CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp để phân tích. Số liệu thứ cấp đƣợc tác giả thu thập từ hồ sơ kinh doanh của các KHCN, có hợp đồng tín dụng và còn dƣ nợ đến ngày 31/12/2019 tại Vietcombank chi nhánh Cần Thơ. Tổng số 182 hồ sơ đƣợc chọn ngẫu nhiên tại 6 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh thông qua hồ sơ lưu trữ bao gồm trong kho (hồ sơ giấy) và trong máy tính (hồ sơ scan) đã đƣợc phê duyệt và còn hiệu lực tại thời điểm nghiên cứu. Sau khi chọn đƣợc hồ sơ KHCN tác giả tiến hành quan sát các hồ sơ vay để thu thập thông tin cần thiết cho mô hình. Chọn nhƣ vậy nhằm đảm bảo tất cả các quan sát đƣợc chọn đều đã phát sinh kỳ hạn trả nợ và đánh giá chất lƣợng khoản vay một cách chính xác hơn.
Cách thức chọn mẫu
Bước 1: Tập hợp danh sách KHCN vay còn dư nợ đến 31/12/2019 tại Vietcombank chi nhánh Cần Thơ.
Bước 2: Chọn ngẫu nhiên 182 quan sát để phân tích theo mô hình hồi quy logit nhị phân.
Bước 3: Sau khi chọn được tên khách hàng thì tiến hành khảo sát, thu thập các thông tin cần thiết cho mô hình nghiên cứu, bao gồm: Trình độ học vấn, vốn tự có, thời gian quan hệ tín dụng, kinh nghiệm hoạt động kinh doanh, tỷ lệ giá trị TSBĐ trên tổng hạn mức tín dụng, thời gian vay, mục đích sử dụng vốn vay và số tiền vay.
Ngoài ra, tác giả còn thu thập các số liệu thứ cấp từ Vietcombank chi nhánh Cần Thơ, trang web của Vietcombank về các báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm để phục vụ cho việc phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Vietcombank chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2015 - 2019.
3.3.2 Phương pháp phân tích
- Đối với mục tiêu 1: Nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả, mô hình hồi quy nhị phân để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trễ hạn trả nợ vay vốn kinh doanh của KHCN tại Vietcombank chi nhánh Cần Thơ.
- Đối với mục tiêu 2: Từ kết quả nghiên cứu mục tiêu 1, đề xuất một số khuyến nghị hạn chế rủi ro trễ hạn trả nợ vay vốn kinh doanh của KHCN tại Vietcombank chi nhánh Cần Thơ.
Cụ thể các phương pháp phân tích được sử dụng để thực hiện các mục tiêu của luận văn nhƣ sau:
3.3.2.1 Phương pháp so sánh
Theo Phạm Văn Dƣợc (2013), so sánh là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, cùng một phương pháp tính toán, cùng một đơn vị tính… để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu.
a. So sánh bằng số tuyệt đối
So sánh bằng số tuyệt đối là so sánh mức độ đạt đƣợc của chỉ tiêu kinh tế ở những khoảng thời gian và không gian khác nhau nhằm đánh giá mức độ biến động về quy mô, khối lƣợng của chỉ tiêu kinh tế. Nói cách khác, so sánh bằng số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với trị số kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, biểu hiện khối lƣợng quy mô của các hiện tƣợng kinh tế.
Mức chênh lệch kỳ phân tích so với kỳ gốc = Kỳ phân tích - Kỳ gốc b. So sánh bằng số tương đối:
- Có nhiều dạng so sánh số tương đối, tùy vào yêu cầu của phân tích của DN để chọn so sánh số tương đối phù hợp.
- Số tương đối hoàn thành kế hoạch theo tỷ lệ là kết quả của phép chia giữa trị số kỳ phân tích so với trị số kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế hoặc phép chia giữa phần chênh lệch của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu kỳ gốc so với chỉ tiêu kỳ gốc.
So sánh tương đối hoàn thành kế hoạch theo tỷ lệ phản ánh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế hoặc tỷ lệ chênh lệch chỉ tiêu kinh tế so với kỳ gốc, thể hiện sự phát triển của các hiện tƣợng kinh tế.
Tỷ lệ chênh lệch của kỳ phân tích so với kỳ gốc (%) =
Mức chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc
x 100 Kỳ gốc
3.3.2.2 Thống kê mô tả
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả gồm số trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩn để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trễ hạn trả nợ vay vốn kinh doanh của KHCN tại Vietcombank chi nhánh Cần Thơ và thống kê mô tả mẫu nghiên cứu.
Phân tích thống kê mô tả là quá trình chuyển dịch dữ liệu thô thành những dạng thích hợp hơn cho việc hiểu và giải thích chúng, đƣợc thực hiện qua hai giai đoạn. Một là, miêu tả các câu trả lời hay các quan sát cụ thể bằng các kỹ thuật lập bảng, sắp xếp theo thứ tự các dữ liệu đã thu thập. Hai là, tính toán các chỉ tiêu thống kê như số trung bình, phân phối tần suất, phân phối tỷ lệ (Lưu Thanh Đức Hải, 2008).
3.3.2.3 Hồi quy nhị phân
Mô hình hồi quy Binary Logistic trong nghiên cứu có dạng nhƣ sau:
0 1 1
( 1)
log [ ] ...
( 0)
e k k
P Y B B X B X
P Y
Các biến sử dụng trong mô hình hồi qui Logit nhị phân gồm có:
+ Biến phụ thuộc Y: mức độ rủi ro trễ hạn trả nợ vay của khách hàng thể hiện nhƣ sau:
Y=0: thể hiện không có rủi ro (nợ nhóm 1) Y=1: thể hiện có rủi ro (nợ nhóm 2, 3, 4 và 5)
+ Biến độc lập (Xi) bao gồm: Học vấn, tỷ lệ vốn tự có, thời gian quan hệ tín dụng, kinh nghiệm kinh doanh, tỷ lệ bảo đảm trên giá trị tài sản, thời hạn vay vốn, mục đích vay vốn, số tiền vay vốn.
Diễn giải biến và kỳ vọng biến trong mô hình nghiên cứu đƣợc tóm tắt qua bảng 3.1 nhƣ sau:
Bảng 3.1: Diễn giải biến và kỳ vọng biến của mô hình hồi quy
Biến số độc lập Diễn giải biến số Kỳ vọng
HOCVAN Số năm đi học của người vay -
TILEVTC Tỷ lệ vốn tự có của người vay tham gia trong phương án SXKD
-
TGQHTD Số tháng người vay giao dịch tín dụng với Vietcombank đến 31/12/2019
-
KNKINHDOANH Số tháng hoạt động trong lĩnh vực SXKD mà người vay cần vay vốn
-
TYLETSDB Giá trị đảm bảo/giá trị tài sản -
THOIHANVAY Số tháng vay vốn trên hợp đồng tín dụng
+
MUCDICHVAY Bằng 1 nếu sử dụng vốn vay đúng mục đích, bằng 0 nếu sử dụng vốn vay sai mục đích
-
SOTIENVAY Số tiền vay trên hợp đồng tín dụng + Nguồn: Tác giả đề xuất, 2020
Tóm tắt chương 3
Chương Phương pháp nghiên cứu đã trình bày tổng số hồ sơ được chọn ngẫu nhiên là 182 hồ sơ. Sau khi chọn đƣợc hồ sơ KHCN, tác giả tiến hành quan sát các hồ sơ vay để thu thập thông tin cần thiết cho mô hình nghiên cứu. Trong chương tác giả đề xuất 8 biến có tác động đến rủi ro trễ hạn trả nợ vay vốn kinh doanh của KHCN tại Vietcombank chi nhánh Cần Thơ. Chương này của đề tài đã hệ thống lại các phương pháp phân tích được sử dụng trong đề tài như: Phương pháp phân tích so sánh, thống kê mô tả, mô hình hồi quy logit nhị phân.
CHƯƠNG 4