CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. Thực tiễn phổ biến, giáo dục quyền trẻ em ở Việt Nam
2.1.2. Phổ biến, giáo dục quyền trẻ em ở Việt Nam
Giai đoạn 2012 đến nay là giai đoạn đánh dấu sự phát triển mới của công tác PBGDPL trong cả nước, trong đó có công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em và đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.
Một là, hệ thống luật pháp, chính sách luôn quan tâm, chú trọng và không ngừng kiện toàn theo hướng tiếp cận toàn diện dựa trên quyền trẻ em.
Trong những năm qua, có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được xây dựng nhằm giải quyết những khía cạnh khác nhau trong vấn đề bảo vệ quyền trẻ em. Kể từ ngày Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 được ban hành (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005), Chính phủ ban hành 10 Nghị định;
Thủ tướng Chính phủ ban hành 12 Quyết định; Ban hành 12 Thông tư và Thông tư liên tịch; 01 Quyết định của Bộ trưởng; 02 kế hoạch liên ngành Theo báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của 63 tỉnh, thành phố, các địa phương đã tham mưu cho Tỉnh ủy ký ban hành 82 văn bản; Hội đồng nhân dân (HĐND) ban hành 46 nghị quyết, kế hoạch; Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh ban hành 860 quyết định, kế hoạch, công văn và trên 110 văn bản, kế hoạch liên tịch giữa các ngành ở địa phương để triển khai, thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Chỉ tính trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay, có rất nhiều văn bản pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được ban hành, như: Chỉ thị số 20- CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới; Chỉ thị số 1408/CT-TTg ngày 01/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Một số chương trình đã được xây dựng và triển khai nhằm giúp đỡ đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó phải kể đến các chương trình, chính sách đã được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt như: Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020; Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015; Kế hoạch triển khai thực hiện Khuyến nghị của Ủy
48
ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc; Chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh; Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2013 - 2015; Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014 - 2020. Năm 2015, đã và đang tiếp tục hoàn thiện 04 chương trình, đề án để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt; nghiên cứu, xây dựng các chương trình liên quan đến trẻ em giai đoạn 2016 - 2020.
Ngày 05/4/2016, Luật Trẻ em được thông qua, thay thế cho Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ ngày 01/06/2017, đã tạo hành lang pháp lý mới cho việc thực hiện các quyền trẻ em, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo hướng tiếp cận dựa trên quyền trẻ em. Luật quy định cụ thể các quyền và bổn phận của trẻ em; sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em; các biện pháp bảo vệ trẻ em ba cấp độ (phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp); chăm sóc thay thế cho trẻ em; trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em; các hành vi vi phạm quyền trẻ em bị nghiêm cấm. Đặc biệt, ghi nhận đầy đủ, toàn diện các quyền trẻ em, Điều 37 Hiến pháp năm 2013 quy định về trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của Nhà nước, gia đình và xã hội; nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi vi phạm quyền trẻ em;
bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia có cam kết chính trị mạnh mẽ và các biện pháp tích cực về xây dựng pháp luật, chính sách, chương trình quốc gia thực hiện Công ước về quyền trẻ em.
Bên cạnh việc tạo ra một bộ khung pháp lý quy định rõ ràng để bảo vệ tuyệt đối quyền của trẻ em, thì việc PBGDPL để đưa hệ thống pháp luật về các quyền đó đến với tất thảy mọi tầng lớp trong xã hội, để được ghi nhận và thực hiện, đòi hỏi công tác PBGDPL cần phải được tiến hành một cách đồng bộ, khoa học và hiệu quả.
