Đánh giá một số kết quả đạt được trong quá trình tranh tụng trong giai đoạn điều tra

Một phần của tài liệu Tranh tụng trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự tại việt nam (Trang 56 - 63)

Chương 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRANH TỤNG TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ TẠI VIỆT NAM 2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về tranh tụng trong điều tra vụ án hình sự

2.2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về tranh tụng trong điều tra vụ án hình sự . 49

2.2.1 Đánh giá một số kết quả đạt được trong quá trình tranh tụng trong giai đoạn điều tra

Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cải cách tư pháp của Việt Nam dẫn đến sự sửa đổi về phạm vi điều chỉnh của BLTTHS năm 2003 “một cách cơ bản và toàn diện”31. Một số vấn đề liên quan đến chủ thể tham gia bào chữa - một bên tranh tụng trong giai đoạn điều tra cũng được thay đổi theo hướng mở rộng quyền hơn so với BLTTHS năm 1988. Trên cơ sở này, trong những năm trở lại đây, dù vẫn chưa được ghi nhận một cách chính thức, nhưng những vấn đề liên quan đến chủ thể bên bào chữa - một bên tạo nên hoạt động tranh tụng trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự cũng bắt đầu được chú ý và có những chuyển biến tích cực về nhiều mặt.

Một là, sự chuyển biến về số lượng và chất lượng người bào chữa, đặc biệt là luật sư. Trong năm năm trở lại đây, đội ngũ luật sư đã có một bước phát triển mạnh

       

31 Nguyễn Thái Phúc (2003), “Dự thảo BLTTHS (sửa đổi) và nguyên tác tranh tụng”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (9), tr, 3.

về số lượng. Theo số liệu báo cáo tổng kết ngành VKS tối cao, số lượng án thụ lý điều tra của CQĐT trong cả nước từ năm 2006 đến 2010 tăng lên với tỷ lệ không đáng kể, cụ thể: 79.186 vụ án (năm 2006), 80.765 (năm 2007), 84.784 (năm 2008), 85.414 (năm 2009), 78.844 (năm 2010 còn có xu hướng giảm) (xem Phụ lục 1). Trong khi đó, sự phát triển về số lượng luật sư lại rất ấn tượng. Dựa vào Báo cáo số 87/BC- BCS ngày 14/11/2008 của Bộ Tư pháp sơ kết ba năm thực hiện Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cho thấy, nếu như năm 2001 số luật sư cả nước chỉ có 1.632 luật sư chính thức và 468 người tập sự hành nghề luật sư thì “đến nay trong cả nước đã thành lập được 62 đoàn luật sư/63 tỉnh, thành phố với hơn 6.000 luật sư và 3.000 người tập sự hành nghề luật sư, tăng gấp 200% so với trước khi Luật Luật sư năm 2006 ban hành”32. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có sự phát triển mạnh nhất, cụ thể theo Báo cáo số: 126/BC-UBND ngày 06/10/2011 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho thấy hiện sau gần năm năm triển khai, thi hành Luật Luật sư, số lượng luật sư tại Thành phố tăng 380%, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam tăng 316% (có 3.075 luật sư và 1.209 người tập sự hành nghề luật sư, với 1.041 tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, 19 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, 178 chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư; 75 luật sư nước ngoài và 45 tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài).

Ngoài ra, qua đối chiếu giữa số lượng vụ án hình sự có sự tham gia của người bào chữa so với số lượng án thụ lý điều tra cho thấy dù tỷ lệ vụ án hình sự có sự tham gia của luật sư đặc biệt là luật sư do được mời còn thấp, chưa đạt mong muốn nhưng tỷ lệ này đang có chiều hướng gia tăng theo từng năm, điển hình tại hai thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 tỷ lệ này chỉ có 9,04% nhưng năm 2010 đã tăng gần gấp đôi chiếm 14,84%; Bình Dương năm 2010 có 386 vụ án có người bào chữa/2.040 số án thụ lý điều tra chiếm 18,92% (xem Phụ lục 2). Bên cạnh đó, hiện nay việc tham gia bào chữa còn có sự đóng góp của một lượng không nhỏ là đối tượng trợ giúp viên pháp lý theo Luật Trợ giúp viên pháp lý (“theo số liệu báo cáo của Bộ Tư pháp, năm 2009 số lượng trợ giúp viên pháp lý trong lĩnh vực hình sự của cả nước là 2.628 người”33) dù đối tượng này theo quy định của BLTTHS vẫn không được xem là người bào chữa. Các Trung tâm trợ giúp pháp lý cũng như trợ

       

32 http://moj.gov.vn/Pages/solieuthongke.aspx

33 http://moj.gov.vn/Pages/solieuthongke.aspx

giúp viên pháp lý đều luôn ở trong tinh thần “sẵn sàng” hỗ trợ bào chữa cho các vụ án hình sự.

