Các giải pháp khác để nâng cao chất lượng PBGDPL về quyền trẻ em trên địa bàn huyện Tuyên Hóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phổ biến, giáo dục về quyền trẻ em ở Huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình (Trang 122 - 130)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em

3.2.5. Các giải pháp khác để nâng cao chất lượng PBGDPL về quyền trẻ em trên địa bàn huyện Tuyên Hóa

3.2.5.1. Đưa PBGDPL về quyền trẻ em vào chương trình giáo dục quốc dân.

Theo số liệu thống kê của Huyện Tuyên Hóa, trẻ em chiếm trên 27% dân số toàn huyện, trong số đó có trên 85% trẻ em thuộc sự quản lý của nhà trường. Hơn nữa, môi trường giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng nhất, hiệu quả nhất trong việc truyền thu kiến thức và xây dựng nhất cách con người. Vì vậy đưa PBGDPL về quyền trẻ em vào hệ thống giáo dục quốc dân trở thành một môn học chính thức là rất cần thiết và phát huy tối đa hiệu quả. Việc này vừa đảm bảo tính thống nhất, tính liên thông của chương trình, vừa thường xuyên liên tục, rộng khắp nước và mang tính chủ động, tránh phụ thuộc vào các chương trình, dự án,.... Mặt khác, Giáo viên là những người được học sinh tôn trọng và quý mến, nên chẳng có gì hiệu quả hơn khi chính giáo viên là người truyền đạt, giáo dục cho học sinh về quyền của chính mình, của bạn bè mình.

Khi đưa PBGDPL về quyền trẻ em vào hệ thống giáo dục thì có thể lồng ghép, tích hợp vào nội dụng giảng dạy các môn học khác có mối liên quan, hỗ trợ như giáo dục đạo đức, giáo dục công dân, giáo dục pháp luật,.... Do đó, việc cần thiết ngay lúc này là phải hình thành một chương trình giáo dục phù hợp, trở thành một môn học chính khóa từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông. Bên cạnh đó cũng phải có các chương trình, buổi tập huấn, để bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên thực hiện giảng dạy môn học này. Có như bậy thì công tác PBGDPL về quyền trẻ em mới có được hiệu quả.

114

3.2.5.2. Bảo đảm các điều kiện kinh phí, vật chất đảm bảo phục vụ công tác PBGDPL về quyền trẻ em trên địa bàn huyện Tuyên Hóa.

Hiện nay, việc trang bị cơ sở vật chất chưa đầy đủ và bố trí nguồn kinh phí phục vụ công tác PBGDPL về trẻ em còn hạn chế, là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng công tác PBGDPL về quyền trẻ em tại địa bàn huyện Tuyên Hóa chưa đạt được kết quả như mong muốn. Chính vì vậy, trong thời gian tới, yêu cầu tất yếu là phải đầu tư cơ sở vật chất và nguồn kinh phí cần thiết cho hoạt động này.

Cần trang bị cơ sở vật chất phục vụ công tác PBGDPL về quyền trẻ em bao gồm các trang thiết bị, phương tiện như: Trụ sở, hội trường, máy vi tính kết nối internet, băng hình, băng tiếng, đĩa CD, đĩa VCD, tủ sách pháp luật… nhằm tạo điều kiện cho cán bộ thực hiện công tác PBGDPL về quyền trẻ em thực hiện tốt nhiệm vụ.

Về kinh phí, cần phải thực hiện tốt việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đầu tư kinh phí nhằm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL về quyền trẻ em; đảm bảo kinh phí để in ấn các tài liệu cần thiết, các văn bản pháp luật mới, tờ rơi, tờ gấp,...

Để đảm bảo cơ sở vật chất và kinh phí cần thiết phục vụ công tác PBGDPL về quyền trẻ em, tất yếu phải có sự quan tâm rất lớn từ phía HĐND và UBND huyện, các xã, thị trấn để được bố trí, sắp xếp nguồn kinh phí hợp lý.