Quốc hội đã thông qua Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012 và các văn bản quy định chi tiết thi hành, tạo lập khuôn khổ pháp lý cho bước chuyển mới, căn bản trong công tác này. Việc chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc triển khai công
49
tác PBGDPL được quan tâm thực hiện. Ngay từ đầu năm, Bộ Tư pháp đã ban hành theo thẩm quyền và tham mưu Hội đồng phối hợp giáo dục, phổ biến pháp luật trung ương ban hành Kế hoạch công tác năm. Việc PBGDPL đối với các luật, pháp lệnh được chú trọng ngay từ giai đoạn soạn thảo, lấy ý kiến; tập trung vào những vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận. Đồng thời, các Bộ, ngành cũng tích cực chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác PBGDPL cho các nhóm đối tượng, địa bàn đặc thù thông qua triển khai thực hiện các chương trình, đề án về PBGDPL và các chương trình phối hợp về PBGDPL cho một số nhóm đối tượng đặc thù. Các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng ở trung ương như: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đã dành thời lượng thỏa đáng để tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhóm đối tượng này qua nhiều chương trình, chuyên mục, tin bài, phóng sự, tiểu phẩm.
Như vậy, qua đây có thể thấy rằng, mặc dù chưa có một văn bản pháp luật nào điều chỉnh cụ thể, riêng biệt công tác PBGDPL về quyền trẻ em, nhưng việc hoàn thiện hóa thể chế pháp lý trong mỗi lĩnh vực, cả trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em; cả trong lĩnh vực PBGDPL chung cho tất cả các ngành luật, được thực hiện một cách tổng quát đến đầy đủ, cụ thể, chi tiết đã hỗ trợ, tác động và dung hòa lẫn nhau, tất cả đều làm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt được hiệu quả như mong muốn.
Hai là, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có quyền trẻ em được tiến hành đồng nhất, từ Trung ương đến địa phương, dưới hình thức truyền thống và cả các hình thức mới, linh động với từng địa phương cụ thể.
- Về phía Cơ quan hành chính Nhà nước ở cấp Trung ương: đã có sự phối hợp chặt chẽ và phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa Chính phủ với các Bộ và cơ quan ngang Bộ trong công tác bảo đảm và bảo vệ quyền trẻ em, cũng như chú trọng PBGDPL về quyền trẻ em.
Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ đã quy định chi tiết việc thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, giao trách nhiệm cho Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc đảm bảo các kế hoạch bảo vệ,
50
chăm sóc và giáo dục trẻ em được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm và dài hạn, có cơ chế để huy động nguồn lực tài chính cho công tác này. Thành lập và quản lý các quỹ cứu trợ trẻ em hiện đã và đang được thành lập từ cấp trung ương tới cấp huyện dưới dự quản lý của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Các nguồn ngân sách riêng cho việc cung cấp các dịch vụ y tế miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi đã được lồng vào kế hoạch hàng năm của Bộ Y tế và UBND các cấp đã được tính toán vào trong nguồn ngân sách hàng năm của Chính phủ.
Kể từ năm 2013, Ngày Pháp luật Việt Nam cũng đã được triển khai đồng bộ trên cả nước với hình thức phong phú, đa dạng, gắn với phát động và tổng kết cuộc thi tìm hiểu Hiến pháp và pháp luật. Giai đoạn 2014 - 2015, Bộ Tư pháp đã tổ chức Cuộc thi tìm hiểu Hiến pháp và pháp luật đã thu hút lượng người tham gia đông nhất, với thành phần, đối tượng đa dạng nhất từ trước đến nay, có sức lan tỏa, tạo nên một phong trào sôi nổi, động viên, khích lệ người dân tích cực học tập, tìm hiểu và thực hiện Hiến pháp và pháp luật, trong đó có pháp luật liên quan đến trẻ em và bảo vệ quyền của trẻ em. Ngày Pháp luật Việt Nam đã thực sự trở thành sự kiện chính trị, pháp lý, góp phần nâng cao ý thức của cán bộ, nhân dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từng bước được nâng lên, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật.