Một vụ án hình sự được giải quyết nhanh chóng, bản án Tòa án tuyên đúng người, đúng tội, đúng pháp luật là kết quả của rất nhiều yếu tố tác động. Kết quả này có thể là do số lượng Điều tra viên đã đáp ứng yêu cầu công việc, chất lượng Điều tra viên cũng nâng lên, hay trong giai đoạn điều tra VKS đã thực hiện sự kiểm sát điều tra một cách chặt chẽ. Vì vậy, không thể khẳng định chắc chắn rằng, nhờ có số lượng luật sư tăng, mà tính tranh tụng trong giai đoạn điều tra được nâng lên, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can được đảm bảo. Tuy nhiên, với sự phát triển số lượng luật sư và số lượng vụ án hình sự có sự tham gia của luật sư tăng theo tỷ lệ thuận với số lượng án thụ lý điều tra, cùng với sự giúp sức của đội ngũ trợ giúp viên pháp lý như hiện nay là một tín hiệu đáng mừng cho hoạt động tranh tụng không chỉ tại phiên tòa mà ngay cả trong giai đoạn điều tra. Bởi vì muốn có chất lượng, trước hết phải đảm bảo đủ về số lượng. Do đó, cơ sở đầu tiên để đánh giá sự thay đổi về tranh tụng nói chung và tranh tụng trong giai đoạn điều tra nói riêng không thể không đề cập đến sự gia tăng về số lượng người bào chữa là luật sư. Như vậy, đánh giá một cách khách quan, xét về tương quan lực lượng trong hoạt động tranh tụng, người bào chữa đã bắt đầu phần nào đáp ứng được nhu cầu hiện nay của xã hội.

Không chỉ có sự gia tăng về số lượng, mà trình độ của luật sư trong thời gian qua cũng đang được nâng lên, bước đầu đáp ứng được nhu cầu của hoạt động tranh tụng. “Số luật sư có trình độ cử nhân luật được nâng lên từ 59% (năm 1989) lên 96,95% (năm 2008) và luật sư đã qua đào tạo nghề chiếm 65,8% tổng số luật sư cả nước”34. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng của luật sư khi tham gia hoạt động, kịp thời nhắc nhở, uốn nắn và có biện pháp xử lý nghiêm minh các trường hợp luật sư có biểu hiện vi phạm quy tắc, đạo đức nghề nghiệp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng đã có sự chú trọng đến đạo đức nghề nghiệp của luật sư bằng việc trong năm 2010 ban hành Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư. Vì vậy, hoạt động của người bào chữa (luật sư) trong thời gian gần đây đã phần nào khắc phục được tính hình thức, tham gia chỉ để “hợp thức hóa hồ sơ” cho CQTHTT như trước đây. Do đó, đã có không ít vụ án, nhờ có sự tham gia của người bào chữa trong giai

       

34 Nguyễn Văn Hiển (2010), “Thực trạng vai trò của Luật sư trong tranh tụng tại các phiên tòa hình sự ở nước ta thời gian qua”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (7), tr, 64.

đoạn điều tra mà bị can đã bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình. Tác giả luận văn đơn cử điển hình hai vụ án:

Vụ án 1: Vụ án “Vịt lạc đàn”35 xảy ra năm 2008. Trong vụ án này, Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh đã khởi tố và bắt giam ông Nguyễn Văn Cu về tội “chiếm giữ trái phép tài sản” quy định tại Điều 141 BLHS năm 1999 vì cho rằng ông Cu đã có hành vi chiếm giữ trái phép 150 con vịt. Tuy nhiên, với sự tham gia tích cực từ rất sớm của người bào chữa, ông Cu đã được thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang cấm đi khỏi nơi cư trú và cuối cùng được đình chỉ theo khoản 2 Điều 107 BLTTHS. Sự tham gia của người bào chữa trong vụ án này không phải mang tính hình thức mà họ đã tìm ra được những chứng cứ chứng minh sự mâu thuẫn cũng như thiếu sót về tố tụng từ phía CQĐT là không định giá tài sản trong khi định lượng là yếu tố bắt buộc để cấu thành theo tội này và tạm giam đối với tội ít nghiêm trọng nhưng có lý lịch và nơi cư trú rõ ràng là không cần thiết.