3.2.5.3. Các giải pháp hỗ trợ khác

Để đảm bảo nâng cao chất lượng PBGDPL về quyền trẻ em trên địa bàn huyện Tuyên Hóa thì ngoài những giải pháp cụ thể nêu trên còn có các giải pháp hỗ trợ khác như:

- Tăng cường PBGDPL về quyền trẻ em không tách rời với việc nâng cao trình độ dân trí và cải thiện đời sống cho nhân dân. Song song với việc PBGDPL về quyền trẻ em, Nhà nước cần có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, phát triển kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

115

- Xây dựng cơ chế chặt chẽ, hợp lý nhằm tiếp tục tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác PBGDPL về quyền trẻ em. Sự phối hợp trên cơ sở quy định của pháp luật, có sự phân công, phân nhiệm cụ thể, rang buộc trách nhiệm đối với từng cơ quan, đơn vị.

- Có sự quan tâm hợp lý và chú trọng xây dựng chương trình, kế hoạch PBGDPL về quyền trẻ em thiết thực, linh hoạt, gắn với mỗi thời điểm, tình hình cụ thể, không giáo điều, rập khuôn, cứng nhắc nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả khi đưa vào triển khai trong thực tế.

- Kết hợp PBGDPL về quyền trẻ em với tổ chức thực hiện pháp luật về quyền trẻ em nghiêm minh, triệt để; áp dụng pháp luật một cách đúng đắn và nghiêm minh.

116

Tóm tắt chương 3

Xuất phát từ những hạn chế còn tồn tại trong công tác PBGDPL về quyền trẻ em trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta nói chung; lãnh đạo, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và nhân dân địa phương nói riêng cần phải chung sức, đồng lòng, quyết tâm, kiên quyết nhìn thẳng vào vấn đề để đưa công tác PBGDPL về quyền trẻ em đạt được hiệu quả tối ưu. Theo đó, cần phải đổi mới tư duy, thay đổi góc nhìn về quyền trẻ em, về công tác xây dựng pháp luật về quyền trẻ em và công tác PBGDPL về quyền trẻ em; từ đó xác định được phương hướng đúng đắn, hướng đi hiệu quả; cần đưa ra những giải pháp cụ thể, rõ ràng cho từng chủ thể, từng đối tượng; quy định rõ quyền và nghĩa vụ của mọi người trong công tác PBGDPL về quyền trẻ em; xác định đúng đắn được nội dung trọng tâm, thay đổi hình thức và phương pháp để phát huy tối đa tính hiệu quả; đồng thời cần phải huy động tối đa mọi nguồn lực, hợp lý và đúng đắn; một khi đã thực hiện được những điều đó, thì công tác PBGDPL về quyền trẻ em sẽ đem lại những hiệu quả đáng mong đợi.

117 KẾT LUẬN

Phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em được xem như là nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay của Đảng và Nhà nước ta. Nhận được sự ủng hộ và nhiệt tình tham gia của mọi tổ chức và các nhân trong xã hội, từ hoạt động của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước đến các tổ chức kinh tế, tổ chức đoàn thể kinh tế, tổ chức đoàn thể quần chúng và các tổ chức khác; bằng các hình thức, phương pháp đa dạng phong phú, phù hợp với từng đối tượng cụ thể đã đưa pháp luật về quyền trẻ em đi vào thực tiễn cuộc sống một cách nhẹ nhàng, góp phần nâng cao trình độ dân trí vào nên văn hóa coi trọng trẻ em cho cán bộ và nhân dân. Đồng thời, xây dựng một xã hội mà ở đó ý thức “thượng tôn pháp luật” được đặt lên hàng đầu, tất thảy mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội đều tự nguyện tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh, có tinh thần bảo vệ pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật.

Công tác PBGDPL về quyền trẻ em hiện nay ở nước ta nói chung và trên địa bàn huyện Tuyên Hóa nói riêng, là môt lĩnh vực còn nhiều mới mẻ và mang tính đặc thù riêng, do đó gặp không ít khó khăn, hạn chế.

Để khắc phục những tồn tại vốn có và phát huy tối đa hiệu quả của công tác PBGDPL về quyền trẻ em, cần sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương; phải có sự phối hợp thực hiện đồng bộ của toàn thể các tổ chức, cơ quan ban ngành, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong xã hội.

