CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.2. Thực tiễn phổ biến, giáo dục quyền trẻ em ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình trong những năm gần đây
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội tác động đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Công tác PBGDPL về quyền trẻ em là một quá trình hoạt động có tính định hướng, có tổ chức, có kế hoạch lâu dài, nhằm hình thành cho các nhóm đối tượng cụ thể tri thức về quyền trẻ em và pháp luật có liên quan, từ đó đưa pháp luật đi vào thực tiễn cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp. Chính vì thế mà nó chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của từng vùng, miền có tác động rất lớn đến nhận thức - yếu tố cốt lõi của PBGDPL.
- Về điều kiện tự nhiên:
Tuyên Hóa là một huyện miền núi phía tây của tỉnh Quảng Bình. Phía Bắc gíáp các huyện Hương khê, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Minh Hoá và nước bạn Lào, phía Nam giáp huyện Tuyên Hóa, phía Đông giáp huyện Quảng Trạch của tỉnh Quảng Bình.
Huyện Tuyên Hóa nằm ở vùng núi có độ cao trung bình thấp (từ 800 - 1.500m), được hình thành trên macma axit biến chất, trầm tích hạt thô và cacbonát, sống núi dạng răng cưa lượn sóng, độ chia cắt sâu (500 - 250m), sườn khá dốc, độ dốc lớn, kèm theo địa hình khá phức tạp nên thường xảy ra hiện tượng sụt lở.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc, phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa trung bình năm lên đến 3631,3 mm, thời gian mưa tập trung vào các tháng 9,10,11. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24 - 250C, 03 tháng có nhiệt độ cao nhất là các tháng 6,7,8. Nhiệt độ tối cao nhất tuyệt đối lên đến 41,60C; nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 5,00C. Độ ẩm trung bình năm 2016 ở mức 88,1%.
61
Tuyên Hóa diện tích tự nhiên 1128,694 km2, chiếm 1/7 diện tích tỉnh Quảng Bình, trong đó được phân bố cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Phân bố đất trên địa bàn huyện Tuyên Hóa
Loại đất Diện tích (ha) Phần trăm (%)
Tổng 1 12869,4 100
Đất nông nghiệp 8655,0 7,67
Đất lâm nghiệp 92365,7 81,83
Đất ở 695,2 0,62
Đất chuyên dùng 2646,0 2,34
Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 58,6 0,05
Đất chưa sử dụng 3888,0 3,44
Đất phi nông nghiệp khác 4560,9 4,04
Nguồn: Niên giám Thống kê Huyện Tuyên Hóa năm 2016.
Như vậy, địa bàn Huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình chủ yếu là đồi núi, không có biển, dốc và hẹp nên người dân chủ yếu sống bằng lâm nghiệp hoặc nông nghiệp nhỏ lẻ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, hàng năm vào mùa khô thì khí hậu khô nóng, độ ẩm thấp, nên thường xuyên xảy ra hạn hán, cháy rừng; mùa mưa thì lại xảy ra tình trạng mưa lớn, bão lũ, sạt lở xảy ra thường xuyên, để lại thiệt hại hết sức nghiêm trọng. Do đó, đời sống ở đây chịu không ít khó khăn, do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Và đương nhiên, với hoàn cảnh suốt năm này qua năm khác phải đối mặt với thiên tai đã là một công cuộc khó khăn, thì việc quan tâm đến pháp luật, am hiểu pháp luật lại vô cùng xa xôi, do đó, ở những vùng có điều kiện như huyện Tuyên Hóa, thì Phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là PBGDPL về quyền trẻ em là một việc vô cùng khó.
- Về đặc điểm Kinh tế:
Tuyên Hóa có diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm 7,67 % tổng diện tích, nên đa phần người dân chỉ canh tác nông nghiệp với quy mô nhỏ lẻ, không thường xuyên và thường xuyên chịu ảnh hưởng của thời tiết xấu, hạn hạn, bão lũ, nên, nên
62
sản lượng nông nghiệp thu được thấp, chất lượng không cao. Do đó, Nông nghiệp không phải là thế mạnh của địa phương.