Vụ án 2: Vụ án “vườn mít”36 xảy ra ngày 12/11/2004 tại Bình Phước. Trong vụ án này, Lê Bá Mai đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước tuyên án tử hình về hành vi “hiếp dâm trẻ em” và “giết người” theo Điều 112 và 93 BLHS. Vụ án này đã kéo dài gần bảy năm, trải qua nhiều lần điều tra bổ sung, điều tra lại và xét xử, vì có nhiều vấn đề có ý nghĩa quyết định đến vụ án chưa được CQĐT, VKS làm rõ. Tuy nhiên, qua lần xét xử sơ thẩm thứ tư, Lê Bá Mai đã được Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước tuyên vô tội. Để đạt được kết quả này, một phần có sự đóng góp tích cực của luật sư - những người đã không biết mệt mỏi để “đấu tranh” nhằm đưa ra được những chứng cứ thuyết phục tại phiên tòa, chứng minh rằng trong giai đoạn điều tra, CQĐT đã thực hiện không đúng các quy định của BLTTHS trong việc chứng minh tội phạm. Đó là CQĐT chỉ căn cứ vào các chứng cứ buộc tội mà bỏ qua nhiều chứng cứ khác, nhiều mâu thuẫn giữa lời khai của bị cáo với lời khai của người làm chứng về các đặc điểm của nạn nhân và đặc điểm của bị cáo chưa được làm rõ. Đồng thời, luật sư cũng chỉ ra được một số vi phạm trong quá trình khám nghiệm hiện trường, thu giữ các dấu vết, vật chứng và bảo quản vật chứng...

Như vậy, việc thay đổi theo chiều hướng tích cực (tăng về số lượng và chất lượng được nâng lên) của luật sư - chủ thể đại diện chính cho bên bào chữa tham

       

35 Vụ án này cũng được đăng tải trên các báo: Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh ngày 11/02/2009; Bảo vệ pháp luật của VKS nhân dân tối cao ngày 13/3/2009; Tây Ninh ngày 26/3/2009.

36 Báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh ngày 15 và 16/7/2010, 18/5/2011, 20/5/2011 và 23/5/2011.

gia vào hoạt động tranh tụng với bên buộc tội là một tín hiệu đáng mừng đầu tiên cho hoạt động tranh tụng nói chung và tranh tụng trong giai đoạn điều tra nói riêng.

Hai là, sự chuyển biến về nhận thức của CQTHTT và người tiến hành tố tụng trong mối quan hệ với người bào chữa. Sự thay đổi này được đánh giá thông qua nhiều khía cạnh khác nhau như:

Thứ nhất, thông qua việc các CQTHTT đã ban hành những văn bản dưới luật nhằm cụ thể hóa những quy định của BLTTHS năm 2003 trong việc đảm bảo sự tham gia của người bào chữa trong giai đoạn điều tra. Trong năm 2007, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có Công văn số 45/C16 (P6) ngày 26/01/2007 và Tòa án nhân dân tối cao cũng có Công văn 26/KHXX ngày 28/2/2007 quy định về việc các biên bản hỏi cung bị can trong những trường hợp bắt buộc theo khoản 2 Điều 57 BLTTHS (trừ trường hợp bị can, người đại diện hợp pháp của họ từ chối bào chữa) thì phải có sự tham gia của người bào chữa, nếu không các biên bản hỏi cung đó sẽ không có giá trị pháp lý và hồ sơ vụ án sẽ bị trả để điều tra bổ sung. Hai văn bản này ra đời đã nhận được sự đồng tình của nhiều luật sư. Vì họ cho rằng sau khi có hai Công văn này, tình hình tham gia của người bào chữa đã được cải thiện hơn,