Công tác PBGDPL về quyền trẻ em là một quá trình lâu dài, liên tục, thường xuyên; đòi hỏi phải được thực hiện từng bước, không chủ quan, nóng vội; phải tập trung tạo ra chất lượng thực sự thay thế cho hoạt động chỉ mang tính hình thức, thiếu hiệu quả trước đó. Phải nghiên cứu tìm tòi, tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Kết hợp hài hòa giữa mục tiêu ổn định lâu dài với các nhiệm vụ cụ thể trước mắt, trong đó không loại trừ việc thử nghiệm thông qua các “điểm chỉ đạo”.

118

Phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ những nội dung pháp luật, nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, và phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Đặc biệt quan tâm đến các đối tượng có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn, người dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật, những để tìm ra được cách thức PBGDPL về quyền trẻ em đạt được hiệu quả tối ưu. Tạo mọi điều kiện tốt nhất để những người làm công tác này và bản thân chính mỗi công dân, mỗi trẻ em Việt Nam đều am hiểu pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của nhà nước và xã hội. Nâng cao ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

Tạo bước phát triển mới trong công tác PBGDPL về quyền trẻ em để hỗ trợ tích cực hơn nữa nhu cầu hiểu biết pháp luật, nâng cao dân trí pháp lý trong cán bộ, nhân dân; tạo một môi trường ổn định, vững chắc, an toàn cho sự phát triển toàn diện cho trẻ em Việt Nam; góp phần bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; đưa pháp luât bảo vệ quyền trẻ em trở thành một nếp sống văn hóa trong đời sống thường nhật của mọi người dân; góp phần bảo vệ nguồn nhân lực cho tương lai của đất nước trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế hiện đại.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

2. Bộ Tư pháp (2002), Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật, chương trình phát triển LHQ, Hà Nội.

3. Bộ Tư pháp (2010), Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề Xây dựng luật phổ biến, giáo dục pháp luât.

4. Chi cục thống kê Huyện Tuyên Hóa (2016), Niên Giám thống kê Huyện Tuyên Hóa 2016.

5. Chỉ thị số 1408/CT-TTg ngày 01/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

6. Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 05-11-2012, của Bộ Chính trị về Tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới.

7. Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

8. Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị(ICCPR),1966.

9. Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa(ICESCR),1966.

10. Công ước về quyền trẻ em, 1989.

11. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Hiến pháp Việt Nam năm 1946,1959,1980 và 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

13. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 9, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

14. Hồ Ngọc Dũng (2012), Một số vấn đề về giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

15. Hội Luật gia Huyện Tuyên Hóa (2016), Báo cáo công tác của Hội Luật gia huyện Tuyên Hóa 2016 và phương hướng năm 2017.

16. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận và Pháp luật về Quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.

17. Nguyễn Ngọc Hưng (2013), Giáo dục quyền con người, quyền công dân ở nước ta hiện nay- thực trạng và giải pháp, Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Như Quỳnh (2014), Ý thức pháp luật và hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay, Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội .

19. Nguyễn Thị Thu Thủy (2013), Giáo dục nhân quyền trong hệ thống các trường Đại học ở Việt Nam, Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội.

20. Phạm Tất Dong (2007),Chương trình nghiên cứu về trẻ em Việt Nam:

“Nghiên cứu vị trí, vai trò của gia đình và cộng đồng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam.

21. Quốc hội (2004), Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

22. Quốc hội (2006), Luật Trợ giúp pháp lý.

23. Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động.

24. Quốc hội (2012), Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.

25. Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính.

26. Quốc hội (2013), Hiến pháp 2013.

27. Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và gia đình 28. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự.

29. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự.

30. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức Chính quyền địa phương.

31. Quốc hội (2016), Luật Trẻ em.

32. Quốc hội (2017), Luật Trợ giúp pháp lý.

33. Thủ tướng Chính phủ (1997), Quyết định số 734/TTg về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách.

34. Trịnh Hòa Bình (2001), Hoạt động, tư vấn- xây dựng chương trình truyền thông- vận động trẻ em giai đoạn 2001-2005.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phổ biến, giáo dục về quyền trẻ em ở Huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình (Trang 122 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)