Bên cạnh đó, một số hình thức PBGDPL mới, có hiệu quả được áp dụng như:
Giải đáp pháp luật qua thư điện tử, thực hiện các buổi giao lưu trực tuyến trên mạng Internet; giải đáp vướng mắc người dân trên cổng thông tin điện tử, qua điện thoại;
Hằng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức triển khai các chiến dịch truyền thông, phát động phong trào để thúc đẩy xã hội thực hiện bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Tháng hành động vì trẻ em được phát động từ Trung ương đến địa phương; Diễn đàn trẻ em các cấp được tổ chức hằng năm;
Chương trình truyền hình Vì trẻ em, An sinh xã hội, các phóng sự ngắn liên quan đến trẻ em được tổ chức sản xuất và phát sóng trên kênh VTV1, VTV2. Đặc biệt là
51
Đường dây Tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 duy trì hoạt động 24/7 và tiếp nhận trên 300.000 cuộc gọi mỗi năm, mới đây nhất đã được đổi thành Đường dây nóng 111- sẽ tiếp nhận, cung cấp, giải đáp thông tin cho trẻ em và cha mẹ về các vấn đề của trẻ em; tư vấn sâu về tâm lý, kết nối can thiệp, bảo vệ trẻ em; hỗ trợ miễn phí cho trẻ em bị khủng hoảng nặng về tâm lý do bị xâm hại tình dục, bạo lực, trẻ bị mua bán và bị các rối nhiễu về tâm lý; đường dây nóng 111 đặt trung tâm tiếp nhận, xử lý thông tin tại 3 địa phương: Hà Nội, Đà Nẵng và An Giang, các trung tâm này sẽ tiếp nhận các cuộc gọi ở khu vực phía Bắc, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và TP.HCM; đường dây nóng 111 sẽ hoạt động 24/24 giờ; các cuộc gọi vào ca đêm ở Đà Nẵng và An Giang sẽ được tự động chuyển về 111 Hà Nội để xử lý, giải quyết.
- Ở các địa phương cơ sở, các hình thức PBGDPL truyền thống tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh.
Công tác PBGDPL trực tiếp thông qua hội nghị, hội thảo, tọa đàm, các lớp tập huấn. Các chuyên trang, chuyên mục pháp luật về trẻ em trên các loại báo chí được cải tiến, tăng về số lượng, cách trình bày hấp dẫn dưới nhiều dạng hỏi - đáp, tình huống, tiểu phẩm, phóng sự, giới thiệu văn bản, nghiên cứu, trao đổi với nội dung thiết thực. Tài liệu PBGDPL đã được biên soạn theo hướng phù hợp hơn với nhu cầu của từng nhóm đối tượng, địa bàn. Hình thức thi tìm hiểu pháp luật, giao lưu, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ cũng được chú trọng, phát triển đa dạng. Công tác truyên truyền về bảo vệ, chăm sóc trẻ em được đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua các đợt chiến dịch nhân Tháng hành động vì trẻ em.
Phong trào vận động toàn dân tham gia bảo vệ, chăm sóc trẻ em thông qua nhiều hoạt động khác nhau như: Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em phối hợp với Mặt trận Tổ quốc phát động phong trào "Người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan" về bảo vệ trẻ em trong gia đình, đặc biệt là trẻ em gái; hàng năm phát động ngày "Toàn dân đưa trẻ đến trường", các đợt tiêm chủng mở rộng, tết Trung thu, ngày quốc tế thiếu nhi 1/6… mang lại lợi ích thiết thực cho trẻ em. Thông qua các cuộc vận động và phong trào lớn như “Nuôi dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ
52
em bỏ học”; “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc”; Hội phụ nữ đã có nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em. Các Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, chương trình bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, xây dựng “Quỹ học bổng Nguyễn Thị Định” giúp trẻ em hiếu học, vận động trẻ em bỏ học trở lại trường, phối hợp với ngành giáo dục mở lớp học xoá mù chữ cho phụ nữ và trẻ em gái vùng dân tộc. Ở một số xã, phường, bước đầu các cấp ủy Đảng đã lãnh đạo các ngành, đoàn thể kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, các chính sách của Nhà nước, giáo dục ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em, phát động phong trào “Toàn xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” có hiệu quả.
Trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân đối với trẻ em được thể hiện rõ nét và có hiệu quả thiết thực qua việc thực hiện mục tiêu vì trẻ em tại từng cơ sở.
Qua đó, các nhà quản lý, cộng đồng và bản thân trẻ em nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và tham gia tích cực vào công tác này, đặc biệt là sự tham gia của các đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân Việt Nam, Hội bảo vệ quyền trẻ em, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế. Các tổ chức đã tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong và ngoài nước về quyền trẻ em. Nhiều thành viên của các tổ chức đoàn thể tích cực, nhiệt tình tham gia công tác PBGDPL về quyền trẻ em ở địa phương mình; nhiều người tham gia vào tổ hoà giải, góp phần làm giảm sự tan vỡ của nhiều gia đình, phòng ngừa sự thiệt thòi có thể xảy ra đối với trẻ em, ngăn chặn các nguy cơ trẻ em bỏ nhà đi lang thang hoặc sa vào các tệ nạn xã hội; phát động và tham gia các phong trào bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cộng đồng.
Ba là, đẩy mạnh trợ giúp pháp lý cho trẻ em.
Hoạt động Trợ giúp pháp lý (TGPL) được hình thành và phát triển từ Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách. Đến nay, các quy định pháp luật trong lĩnh vực này không ngừng được bổ sung, hoàn thiện và quy định về trợ giúp pháp lý cho trẻ em cũng nằm trong quy luật đó. Theo quy định tại
53
Thông tư liên tịch 52/TTLT/TP-TC-TCCP-LĐTBXH ngày 14/01/1998 của Bộ Tư pháp - Tổ chức cán bộ Chính phủ - Tài chính - Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Quyết định số 734 của Thủ tướng Chính phủ thì trẻ em chưa phải là một diện đối tượng riêng trong Luật TGPL. Cho đến khi Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 ra đời thì trẻ em không nơi nương tựa là người được TGPL. Và đặc biệt, mới đây nhất trong Luật TGPL năm 2017 được Quốc hội thông qua ngày 20/06/ 2017 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018, trẻ em trở thành đối tượng chính thức được TGPL, điều này chứng tỏ sự quan tâm và quyết liệt trong hành động của Đảng và Nhà nước ta trong bảo vệ quyền của Trẻ em.
Cho đến nay, Ở Trung ương có Cục TGPL thuộc Bộ Tư pháp, ở cấp tỉnh trong cả nước đã có 63 Trung tâm TGPL, 199 Chi nhánh của Trung tâm đặt tại cấp huyện và liên huyện, 4345 Câu lạc bộ TGPL, ở một số tỉnh có mạng lưới Tổ hoặc Điểm TGPL ở cấp huyện để kịp thời đáp ứng nhu cầu TGPL, giúp đỡ pháp luật cho trẻ em ngay tại địa bàn các em sinh sống. Tại các Trung tâm, Chi nhánh của Trung tâm, trẻ em được thực hiện TGPL bằng tất cả các hình thức: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện tố tụng và các hình thức TGPL khác. Các Câu lạc bộ TGPL tại địa phương được lập ra để các em trao đổi những vướng mắc pháp luật.
Ngoài ra, một số Trung tâm TGPL và Chi nhánh của Trung tâm cũng đã chủ động phối hợp với Phòng Giáo dục, Ban Giám hiệu các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh tổ chức các buổi trợ giúp pháp lý lưu động, nói chuyện chuyên đề về các quy định của pháp luật liên quan đến trẻ em qua đó góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật, giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết của các em. Một số Trung tâm khác thì phối hợp với các cơ sở bảo trợ xã hội để chủ động tiếp cận, tiếp nhận các trường hợp có vướng mắc pháp luật cần được trợ giúp pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các em.
Trong những năm qua, Cục Trợ giúp pháp lý đã tổ chức biên soạn, in ấn, cấp phát hàng chục ngàn tờ gấp giới thiệu quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em và quyền được TGPL của trẻ em để cấp phát cho các Trung tâm TGPL Nhà