CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em
3.2.3. Xác định đúng đắn nội dung, hình thức, phương pháp PBGDPL về quyền trẻ em cho từng đối tượng trên địa bàn huyện Tuyên Hóa
Đối tượng PBGDPL về quyền trẻ em rất da dạng, mỗi đới tượng lại có những điều kiện, khả năng khác nhau để tham gia, tiến nhận nội dung của dạng PBGDPL về quyền trẻ em. Do đó, tương ứng với mỗi một nhóm đối tượng cụ thể cần phải
109
xây dựng một nội dung, hình thức và phương pháp riêng, thích hợp với điều kiện và khả năng của họ.
3.2.3.1. Về nội dung
Nhược điểm lớn nhất trong hoạt động PBGDPL về quyền trẻ em nói chung, trên địa bàn huyện Tuyên Hóa nói riêng chính là việc nặng về lý thuyết. Các chủ thể thực hiện công tác PBGDPL về quyền trẻ em chủ yếu cung cấp cho đối tượng người nghe những điều luật khô khan, cứng nhắc, đơn điệu; những quy định mang tính chất chung chung dễ dẫn đến tâm lý nhàm chán. Mặt khác, việc chuẩn bị nội dung của mỗi chủ thể thường tùy tiện theo quan điểm chủ quan của mình, chưa theo một định hướng chung trọng tâm, chưa gắn với thực tế cuộc sống; vì vậy nội dung PBGDPL về quyền trẻ em chưa đảm bảo, thiếu tính thiết thực là điều khó tránh khỏi.
Nội dung PBGDPL về quyền trẻ em trên địa bàn huyện cần được đổi mới theo hướng không chỉ đáp ứng nhu cầu kiến thức cơ bản về pháp luật mà còn phải phù hợp với địa bàn, mang tính thiết thực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Nội dung PBGDPL về quyền trẻ em phải đảm bảo trang bị cơ sở lý luận, phương pháp luận cần thiết cho đối tượng nâng cao khả năng nhận thức, sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng vào thực tiễn công tác, sinh hoạt.
Công tác PBGDPL về quyền trẻ em cần phải xây dựng các nội dung pháp luật cụ thể cần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phù hợp với từng thời kỳ; có sự hướng dẫn chung, thống nhất về nội dung; trên cơ sở nội dung giáo dục pháp luật đã được cung cấp, cán bộ làm công tác PBGDPL về quyền trẻ em cũng phải viên biên soạn lại cụ thể, phù hợp với đặc điểm, điều kiện, trình độ nhận thức, tính chất công việc của từng đối tượng.
3.2.3.2. Về hình thức
Xác định đúng, đủ nội dung PBGDPL về quyền trẻ em cho từng đối tượng là yếu tố có ý nghĩa quyết định cho việc đạt tới mục đích của giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, nội dung không thể tự thân đi vào nhận thức, tình cảm của người được giáo dục mà phải qua các kênh truyền tải thông tin, các cách thức và biện pháp tác động
110
nhất định, phù hợp với khả năng tiếp cận của đối tượng. Do đó, hiệu quả của công tác PBGDPL về quyền trẻ em không chỉ phụ thuộc vào nội dung mà còn phụ thuộc vào các hình thức tuyên truyền.
Đối với địa miền núi như huyện Tuyên Hóa thì việc lựa chọn nhằm đổi mới hình thức PBGDPL về quyền trẻ em phù hợp có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hình thức của công tác PBGDPL về quyền trẻ en phải tập trung phát huy những ưu thế tổng hợp của tất cả các hình thức PBGDPL, theo đó:
- Trước hết là tăng cường PBGDPL về quyền trẻ em thông qua hình thức tuyên truyền miệng. Đây là hình thức phổ thông, truyền thống nhưng đem lại hiệu quả tốt; nó không chỉ truyền đạt thông tin mà còn qua đó truyền cảm xúc, thái độ, sắc thái tình cảm sang người nghe, làm cho người nghe đón nhận vấn đề bằng cả lý trí và tình cảm. Vì thế, cần đa dạng hóa cách thức thể hiện, không chỉ thông qua buổi lên lớp mà bằng những cách thức sinh động, linh hoạt hơn như tổ chức tọa đàm, đối thoại, các buổi nói chuyện, hoạt cảnh tình huống, lời ca, tiếng hát... Muốn vậy, đòi hỏi những người thực hiện phải có sự đầu tư cho nội dung cần tuyên truyền, phổ biến; rèn luyện kỹ năng truyền đạt; nâng cao khả năng xử lý tình huống trong quá trình truyền đạt.