Tuyên Hóa trên 82573 ha rừng tự nhiên, 9775,3 ha rừng trồng và 17,4 ha đất ươm giống. Rừng tự nhiên của Tuyên Hoá có trữ lượng gỗ tương đối lớn, khoảng 3 triệu m3, với nhiều loại lâm thổ sản, gỗ quý như dạ hương, huệ mộc, cánh kiến, lim, gõ, mun, dổi...Ngoài gỗ, còn có nhiều loại tre, nứa, song, mây và nhiều loại thảo dược quý như sa nhân, sâm, trầm hương, hà thủ ô và nhiều loại rau quả. Do đó, mà lâm nghiệp tương đối phát triển, và là ngành mang lại thu nhập chính.
Bên cạnh đó, xen lẫn giữa những núi đồi, sông suối là những đồng cỏ, đây là môi trường lý tưởng cho chăn nuôi đại gia súc. Núi rừng Tuyên Hoá cũng là nơi sinh sống của hàng trăm loài chim thú, một vài nơi còn có nhiều loại động vật quý hiếm như gấu, bò tót, hổ, mang lớn, nhím, vượn má hung, voọc vá chân nâu, khỉ đuôi lợn, khỉ mốc… Với 15800 ha đất vùng gò đồi, Tuyên Hoá còn có tiềm năng lớn để phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả như tiêu, vải thiều, bưởi và chăn nuôi đại gia súc. Mạng lưới sông suối của vùng tương đối dày, với dòng sông Gianh, Tuyên Hoá còn có điều kiện để phát triển nghề nuôi cá lồng bè và đảm bảo khả năng cung cấp nước ngọt cho toàn huyện.
Ngoài tiềm năng phát triển mạnh nghề rừng và nuôi trồng thủy sản, với hàng tỷ m3 đá vôi đã tạo điều kiện cho huyện phát triển ngành công nghiệp xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng, tiêu biểu là nhà máy xi măng Sông Gianh với công suất 1,4 triệu tấn/năm.
Tuyên Hóa có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2012- 2016 tăng đạt 12%/năm; Đến năm 2016, tổng sản lượng lương thực đạt 18.500 tấn, thu nhập bình quân đầu người đạt 19 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế đến năm 2016:
nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 39,2%; công nghiệp - xây dựng 26,43%; dịch vụ 34,37%.
Như vậy, về kinh tế, Tuyên Hóa còn là một huyện miền núi khó khăn khi mà có đến 12/20 xã thị trấn thuộc danh mục các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ
63
phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015. Huyện có cơ cấu kinh tế không đều và còn ở mức thấp, tốc độ phát triển chậm, hay nói cách khác đây là địa bàn có điều kiện kinh tế kém phát triển. Trong khi, yếu tố kinh tế, là yếu tố tác động rất lớn đến công tác PBGDPL về quyền trẻ em. Bởi lẽ, khi kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần người dân nâng cao, sẽ có điều kiện để mua sắm các phương tiện nghe, nhìn, có điều kiện tiếp xúc với thông tin pháp luật nhiều hơn, tốt hơn; khi đó các chương trình PBGDPL sẽ dễ dàng đến được với đông đảo nhân dân;
nhu cầu tìm hiểu, trang bị thông tin, kiến thức pháp luật trở thành nhu cầu tự giác, thường trực trong suy nghĩ và hành động của họ. Ngược lại, khi kinh tế chậm phát triển, thu nhập thấp, tình trạng thất nghiệp gia tăng, lợi ích kinh tế không được đảm bảo, cơ sở vật chất yếu kém, đời sống nhân dân khó khăn, thì tư tưởng sẽ diễn biến phức tạp, cái xấu có cơ hội nảy sinh, tác động tiêu cực đến ý thức tiếp thu pháp luật.
