CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.3. Những tồn tại và nguyên nhân rút ra trong công tác giáo dục trẻ em ở Việt Nam huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
2.3.3. Bài học kinh nghiệm
Qua thực tế thực hiện công tác PBGDPL về quyền trẻ em trên địa bàn huyện Tuyên Hóa có thể đúc rút một số bài học kinh nghiệm sau:
92
Thứ nhất, cơ quan, địa phương nào được cấp ủy Đảng quan tâm sâu sát, có kế hoạch chỉ đạo, phân công cấp ủy phụ trách, theo dõi chặt chẽ công tác PBGDPL về quyền trẻ em; xây dựng được kế hoạch thực hiện công tác PBGDPL về quyền trẻ em cụ thể hàng năm, trên cơ sở đó tổ chức thực hiện thì hiệu quả ở đó cao, trình độ nhận thức pháp lý của cán bộ và nhân dân được nâng lên rõ rệt, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, tình hình vi phạm pháp luật và khiếu kiện vượt cấp giảm hẳn.
Thứ hai, hoạt động PBGDPL về quyền trẻ em là hoạt động phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể với vai trò nòng cốt là ngành Tư pháp. Do đó, muốn cho hoạt động giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao thì phải có cơ chế phối hợp và phân công trách nhiệm cụ thể từng đơn vị, qua đó có hình thức khen thưởng những đơn vị đạt thành tích và có biện pháp chấn chỉnh đối với những đơn vị, địa phương không quan tâm triển khai hoạt động theo kế hoạch. Việc xây dựng các kế hoạch, các chương trình PBGDPL về quyền trẻ em liên tịch giữa các ngành phải có tính khả thi trên cơ sở điều kiện đặc thù của từng ngành, cơ sở vật chất cũng như kinh phí, năng lực của cán bộ, công chức. Bên cạnh đó phải có sự đầu tư nghiên cứu kỹ để có biện pháp tuyên truyền với nội dung và hình thức thích hợp, cụ thể; tránh việc xây dựng kế hoạch theo kiểu chung chung, xây dựng nhưng không có khả năng thực hiện.
Thứ ba, công tác PBGDPL về quyền trẻ em phải có sự kết hợp chặt chẽ với hoạt động trợ giúp pháp lý, và với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trực tiếp. Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa nhiều hình thức khác nhau, đảm bảo tính đan xen, liên tục, lâu dài thì mới có hiệu quả.
Thứ tư, đối với đội ngũ làm công tác PBGDPL về quyền trẻ em phải được quan tâm bổ sung, chuẩn hóa và thường xuyên có sự đầu tư tập huấn nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực, giáo dục lòng nhiệt tình, sự tâm huyết với công tác, trang bị đầy đủ tài liệu, đề cương PBGDPL về quyền trẻ em, đảm bảo chế độ thù lao theo quy định; đặc biệt là đội ngũ trực tiếp làm công tác này.
93
Thứ năm, được đảm bảo về mặt kinh phí là điều kiện cần để thực hiện công tác PBGDPL về quyền trẻ em có hiệu quả. Có kinh phí mới có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm động viên, khuyến khích cán bộ làm công tác PBGDPL về quyền trẻ em chuyên tâm công tác, có sự gắn bó, đầu tư cho nghề nghiệp; có kinh phí mới tổ chức được các hoạt động PBGDPL về quyền trẻ em; có kinh phí mới đầu tư được trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác PBGDPL về quyền trẻ em .
Thứ sáu, để công tác PBGDPL về quyền trẻ em gần gũi với mọi đối tượng nhân dân, tạo điều kiện cho các quy định pháp luật dần đi vào cuộc sống thì phải biết kết hợp công tác PBGDPL về quyền trẻ em, hoạt động PBGDPL về quyền trẻ em với công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, văn hóa truyền thống.
Những bài học kinh nghiệm nói trên sẽ là kim chỉ nam cho các cấp, các ngành, cho những người làm công tác PBGDPL về quyền trẻ em tại huyện Tuyên Hóa trong quá trình tìm hướng đi thích hợp, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện công tác trên địa bàn.
94
Tóm tắt chương 2
Trên cơ sở tiếp thu những giá trị tiêu biểu của công tác PBGDPL về quyền trẻ em trên thế giới và những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở nước ta, công tác PBGDPL về quyền trẻ em trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Bằng sự chủ động tham gia tích cực của các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, cá nhân và gia đình, những quy định của pháp luật về quyền trẻ em đã đến được gần hơn với mọi cá nhân, gia đình và trẻ em, giúp cho mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội hiểu đúng, hiểu đủ và nhận thức được vai trò quan trọng của trẻ em, cũng như bảo vệ quyền của trẻ em trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, do điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn nên công tác PBGDPL về quyền trẻ em trên địa bàn huyện nhà vẫn còn gặp phải những khó khăn, vướng mắc. Do đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần phải có cách nhìn tổng thể, để tổng kết, đánh giá lại những hoạt động của công tác này, từ đó xác định nguyên nhân và rút ra được những bài học cần thiết, từ đó có thể đưa ra những giải pháp phù hợp, thúc đẩy công tác PBGDPL về quyền trẻ em đạt được hiệu quả.