CƠ QUAN SINH DỤC NỮ

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH HỌC 8 KÌ 2 CÔNG VĂN 5512 5 HOẠT ĐỘNG (Trang 150 - 154)

1. Kiến thức

-Kể tên và xác định được trên tranh các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ.

-Nêu được chức năng cơ bản của các bộ phận sinh dục nữ.

-Nêu được đặc điểm cấu tạo của trứng.

2. Năng lực

-Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

3. Phẩm chất:

-Giáo dục ý thức giữ vệ sinh và bảo vệ cơ quan sinh dục.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV:

-Tranh phóng to hình 61.1 và 61.2 SGK.

-Tranh quá trình sinh sản ra trứng.

2 - HS :

-Photo bài tập bảng 61 trang 192.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyền giao nhiệm vụ: Gv gọi 2 bạn bất kì lên bảng đứng đối diện vào nhau và hỏi: “ e thấy bạn đối diện có những thay đổi gì so với ngày lớp 6”…. Sau đó gv dựa vào câu trả lời của Hs để giới thiệu vào bài.

- Ở lứa tuổi của chúng ta, đang bước vào tuổi dậy thì, có những bạn thấy cơ thể mình có một số biến đổi mà không biết sẽ phải làm gì, xử lý ra sao và cũng không dám chia sẻ với ai. Đôi khi đó có thể là nguyên nhân dẫn đến việc có thai ngoài ý muốn hay mắc một số bệnh viêm nhiễm qua đường sinh dục. Chương này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kĩ về những băn khoăn, thắc mắc không dám chia sẻ cùng ai đó nhé!

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV giảng giải : Cơ quan sinh dục có chức năng quan trọng, đó là sinh sản duy trì nòi giống, vậy chúng có cấu tạo như thế nào ? B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Dẫn dắt:

Cơ quan sinh dục nữ có chức năng đặc biệt, đó là mang thai và sinh sản. Vậy cơ quan sinh dục nữ có cấu tạo như thế nào?

HĐ 1:

a. Mục tiêu: Kể tên và xác định được trên tranh các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: I. Các bộ phận của cơ quan

sinh dục nữ:

GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:

+ Hoàn thành bài tập mục  trang 190

+ Gv nhận xét kết quả của các nhóm và hoàn thiện kiến thức

+ Cơ quan sinh dục nữ gồm những bộ phận nào ? + Chức năng của từng bộ phận ?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 61.1, 61.2 - Trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời.

- HS quan sát lại hình 61.1 và 61.2 , đọc lại bài tập điền từ → trình bày trên tranh

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

Gv giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh ở em nữ → tránh viêm nhiễm

Gồm:

- Buồng trứng: sản sinh ra trứng.

- Ống dẫn, phễu: thu trứng và dẫn trứng.

- Tử cung: Đón nhận và nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh.

- Âm đạo: thông với tử cung.

- Tuyến tiền đình: tiết dịch nhờn

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm : HS làm các bài tập d. Tổ chức thực hiện:

-Gv phát tờ photo để HS làm bài tập bảng 61 trang 192 SGK → HS tự lựa chọn, sau khi làm bài xong đổi bài cho bạn.

-Gv thông báo đáp án đúng → HS chấm bài của bạn.

-Gv chấm ngay 5 -7 bài để nhận xét HS.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b) Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm : HS làm các bài tập d) Tổ chức thực hiện:

- Gv giới thiệu trong một số trường hợp bệnh có thể xảy ra ở nữ trong thời kì kinh nguyệt ở tuổi dậy thì và hướng dẫn các em cách phòng bệnh cũng như bảo vệ cơ quan sinh dục.

- Đưa thêm hình ảnh minh họa cho sự thay đổi ở nữ giới khi bước vào dậy thì chính thức

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Học bài, làm bài tập SGK tr.192 Đọc mục “Em có biết”

Đọc trước bài 62 “Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai”.

* Rút kinh nghiệm bài học:

………

………

Tuần:……….. Ngày……… tháng………năm………

Ngày soạn:….

Ngày dạy:……

Tiết số: ………

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH HỌC 8 KÌ 2 CÔNG VĂN 5512 5 HOẠT ĐỘNG (Trang 150 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(228 trang)
w