Do đó, sẽ rất khó khăn cho công tác, PBGDPL về quyền trẻ em ở một huyện miền núi có điều kiện kinh tế còn thấp như Tuyên Hóa.
- Về đặc điểm văn hóa – xã hội:
Tính đến thời điểm 31/12/2016 dân số toàn huyện Tuyên Hóa là 79 469 người, phân bố trên 19 xã, 1 thị trấn; mật độ dân số là 68,4 người/km2 trong đó ở thành thị là 4,4 người/km2, ở nông thôn là 64,04 người/km2. Với lượng dân số tương đối đông và tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn như vậy nên bình quân đất trên đầu người ở nông thôn càng ngày càng giảm, diện tích đất canh tác theo đó mà ít đi, dẫn đế thu nhập thấp, trình độ dân trí lạc hậu, nạn thất nghiệp càng ngày càng tăng, đòi hỏi tầng lớp lao động phải rời quê đến thành phố để kiếm việc làm; do đó, dân số còn lại trên thực tế của địa phương chủ yếu là người già và trẻ em - những người mà trong nhận thức của họ còn cố chấp, lạc hậu khó thay đổi; hoặc chưa đủ trưởng thành để nhận thức đầy đủ vấn đề.
Mặc dù dân cư trên địa bàn Huyện Tuyên Hóa đa số là người dân tộc Kinh, người dân tộc thiểu số chiếm rất ít, chủ yếu người Mã Liềng sống quy tụ trong 5 bản của 2 xã Thanh Hoá, Lâm Hoá gồm 113 hộ, 462 khẩu (chiếm 0,6% dân số),
64
nhưng chủ yếu vẫn là dân thổ cư, sinh sống lâu năm, nên lối sống, lao động và sinh hoạt của họ chủ yếu vẫn chịu ảnh hưởng bởi lề lối, phong tục tập quán của địa phương, luôn trong tư tưởng “phép vua thua lệ làng”, nên chắc chắn công tác PBGDPL về quyền trẻ em sẽ gặp không ít trở ngại.
Là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, nên việc tiếp xúc với các tư tưởng mới, tiến bộ gặp nhiều hạn chế. Trong dân cư các hủ tục phong kiến, lạc hậu vẫn diễn ra, cho nên việc họ nhận thức và hành động trong cách nuôi dạy con cái, đặc biệt là trẻ em còn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các tư tưởng lỗi thời như “trọng nam khinh nữ”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”,...và họ mặc định điều đó là đúng, dẫn đến vô tình xâm hại đến những quyền cơ bản của trẻ em mà họ không hề hay biết. Do đó, việc thay đổi được nhận thức của họ là rất khó khăn, đòi hỏi công tác PBGDPL nói chung và công tác PBGDPL về quyền trẻ em nói riêng, phải có những biện pháp đặc thù khi đó mới mang lại hiệu quả thật sự.
Vậy nên, có thể nhận thức rằng các yếu tố văn hóa, nó gắn liền với một phạm vi không gian, xã hội nhất định, nơi các cá nhân và cộng đồng cùng nhau tạo dựng, thừa nhận và chia sẻ giá trị văn hóa, lối sống, phong tục tập quán,... sự biểu hiện của nó qua những mặt, những khía cạnh nhân định, sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình PBGDPL về quyên trẻ em, đưa pháp luật tới gần hơn với cuộc sống. Các phong tục tập quán, lối sống trong cộng đống dân cư nó sẽ tác động đến ý thức pháp luật của các tầng lớp nhân dân, thể hiện rõ nét ở khu vực miền núi như huyện Tuyên Hóa. Bên cạnh những ưu điểm că bản, thì bên cạnh đó vẫn bộc lộ những nhược điểm nhất định như trình độ dân trí còn thấp, còn chịu ảnh hưởng bởi các hủ tục phong kiến, lạc hậu, khó thay đổi.