- Kiến thức: Củng cố thêm kiến thức về sắp xếp, bố trí đồ đạc trong gia đình.
- Kĩ năng: Sắp xếp được đồ đạc, chỗ ở của bản thân và gia đình một cách hợp lí.
- Thái độ: Hình thành ý thức về nếp sống gọn gàng, ngăn nắp.
- Định hướng năng lực: Rèn năng lực thực hành, giao tiếp,quan sát, hợp tác, tư duy.
II./ Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Dụng cụ : bút, thước, giấy vẽ, bút màu, các dụng cụ vẽ cần thiết…
- Một số tranh ảnh về sắp xếp đồ đạc trong gia đình(nếu có).
2. Học sinh:
- Chuẩn bị theo hướng dẫn giờ trước.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.
*Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
? Em hãy nêu cách sắp xếp đồ đạc trong nhà ở sao cho hợp lý? Giải thích cách sắp xếp đó của mình?
? Các khu vực sinh hoạt trong gia đình được phân chia như thế nào? Yêu cầu của mỗi khu vực?
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 5’
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh vào bài mới.
- Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi
- Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.
- Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
- Gợi ý tiến trình: GV đặt câu hỏi cho học sinh:
¿ Bàn học của các em có nên kê gần cửa ra vò không? Tại sao?
HS: Không, vì không yên tĩnh khi học bài,…
Giới thiệu bài mới:
: Tiết trước chúng ta đã thực hành 1 tiết về sắp xếp đồ đạc hợp lí trong gia đình. Hôm nay chúng ta vẫn tiếp tục thực hành để rẽn luyện kĩ năng sắp xếp, bố trí đồ đạc của các em.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Mục tiêu : HS ôn luyện lại các kiến thức về sắp xếp đồ đạc hợp lý, biết sắp xếp các đồ đạc trong từng khu vực sinh hoạt hợp lý.
Nhiệm vụ : HS trả lời các câu hỏi GV đưa ra, trao đổi thảo luận nhóm Phương thức hoạt động : hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
Sản phẩm : nội dung câu trả lời cá nhân của HS, sản phẩm của nhóm ghi vào phiếu học tập
Gợi ý tiến trình hoạt động
Họat động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Công
tác chuẩn bị.(2’)
Hoạt động 2: Nội dung thực hành.(7’) - GV nêu nội dung và yêu cầu thực hành.
- GV gợi ý hoặc yêu cầu hs nhắc lại 1 số kiến thức về cách sắp xếp một số đồ đạc và khu vực sinh hoạt
- HS chuẩn bị như giờ trước.
- HS nghe và nắm rõ nội dung cần thực hành..
- Phòng khách cần rộng rãi, sáng sủa, thoáng mát; bàn thờ cần đặt
I. Chuẩn bị.
Giấy vẽ, bút, thước, chì tẩy, màu vẽ, các dụng cụ vẽ cần thiết…
II. Nội dung thực hành.
Em hãy tự bố trí, sắp xếp đồ đạc trong phòng khách của gia đình em với các đồ dùng sau:
bàn uống nước, 4 ghế, bàn thờ, bình đựng nước, lọ hoa, tivi, tủ đựng tivi, gương soi và 2 cửa sổ, 1 cửa ra vào
phòng khách như: bàn ghế, bàn thờ, cửa…
nơi trang trọng hoặc có thể gắn lên tường…
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH /LUYỆN TẬP: 23’
Mục tiêu : Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.
Nhiệm vụ : HS thực hành yêu cầu của Gv giao cho.
Phương thức hoạt động : HĐ nhóm
Sản phẩm : Sản phẩm của các nhóm học sinh.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV nêu yêu cầu thực hành:
+ Mỗi HS hoàn thành một bài vẽ mô tả cách sắp xễp của mình.
+ HS có thể thảo luận với nhau để tìm ra phương án hợp lí nhất cho bài vẽ của mình.
+ Cuối giờ nộp cho gv.
- HS chuẩn bị mọi dụng cụ và bắt đầu thực hành, có thể thảo luận với các bạn
- Cuối giờ nộp bài tập lại cho gv.
III. Thực hành.
- Trình bày trên bài vẽ
cách sắp xếp theo ý muốn
- Cuối giờ nộp bài cho gv
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG: 5’
Mục tiêu : Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để vận dụng vào thực tế.
Nhiệm vụ : Thực hiện yêu cầu các câu hỏi GV giao cho.
Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân Sản phẩm : Câu trả lời được ghi vào vở.
Gợi ý tiến trình hoạt động
- GV: Phòng ngủ nhà em thường có những đồ đạc nào, các đồ đạc đó được sắp xếp như nào?
HS trả lời tại lớp.
- GV yêu cầu học sinh về nhà sắp xếp lại đồ đạc trong nhà mình sao cho hợp lý, khoa học.
* Rút kinh nghiệm.
Tuần 12
Ngày soạn: 6 / 11/
Ngày dạy: 11 / 11 /