ro tiềm ẩn, nhận định được xu hướng phát triển của thị trường, từ đó giúp cho hoạt động SXKD hiệu quả hơn.
Thời hạn vay: là khoản thời gian vay của của doanh nghiệp, bao gồm: vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn: Là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dƣ nợ của Ngân hàng thương mại tại một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm.
Nguyên tắc quan trọng nhất của cho vay là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lƣợng cho vay. Khi một khoản vay không đƣợc hoàn trả đúng hạn nhƣ đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì nó sẽ vi phạm nguyên tắc cho vay quan trọng nhất của Ngân hàng và nó bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Trên thực tế phần lớn các
khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề, có khả năng mất vốn lớn, có nghĩa là tính an toàn thấp.
2.1.10 Cho vay kinh doanh khách hàng cá nhân 2.1.10.1 Khái niệm
Cho vay kinh doanh KHCN là một hình thức tài trợ vốn của ngân hàng cho các khách hàng là các cá nhân, hộ kinh doanh. Đó là quan hệ kinh tế mà trong đó ngân hàng chuyển cho các cá nhân, hộ kinh doanh quyền sử dụng một khoản tiền với những điều kiện nhất định đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng nhằm phục vụ mục đích kinh doanh của khách hàng.
2.1.10.2 Đặc trƣng của hoạt động cho vay kinh doanh KHCN
Đặc trƣng về khoản vay: Các khoản cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh thường là các khoản có giá trị nhỏ, nhưng số lượng các khoản vay là rất lớn.
Đặc trƣng về chất lƣợng khoản vay: Chất lƣợng các khoản vay kinh doanh thường là khá tốt. Tuy nhiên, các khoản vay kinh doanh đối với KHCN chỉ có chất lƣợng tốt hơn khi không có những biến cố từ phía khách hàng. Bên cạnh đó do tính chất nhỏ lẻ khó kiểm soát và chƣa minh bạch hóa báo cáo tài chính nhƣ các tổ chức, doanh nghiệp nên các khoản vay kinh doanh cá nhân thường có tính rủi ro cao. Qua đó, các ngân hàng thường cho vay các khoản vay kinh doanh cá nhân với mức lãi suất cao hơn so với các khoản vay của khách hàng doanh nghiệp (cùng kỳ hạn) nhƣng thấp hơn các khoản vay tiêu dùng cá nhân (rủi ro cao nhất do thời hạn cho vay dài).
Đặc trƣng về thời hạn khoản vay: Thời hạn của các khoản vay kinh doanh KHCN chủ yếu là ngắn hạn (bổ sung vốn lưu động), một phần là trung hạn và một phần rất nhỏ là dài hạn (đầu tƣ tài sản cố định).
2.1.11 Mô hình hồi quy nhị phân (Binary Logistic)
Hồi quy Binary Logistic sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ƣớc lƣợng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin của biến độc lập mà ta có đƣợc.
Mô hình hồi quy Binary Logistic có dạng nhƣ sau: