Mô hình và biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trễ hạn trả nợ vay vốn kinh doanh của khách hàng cá nhân tại vietcombank chi nhánh cần thơ luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Mô hình và biến nghiên cứu

Thông qua việc lược khảo các nghiên cứu trước đây cũng như tình hình rủi ro tín dụng cụ thể của KHCN tại Vietcombank chi nhánh Cần Thơ, các giả thuyết nghiên cứu trong đề tài đƣợc đề xuất nhƣ sau:

- Trình độ học vấn là số năm đi học của người vay. Trình độ học vấn càng cao người vay càng dễ tiếp cận với thông tin vay vốn, nhanh chóng tiếp cận với khoa học kỹ thuật, có tính toán đến hiệu quả khi vay, do đó làm giảm rủi ro trễ hạn trả nợ vay của họ đối với ngân hàng. Đây cũng là quan điểm trong nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011), trình độ học vấn của chủ hộ tương quan thuận với khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ. Từ các lập luận trên, tác giả thành lập giả thuyết nhƣ sau:

H1: Có mối quan hệ nghịch chiều giữa trình độ học vấn với rủi ro trễ hạn trả nợ ngân hàng

- Vốn tự có là số khoản tiền KHCN có đƣợc mà không phải huy động từ các nguồn khác. Tỷ lệ vốn tự có là tỷ lệ phẩn trăm vốn tự có trong tổng số tiền dùng để mua đất nền. Khi khách hàng có số vốn tự có lớn sẽ giúp các khoản vay của họ đƣợc đảm bảo hơn, khả năng trả nợ của họ cũng tốt hơn, do đó giúp ngân hàng giảm được rủi ro do khách hàng trễ hạn trả nợ. Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) cũng xác định vốn tự có của khách hàng vay trong dự án càng lớn thì khả năng xảy ra RRTD càng thấp và ngƣợc lại. Từ các lập luận trên, tác giả thành lập giả thuyết nhƣ sau:

H2: Có mối quan hệ nghịch chiều giửa vốn tự có trong phương án vay với rủi ro trễ hạn trả nợ ngân hàng

- Thời gian khách hàng quan hệ tín dụng là số tháng người vay giao dịch tín dụng với ngân hàng. Khi khách hàng có thời gian giao dịch với ngân hàng càng lâu dài, ngân hàng có thể nắm rõ thông tin, tình hình tài chính, khả năng thanh toán của khách hàng,... từ đó điều chỉnh hoạt động cho vay phù hợp hơn với từng đối tƣợng khách hàng. Điều này góp phần hạn chế rủi ro trễ hạn trả nợ vay vốn kinh doanh của KHCN. Theo Nguyễn Văn Tiến (2010) khách hàng có tần suất quan hệ với ngân hàng lớn thì đương nhiên khách hàng có thông tin lịch sử nhiều thể hiện sự uy tín của khách hàng. Từ các lập luận trên, tác giả thành lập giả thuyết nhƣ sau:

H3: Có mối quan hệ nghịch chiều giữa thời gian quan hệ tín dụng của khách hàng với rủi ro trễ hạn trả nợ ngân hàng.

- Kinh nghiệm hoạt động kinh doanh là số tháng hoạt động trong lĩnh vực SXKD mà người vay cần vay vốn. Khách hàng cảng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh sẽ có các kế hoạch kinh doanh phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng nhƣ sử dụng nguồn vốn vay một cách hiệu quả. Khi cho những khách hàng nay vay vốn kinh doanh, ngân hàng có thể hạn chế được các rủi ro do khách hạn trễ hạn trả nợ. Nghiên cứu của Lê Khương Ninh và Lê Thị Thu Diềm (2012) đã kiểm định thì người vay có kinh nghiệm hoạt động càng nhiều thì khả năng trả nợ vay của người vay càng cao. Từ các lập luận trên, tác giả thành lập giả thuyết nhƣ sau:

H4: Có mối quan hệ nghịch chiều giữa kinh nghiệm hoạt động kinh doanh với rủi ro trễ hạn trả nợ nợ ngân hàng

- Tỷ lệ tài sản đảm bảo là tỷ lệ giá trị TSĐB trên tổng hạn mức tín dụng.

Khách hàng có giá trị TSĐB càng lớn thì khả năng thanh toán của họ đối với các khoản vay vốn ngân hàng càng cao, đồng thời ngân hàng cũng có sự đảm bảo trong trường hợp khách hàng không còn khả năng thanh toán các khoản nợ. Điều này hạn chế đƣợc rủi ro trễ hạn trả nợ vay vốn của khách hàng. Theo Nguyễn Văn Tiến (2010) nếu người vay không trả nợ theo quy định thì ngân hàng có quyền bán tài sản cầm cố hay thế chấp để thu hồi nợ, nhận bảo đảm tín dụng sẽ làm cho người vay có trách nhiệm nhiều hơn với khoản nợ của mình. Từ các lập luận trên, tác giả thành lập giả thuyết nhƣ sau:

H5: Có mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ lệ giá trị TSBĐ trên tổng hạn mức tín dụng với rủi ro trễ hạn trả nợ ngân hàng

- Thời gian vay là số tháng vay vốn trên hợp đồng tín dụng. Thời hạn vay luôn đƣợc các nhà quản lý ngân hàng quan tâm bởi vì kỳ hạn liên quan đến thanh khoản và rủi ro ngân hàng cũng như chu kỳ kinh doanh của người vay, thời hạn tín dụng trung bình càng nhỏ thì rủi ro của ngân hàng càng thấp. Theo Lê Văn Tƣ (2005) thì các khoản vay dài hạn có tính rủi ro cao hơn các khoản vay ngắn hạn. Từ các lập luận trên, tác giả thành lập giả thuyết nhƣ sau:

H6: Có mối quan hệ thuận chiều giữa thời gian vay với rủi ro trễ hạn trả nợ ngân hàng.

- Mục đích vay là việc người vay sẽ sử dụng vốn vay cho vấn đề gì. Trong phương án vay, người vay phải ghi rõ mục đích sử dụng vốn vay. Mỗi mục đích vay gắn liền với thời gian và nguồn trả nợ khác nhau. Vì vậy sử dụng vốn vay không đúng mục đích thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, dẫn đến RRTD cho ngân hàng. Đây cũng là quan điểm trong nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011). Từ các lập luận trên, tác giả thành lập giả thuyết nhƣ sau:

H7: Có mối quan hệ nghịch chiều giữa mục đích sử dụng vốn vay với rủi ro trễ hạn trả nợ ngân hàng

- Số tiền vay là số tiền được người vay huy động từ các nguồn khác. Trong đề tài này, số tiền vay là số tiền KHCN vay từ ngân hàng và đƣợc thể hiện rõ trên hợp đồng tín dụng. Số tiền vay càng lớn, nếu khách hàng không có những dự tính kinh doanh hợp lý, kinh doanh không thuận lợi thì khả năng thanh toán các khoản vay đó càng gặp nhiều khó khăn, do đó ngân hàng sẽ gặp rủi ro từ việc trễ hạn trả nợ của khách hàng. Theo Lê Văn Tƣ (2005) thì các khoản vay lớn có chi phí quản lý rẻ hơn nhƣng chứa đựng rủi ro cao hơn các khoản vay nhỏ. Từ các lập luận trên, tác giả thành lập giả thuyết nhƣ sau:

H8: Có mối quan hệ thuận chiều giữa số tiền vay với rủi ro trễ hạn trả nợ ngân hàng

3.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Thông qua các tài liệu được lược khảo, có thể thấy việc đo lường rủi ro trễ hạn trả nợ vay vốn của khách hàng có khá nhiều phương thức đo lường, đề tài này sử dụng phương pháp đo lường rủi ro tín dụng với 02 mức độ là không có rủi ro trễ hạn trả nợ (nợ nhóm 1) và có rủi ro trễ hạn trả nợ (nợ nhóm 2,3,4,5). Do đó, phương pháp phân tích phù hợp với đề tài là phương pháp hồi quy nhị phân. Chính vì vậy, nghiên cứu đã sử dụng cách thức đo lường rủi ro tín dụng, tương tự nghiên cứu của Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017).

Khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của KHCN có thể thấy các nghiên cứu được lược khảo chưa kiểm định được hết các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng, mà có nghiên cứu thiên về nhóm yếu tố tài chính, có nghiên cứu thiên về nhóm yếu tố phi tài chính. Chính vì thế, trong nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ chọn lựa, sử dụng cả hai nhóm yếu tố tài chính và yếu tố phi tài chính phù hợp với địa bàn để đề xuất mô hình nghiên cứu riêng, nhằm tránh thiếu sót trong việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trễ hạn trả nợ vay vốn kinh doanh của KHCN tại Vietcombank chi nhánh Cần Thơ.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và các tài liệu đã lƣợc khảo, mô hình nghiên cứu ban đầu đƣợc tác giả đề xuất nhƣ sau:

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả đề xuất, 2020 Trình độ học vấn

Tỷ lệ vốn tự có Thời gian quan hệ tín dụng

Kinh nghiệm hoạt động KD

Tỷ lệ TSBĐ Thời hạn vay Mục đích vay Số tiền vay

RỦI RO TRỄ HẠN TRẢ NỢ

VAY VỐN SXKD

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trễ hạn trả nợ vay vốn kinh doanh của khách hàng cá nhân tại vietcombank chi nhánh cần thơ luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)