CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.2. Thực tiễn phổ biến, giáo dục quyền trẻ em ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình trong những năm gần đây
2.2.2. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
2.2.2.1. Tình hình trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
65
Bảng 2.2: Thống kê số lượng trẻ em qua các năm
ĐVT: người Năm Tổng dân số (người) Số lượng trẻ em
(người)
Tỷ lệ phần trăm (%)
2012 78256 19015 24,3
2013 78341 19972 25,5
2014 78425 20348 25,9
2015 78755 21221 26,9
2016 79469 21557 27,1
Nguồn: Niên giám Thống kê Huyện Tuyên Hóa năm 2016.
Trên địa bàn Huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, trẻ em khá đông, trung bình mỗi năm đều chiếm từ 25% dân số trở lên, tăng đều qua các năm và số lượng tăng tương đối lớn, trong vòng 5 năm ( từ 2012 đến 2016) tăng thêm 2542 trẻ em ( từ 19015 lên 21557). Do đó, công tác chăm sóc,bảo vệ, giáo dục trẻ em, cũng như việc đảm bảo được quyền cho trẻ em là điều vô cùng cần thiết, đồng thời cũng là một thách thức lớn với một Huyện miền núi còn khó khăn như huyện Tuyên Hóa.
Trong những năm qua, về cơ bản Huyện cũng đã đáp ứng được một số quyền cơ bản của trẻ em trong một mức độ nhất định.
Sơ đồ 2.1: Tỷ lệ sinh
Nguồn: Niên giám Thống kê Huyện Tuyên Hóa năm 2016 0.00
5.00 10.00 15.00 20.00 25.00
Năm2012 Năm
2013 Năm
2014 Năm
2015 Năm 2016 Tỷ lệ sinh (‰)
Tỷ lệ sinh (‰)
66
Bảng 2.3: Thống kê số trẻ em được sinh ra
ĐVT: người
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Số lượng trẻ em sinh ra 900 1315 1658 1526 1650 Nguồn: Niên giám Thống kê Huyện Tuyên Hóa năm 2016
Hàng năm, Huyện Tuyên Hóa có số trẻ em được sinh ra khá lớn, những vẫn đảm bảo được 100% số trẻ em sinh ra được khai sinh đầy đủ. Các cơ quan chức năng, đảm bảo công tác hướng dẫn, giải thích rõ ràng và thực hiện thủ tục đăng ký, làm giấy khai sinh cho nhân dân một cách nhanh chóng. Đặc biệt, đối với người dân tộc Mã Liềng ở 2 xã Thanh Hóa, Lâm Hóa, đường sá đi lại khó khăn, trình độ nhận thức còn hạn chế, nên mỗi khi có trẻ em sinh ra, cán bộ tư pháp xã được cử đến tận nhà để giải thích tầm quan trọng của giấy khai sinh, vận động và hướng dẫn đồng bào thực hiện kịp thời.
Trẻ em được sinh ra được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của cha mẹ và người thân trong gia đình. Toàn Huyện chỉ duy nhất một trường hợp của em Nguyễn Thi Kim Hồng (sinh năm 2002) là trẻ em mồ côi khi mới 6 tuổi và hiện nay đang sống cùng ông bà ngoại. Các cơ quan chức năng và nhân dân, luôn cố gắng hết sức để 100% trẻ em được đảm bảo có cuộc sống bình thường, được đáp ứng đủ các nhu cầu cơ bản để phát triển thể chất, được có nơi ăn, chốn ở ổn định.
Huyện Tuyên Hóa, luôn chú trọng đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc khám, chữa bệnh, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn và y đức của đội ngũ bác sỹ, nhân viên y tế; đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị các cơ sở y tế; thiện tốt các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân và đặc biệt là trẻ em. Trẻ em được chăm sóc sức khỏe từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi sinh ra, đến năm 2015, tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng 100%; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng 100%. Trẻ em từ khi sinh ra đến dưới 16 tuổi, được tiêm chủng đầy đủ 9 mũi với 4 loại vắc-xin (viêm gan B, Sởi, BCG, HIB), riêng trẻ em nữ được tiêm thêm 3 mũi
67
vắc xin uốn ván. 100% trẻ em dưới 6 tuổi được hưởng BHXH miễn phí, đối tượng trẻ em trên 6 tuổi được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm Y tế.