- Tăng cường PBGDPL về quyền trẻ em thông qua hoạt động trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng là một hình thức thiết thực. Trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, một số phương tiện thông tin nên khai thác như: Báo tỉnh, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh – truyền hình huyện, hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, các cuốn sách pháp luật do cơ quan tư pháp phối hợp với các cơ quan, đơn vị khác để xuất bản... Công tác PBGDPL về quyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng cần phải mở rộng thêm chuyên trang pháp luật về quyền trẻ em ; cần lựa chọn những chuyên đề có nội dung mang tính thời sự, tiêu điểm mà đông đảo quần chúng nhân dân đang mong muốn được tìm hiểu tuyên truyền.
111
- Xây dựng trang web riêng về công tác PBGDPL về quyền trẻ em để người dân có thể cập nhật thông tin, trao đổi, bàn luận và tìm hướng giải quyết cho những vấn đề bức xúc trong đời sống.
- Đối với trang thông tin điện tử của huyện cần thường xuyên rà soát văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực, cập nhật vào cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật để đăng tải nhằm kịp thời phục vụ nhu cầu tra cứu văn bản pháp luật.
- Cần chú ý đến các đối tượng đặc thù để có hình thức PBGDPL về quyền trẻ em. Như đối với người dân tộc thiểu số, cần thiết phải dịch thuật sang tiếng nói, ngôn ngữ của họ, đội ngũ làm công tác PBGDPL vè quyền trẻ em chính là già làng, trưởng bản, những người dân tộc có trình độ học vấn nhất định. Hình thức có thể thông qua hoạt động văn hóa của làng, xã bằng tranh, ảnh, panoo, áp phích, tờ rơi, phim, kịch. Đối với vùng sâu, vùng xa, có điều kiện đi lại khó khăn, có thể in ấn tài liệu, tranh ảnh có hình thức đẹp, dễ hiểu vào giao cho các đoàn thể quần chúng, chính quyền địa phương phát cho từng hộ gia đình để họ có bước đầu tiếp cận và làm quen.
Ngoài ra, công tác PBGDPL về quyền trẻ em trên địa bàn huyện tùy theo từng địa bàn, với đối tượng cụ thể để có sự cân nhắc, lựa chọn và đầu tư hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phù hợp. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện để tìm ra hình thức PBGDPL về quyền trẻ em phù hợp nhất cho từng nhóm đối tượng cụ thể.
3.2.3.3. Về phương pháp
Phương pháp PBGDPL về quyền trẻ em chính là tìm sự giao thoa, đồng cảm giữa người thực hiện công tác này với đối tượng mà họ hướng đến. Để đạt được mục đích đó trong phương pháp PBGDPL về quyền trẻ em cần:
- Xác định đúng trọng tâm nội dung, tìm các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để làm rõ vấn đề, cần chú ý khai thác bản chất các quy định, tránh trình bày quá dài dòng hay đọc nguyên bản văn bản pháp luật.
- Tăng cường sự trao đổi giữa chủ thể PBGDPL về quyền trẻ em với người nghe. Trao đổi không nhất thiết là hỏi và trả lời, không chỉ là tranh luận, là thảo
112
luận mà có khi chỉ qua sự đồng cảm, sự chăm chú, ủng hộ… cũng chính là sự giao lưu giữa người nói và người nghe. Với một câu nói dí dỏm, thu hút, một tình huống thực tế, người PBGDPL có thể thăm dò được sự chú ý của người nghe, mức độ đồng tình, ủng hộ của họ để từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp truyền đạt phù hợp.
- Trong quá trình PBGDPL về quyền trẻ em cũng cần đặc biệt chú ý đến đặc trưng từng nhóm đối tượng để lựa chọn, điều chỉnh và đổi mới phương pháp PBGDPL về quyền trẻ em cho phù hợp.