“các vụ án có sự tham gia của người bào chữa được chỉ định trong tất cả các lần hỏi cung đã nhiều hơn trong khi trước đây sự tham gia này chỉ được thực hiện đầy đủ trong giai đoạn xét xử”37. Ngoài ra, trong năm 2010, Bộ Công an, VKS nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao cũng đã phối hợp với Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành Quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan này. Các văn bản này được ban hành cho thấy sự nhìn nhận từ phía CQTHTT và người tiến hành tố tụng về vai trò của người bào chữa trong giai đoạn điều tra đã có sự thay đổi theo hướng tích cực hơn, tạo điều kiện cho hoạt động của luật sư khi tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can được thuận lợi hơn. Điều này cũng có nghĩa tranh tụng trong giai đoạn điều tra bắt đầu được nhìn nhận.

Thứ hai, thông qua những nhận xét, đánh giá của người có thẩm quyền quản lý trong CQTHTT tại các giai đoạn khác nhau của quá trình giải quyết vụ án. Nhiều chủ thể thừa nhận sự tham gia của luật sư trong giai đoạn điều tra là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đến quá trình giải quyết vụ án. Điều này đã giúp cho sự tham gia của người bào chữa vào giai đoạn điều tra được dễ dàng hơn, từ đó nâng cao chất lượng tranh tụng trong giai đoạn điều tra. Điển hình như: Thẩm phán Lương Ngọc

       

37 Nguyễn Trương Tín (2010), “Bàn thêm một số vấn đề về thời điểm và mức độ tham gia bắt buộc của Người bào chữa trong giai đoạn điều tra trong TTHS”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (12), tr, 48.

Trâm, Tòa phúc thẩm Tòa án dân nhân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh nhận định: “Luật sư tham gia vào quá trình điều tra ngay từ đầu, chắc chắn việc phản cung tại phiên tòa sẽ rất hạn chế, đảm bảo cuộc điều tra là trung thực. Đó cũng là cách hạn chế tối đa các hiện tượng oan, sai từ bắt giam, điều tra, truy tố đến xét xử lọt tội hay không đúng người đúng tội”38; hoặc Phó Chánh tòa phúc thẩm Tòa án dân nhân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Xuân Phát, cũng đã có sự nhìn nhận tích cực: “CQĐT nên cho luật sư vào sớm bởi chuyện này có lợi nhiều hơn hại. Tại sao chúng ta lại sợ luật sư vào là bị can sẽ thông cung? Có thông cung sự thật cũng không thể chối bỏ kia mà”39; ngoài ra, Thủ trưởng CQĐT Bộ Công an trong Công văn số 45/C16 (P6) ngày 26/01/2007 cũng đã có nhận định việc có mặt luật sư, người bào chữa là cơ sở quan trọng giúp Điều tra viên và CQĐT không làm oan, sai đối với người vô tội, kịp thời khắc phục các sơ hở, thiếu sót, các sai phạm trong hoạt động điều tra. Điều tra viên phải quen dần với việc có mặt người bào chữa trong hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật, đây là xu thế tất yếu của cải cách tư pháp.

Thứ ba, sự thay đổi tích cực về nhận thức từ phía Điều tra viên đã được đánh giá thông qua chính nhận xét của người bào chữa khi tiến hành một số hoạt động bào chữa. Theo đó, trong cuộc khảo sát do Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tổ chức nhằm xây dựng báo cáo phục vụ cho Hội thảo Quyền bào chữa trong TTHS Việt Nam đã đưa ra nhận xét rằng: “Thời gian đầu khi BLTTHS năm 2003 mới được ban hành vẫn còn rất nhiều luật sư phản ánh các CQTHTT đã gây rất nhiều khó khăn trong việc cấp GCNNBC. Tuy nhiên, đến khi thực hiện việc khảo sát vào tháng 8/2010, dường như việc cấp GCNNBC không còn là một vấn đề bức xúc nữa vì đã có 73% luật sư được phỏng vấn (45/45 luật sư trả lời phỏng vấn) cho rằng họ được cấp GCNNBC đối với các vụ án đã có quyết định khởi tố bị can theo đúng quy định của pháp luật”40. Đây thực sự là một chỉ số tích cực cho hoạt động tranh tụng. Chỉ số này cho thấy sự thay đổi thật sự trong nhận thức của Điều tra viên về vai trò của người bào chữa trong giai đoạn điều tra. Ngoài ra, cũng thông qua cuộc khảo sát này cho thấy, tỷ lệ CQĐT tạo điều kiện cho luật sư được gặp bị can trong trại giam với mức độ “thường xuyên” chiếm 30% số luật sư được phỏng vấn (xem Biểu đồ 1). Dù tỷ lệ này chưa thật sự cao nhưng đây cũng là một con số rất đáng ghi