Bảng 2.4: Thống kê số lượng trẻ em theo độ tuổi
ĐVT: người
Năm Độ tuổi
0 – dưới 6 6 – dưới 12 12 - dưới 16
2012 6351 6364 5400
2013 7180 6309 5168
2014 7576 6263 5151
2015 8252 6333 5110
2016 8650 6335 4922
Nguồn: : Niên giám Thống kê Huyện Tuyên Hóa năm 2016
Trong công tác giáo dục, toàn Huyện Tuyên Hóa hiện nay có 25 trường mẫu giáo, 26 trường tiểu học, 17 trường trung học cơ sở, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên và 1 trường dạy nghề; đảm bảo công tác giáo dục cho trẻ em từ 3 đến dưới 16 tuổi, toàn diện về mọi mặt, từ văn hoá đến tinh thần, đạo đức, thể dục thể thao. Mỗi một độ tuổi lại có một phương pháp, cách thức và nội dung giáo dục riêng. Ở cấp giáo dục mầm non luôn chú trọng đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; giáo dục tiểu học và trung học cơ sở tập trung đổi mới phương thức dạy học, chú trọng việc học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và cộng đồng; giáo dục thường xuyên và đào tạo nghề thực hiện đa dạng hóa nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập và phù hợp với nhu cầu thực tiễn của xã hội. Trên cơ sở đó, công tác giáo dục ở huyện Tuyên Hóa đến năm 2016 đã huy động được100% số cháu 5 tuổi vào học mẫu giáo, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 100%, học sinh tốt nghiệp THCS 85% trở lên.
68
Tình hình trẻ em trên địa bàn huyện Tuyên Hóa vi phạm pháp luật hình sự và bị xâm hại trong các vụ án hình sự trong những năm gần đây được thống kê qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Trẻ em với các vụ án hình sự
ĐVT: Vụ Năm Trẻ em là người bị hại Trẻ em là bị can, bị cáo
2012 0 3
2013 0 5
2014 0 6
2015 1 4
2016 0 4
Đến 09/2017 0 2
Nguồn: Báo cáo kết hoạt động Viện Kiểm sát nhân dân Huyện Tuyên Hóa các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 và sáu tháng đầu năm 2017.
Nhìn chung thì trên địa bàn Huyện Tuyên Hóa, thì việc trẻ em vi phạm pháp luật hình sự vẫn còn xảy ra, đa phần ở các tội như : vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, tội trộm cắp tài sản,...đối tượng trẻ em vi phạm các tội này thường từ 14 tuổi trở lên. Trên địa bàn huyện các vụ án trẻ em bị xâm hại tương đối thấp; trong các vụ án này thì trẻ em bị xâm hại thường là trẻ em gái, bị xâm hại về bạo lực và tình dục là chủ yếu, các đối tượng xâm hại đến trẻ em ở đây thường thường là những đối tượng có trình độ văn hóa, hiểu biết kém. Do đó, để xóa bỏ hoàn toàn tình trạng này, đòi hỏi công tác PBGDPL về quyền trẻ em cho các đối tượng này là một điều vô cùng cần thiết.
Nhằm coi trẻ em là một bộ phận cần được đặc biệt quan tâm và quyền trẻ em là quyền ưu tiên hàng đầu cần được bảo vệ, Huyện Tuyên Hóa trong những năm gần đây đã có rất nhiều chính sách, chương trình dự án để chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em một cách toàn diện.
69
- Dưới sự phát động của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, Huyện Tuyên Hóa tích cực huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016- 2020 theo Quyết định Số: 1242/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, với mục tiêu “Xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh và thân thiện cho mọi trẻ em, thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của trẻ em; chủ động phòng ngừa, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; hỗ trợ phục hồi, hòa nhập cho trẻ em hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại”, theo đó tập trung truyền thông, giáo dục, vận động xã hội về các quyền cơ bản của trẻ em; củng cố hệ thống tổ chức, nhân lực và nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; duy trì và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên trong quá trình tố tụng dân sự, hình sự và xử lý vi phạm hành chính. Bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.
- Các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện thường xuyên phối kết hợp với Quỹ bảo trợ trẻ em Tỉnh Quảng Bình thực hiện các chương trình: Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em; Hỗ trợ học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học; Hỗ trợ đột xuất cho trẻ em bị rủi ro, thiên tai, dịch bệnh; Hỗ trợ xây dựng trường mẫu giáo, điểm vui chơi cho trẻ em các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
- Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi huyện Tuyên Hóa, thực hiện các chương trình: dạy nghề tạo việc làm cho người khuyết tật, trẻ mồ côi; phẩu thuật thay thủy tinh thể, đem lại ánh sáng cho người mù nghèo và trẻ em mù; phẫu thuật, phục hồi chức năng cho người khuyết tật; Chương trình cấp xe lăn, xe lắc, xe bại não cho người khuyết tật hệ vận động; cấp xe đạp cho trẻ mồ côi, con thương binh, con liệt sỹ; hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật, trẻ mồ côi tại các xã xây dựng nông thôn mới.
- Ngoài ra, định kỳ hàng năm, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa văn nghệ trên phạm vi toàn huyện như: chương trình trung thu, quốc tế thiếu nhi 20/10, tổ chức trao học bổng cho trẻ em ngheo vượt khó; các hoạt động, thăm hỏi, tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhân các dịp lễ, tết.. đã nhận được sự
70
ủng hộ nhiệt tình, giúp đỡ của các đơn vị, tổ chức, các mạnh thường quân và nhân dân địa phương. Mang lại cho trẻ em sự quan tâm chăm sóc, và cũng là động lực để các em cố gắng hơn nữa.
Đánh giá chung về tình hình chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trên địa bàn Huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Nhìn chung, Huyện Tuyên Hóa đã có sự nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của trẻ em trong xã hội. Từ đó, có sự quan tâm cả trong đường lối, chính sách chỉ đạo, lẫn các chương trình hành động một cách cụ thể và thiết thực. Đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất, môi trường tốt nhất để trẻ em được học tập, vui chơi và phát triển lành mạnh. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương còn nhiều khó khăn, nên trẻ em chỉ được đảm bảo được các quyền cơ bản, thiết yếu nhất cho cuộc sống trong nhóm Quyền được sống còn (như quyền được sống cuộc sống bình thường, được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất, đó là có mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khoẻ, được khai sinh ngay sau khi ra đời) và một số ít trong nhóm Quyền được phát triển (như: được tạo điều kiện để có thể phát triển đầy đủ nhất về cả tinh thần và đạo đức, bao gồm việc học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hoá, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo, nhận được tình sự yêu thương và cảm thông của cha mẹ và người lớn để có thể phát triển hài hoà). Còn lại, các nhóm Quyền được bảo vệ và nhóm Quyền được tham gia vẫn còn nhiều hạn chế và chưa được tạo điều kiện tối đa, chẳng hạn: chưa thực sự có những quy định, nhằm bảo vệ trẻ em trước các hình thức bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình dục, lạm dụng ma tuý, sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc và buôn bán; trẻ em vẫn chưa được quan tâm bảo vệ trong sự riêng tư của mình; hay vẫn chưa có một chế định nào để bảo vệ trẻ em không bị tra tấn, đánh đập và lạm dụng trong trường hợp trẻ em làm trái pháp luật hay bị giam giữ; trẻ em vẫn chưa được tự do bày tỏ quan điểm và ý kiến về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình. Trẻ em còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong việc kết bạn, giao lưu và hội họp hoà bình, được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin và chọn lựa thông tin phù hợp,... Do
71
đó, đòi hỏi trong thời gian tới, Huyện Tuyên Hóa cần phải chú trọng nhiều hơn nữa, cố gắng hơn nữa để quan tâm, chăm sóc và bảo vệ trẻ em được toàn diện và hiệu quả.