       

38 Nguyễn Phạm Duy Trang, tlđd 19, tr. 65.

39 Nguyễn Phạm Duy Trang, tlđd 19, tr. 65. 

40UNDP (2010), Dự thảo báo cáo quyền con người trong pháp luật hình sự và thực tiễn Việt Nam, Hà Nội, tr. 32.

nhận về việc Điều tra viên đã tạo điều kiện cần thiết cho người bào chữa được tham gia bào chữa ngay từ giai đoạn điều tra. Điều này cũng có nghĩa, họ bắt đầu đã có sự thay đổi trong nhận thức về tranh tụng trong giai đoạn điều tra.

Chính những sự thay đổi tích cực về nhân sự (cả về số lượng và chất lượng) cũng như trong nhận thức của những chủ thể tiến hành tố tụng đã góp phần đem lại hiệu quả cho hoạt động tranh tụng trong giai đoạn điều tra. Trên cơ sở đó, việc giải quyết vụ án cũng đạt được một số kết quả đáng ghi nhận thông qua một số các tiêu chí đánh giá như:

Tỷ lệ vụ án bị Tòa án trả lại để điều tra bổ sung: Theo số liệu tổng kết ngành Kiểm sát nhân dân từ năm 2006-2010, tỷ lệ vụ án VKS truy tố bị Tòa án trả điều tra bổ sung đã giảm qua từng năm từ 5,8% (năm 2006), 5,7% (năm 2007), 4,9% (năm 2008), 4,5% (năm 2009) chỉ còn 4,0% (năm 2010) (xem Phụ lục 3). Theo tác giả luận văn, con số này đã chứng minh rằng có thể việc thu thập chứng cứ trong giai đoạn điều tra của CQĐT đã được chú trọng hơn trước nhờ có sự tham gia tích cực hơn của người bào chữa nên khi hồ sơ được chuyển sang Tòa án xét xử, chứng cứ buộc tội đã đảm bảo hơn, thủ tục tố tụng được tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Do vậy, Tòa án không phải trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung. Một khi vụ án được giải quyết nhanh chóng do tình trạng vụ án không bị kéo dài vì phải trả hồ sơ điều tra bổ sung sẽ góp phần đảm bảo quyền lợi của người bị buộc tội được thực hiện tốt hơn. Ngoài ra, nhìn dưới góc độ đảm bảo các chức năng tố tụng - điều kiện ảnh hưởng chính đến tranh tụng, thì việc số lượng vụ án bị Tòa án trả hồ sơ lại để điều tra bổ sung giảm cũng có thể là do sự thay đổi trong nhận thức từ Tòa án. Đó là Tòa án đã thực hiện đúng chức năng của mình - chỉ xét xử, còn việc chứng cứ buộc tội có vững hay không là do VKS; nếu tại phiên tòa, chứng cứ buộc tội về hành vi phạm tội của một người không thuyết phục, Tòa án sẽ tuyên người đó không phạm tội. Nếu nhìn nhận dưới góc độ này, tác giả luận văn cho rằng đây là một bước tiến lớn trong việc phân định chức năng, đảm bảo tạo ra thế cân bằng hơn trong quá trình tranh tụng giữa bên buộc tội và bên bào chữa. Như vậy, dù là hiểu theo ý nghĩa tích cực nào nhưng với tỷ lệ vụ án bị Tòa án trả hồ sơ lại để điều tra bổ sung giảm như đã nêu, phần nào cho thấy việc có tranh tụng trong giai đoạn điều tra đã đem lại những tác động tích cực nhất định đến việc giải quyết vụ án.

Tỷ lệ bị cáo được Tòa án tuyên không phạm tội: Theo báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân từ năm 2007-2010, số lượng bị cáo được Tòa án tuyên không phạm tội so với số vụ án VKS truy tố có năm tăng lên nhưng nhìn chung thì xu hướng

Một phần của tài liệu Tranh tụng trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự tại việt nam (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)