2.2.2.2. Tình hình phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
a. Cơ sở pháp lý của công tác phổ biến,giáo dục pháp luật về quyền trẻ em trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Xuất phát từ nhận thức về về vai trò của hoạt động PBGDPL trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của trẻ em và công tác PBGDPL về quyền trẻ em đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện nhà, trong thời gian qua các cấp ủy Đảng và chính quyền huyện Tuyên Hóa luôn coi trọng công tác PBGDPL về quyền trẻ em, coi đây là một nhiệm vụ hàng đầu và thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Triển khai thi hành các chủ trương, đường lối của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước và lãnh đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác PBGDPL nói chung và công tác PBGDPL về quyền trẻ em nói riêng, trong những năm qua, huyện Tuyên Hóa luôn xác định rõ ba mục tiêu sau:
- Tăng cường sự phối hợp giữa Phòng Tư pháp huyện với các ngành, đoàn thể, tổ chức triển khai việc tuyên truyền, PBGDPL rộng rãi trong cán bộ và nhân dân các văn bản pháp luật thiết thực với đời sống xã hội.
- Tổ chức biên soạn, in ấn, phát hành đề cương tuyên truyền các văn bản luật đến các ngành, các địa phương làm tài liệu để những đơn vị này nhân ra diện rộng.
- Tổ chức khảo sát nắm tình hình về công tác PBGDPL, nhu cầu hiểu biết, khả năng nhận thức về pháp luật trong cán bộ và nhân dân để trên cơ sở đó xác định phương pháp và hình thức phù hợp với từng đối tượng.
Để đạt được những mục tiêu nêu trên UBND huyện đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt nhằm quán triệt cũng như chỉ đạo triển khai các văn bản trong công tác PBGDPL và công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em của Trung ương và của tỉnh như: Quyết định số:705/QĐ-TTg ngày 25/05/2017 Ban hành chương trình Phổ biến
72
giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021; Chương trình PBGDPL của UBND tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2017; Kế hoạch số 1437/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 – 2021; Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016- 2020 và hệ thống các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tư pháp.
Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác PBGDPL về quyền trẻ trên địa bàn huyện còn được khẳng định bởi việc ban hành hệ thống các văn bản nhằm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện.
Giai đoạn 2012 đến nay, Huyện ủy, UBND huyện, và các tổ chức, đoàn thể, hội, nhóm trên địa bàn huyện Tuyên Hóa đã trực tiếp ban hành 41 văn bản và chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và các xã, thị trấn ban hành rất nhiều văn bản nhằm triển khai thực hiện công tác PBGDPL, trong đó có công tác PBGDPL về quyền trẻ em. Cụ thể có: Thông tri về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân địa phương; Quyết định phê duyệt chương trình PBGDPL huyện Tuyên Hóa giai đoạn từ năm 2017-2021; Kế hoạch cấp phát tài liệu cho cán bộ làm công tác PBGDPL cấp xã giai đoạn 2015 - 2017; Kế hoạch PBGDPL qua các năm;
Chương trình PBGDPL cụ thể hàng quý, hàng tháng; Kế hoạch tổ chức các hội thi, cuộc thi tìm hiểu pháp luật; Kế hoạch tuyên truyền công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em năm 2017 trên địa bàn huyện; hệ thống văn bản của các tổ chức xã hội trong thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,.. công văn tăng cường hoạt động trợ giúp pháp lý, xây dựng và khai thác Tủ sách pháp luật;... Các văn bản này nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò, trách nhiệm của mỗi công dân và tập thể trong công tác PBGDPL nói chung và trong công tác bảo vệ những quyền cơ bản của trẻ em trong xã hội nói riêng. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và cán bộ, đảng viên trong chỉ đạo và thực hiện công tác PBGDPL về quyền trẻ em trên địa bàn huyện Tuyên Hóa.