Sự cần thiết phải giải quyết xung đột lợi ích trong hoạt động của CTCK

Một phần của tài liệu Giải quyết xung đột lợi ích trong hoạt động của công ty chứng khoán (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUNG ĐỘT LỢI ÍCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁP LÝ NHẰM GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT LỢI ÍCH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CTCK

1.2 Khái quát về các biện pháp pháp lý nhằm giải quyết xung đột lợi ích trong hoạt động của CTCK

1.2.2 Sự cần thiết phải giải quyết xung đột lợi ích trong hoạt động của CTCK

Sự cần thiết phải giải quyết xung đột lợi ích trong hoạt động của CTCK được thể hiện thông qua các tác động của xung đột lợi ích trong bối cảnh TTCK hiện tại. Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc duy trì và nâng cao uy tín trong việc khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng các sản phẩm dịch vụ của CTCK và nguyên tắc đánh đổi giữa việc khai thác xung đột lợi ích với uy tín của chính nó, trong dài hạn, nếu như việc khai thác xung đột lợi ích có thể nhận diện được, CTCK sẽ không còn động lực để thực hiện các hành vi khai thác xung đột lợi ích này. Kết quả là CTCK sẽ cơ cấu lại tiền lương và các quy định về khen thưởng, kỉ luật nhân viên để tạo ra các lợi ích khác đủ mạnh để chống lại các hành vi khai thác xung đột lợi ích. Điều này sẽ tạo động lực để CTCK thay đổi cơ cấu và phát triển phù hợp với thị trường31. Về mặt này, sự tồn tại của xung đột lợi ích có tác động tích cực. Xung đột lợi ích giúp định hướng hoạt động của CTCK và kích thích sự phát triển của thị trường. Tuy nhiên, tác động tích cực của xung đột lợi ích chỉ có thể đạt được khi nhà đầu tư có đầy đủ thông tin, khả năng và kinh nghiệm để kiểm soát được hoạt động của CTCK. Xét về các mặt này, TTCK nói chung và đặc biệt là TTCK của một số nước mới nổi trong đó có Việt Nam chưa thể đạt được.

Cụ thể, về trình độ và kinh nghiệm của nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam. Mặc dù tính đến năm 2014 TTCK Việt Nam đã hoạt động được 14 năm. Tuy nhiên, so với các TTCK lâu đời thì TTCK Việt Nam còn khá non trẻ. Sự mới mẻ của thị trường kéo theo hệ quả là sự yếu kém về kiến thức và kinh nghiệm từ phía nhà đầu tư. Các nhà đầu tư chứng khoán trên TTCK Việt Nam đa số là các nhà đầu tư không chuyên nghiệp, hầu hết chỉ được đào tạo từ các ngành nghề, chuyên môn khác nhau và phần lớn chưa qua khóa đào tạo kiến thức về đầu tư chứng khoán. Trong khi đó, TTCK lại là một thị

29 Đặng Tài An Trang (2011), tlđd, tr. 14.

30 Andrew Crockett, Trevor Harris, Frederic S. Mishkin, and Eugene N. White, tldd, pp. 6.

31 Andrew Crockett, Trevor Harris, Frederic S. Mishkin, and Eugene N. White, tldd, pp.6.

16

trường bậc cao, hàng hóa không phải là “vật” cụ thể, số lượng hàng hóa lớn, danh mục đầu tư đa dạng, giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh – trong đó thông tin về người mua bán gần như không thể xác định cộng với tình trạng bất cân xứng về thông tin (đã trình bày ở phần 1.1.3.3) và sự tác động của các yếu tố thuộc về cấu trúc nội bộ, các khó khăn tài chính tức thời trong ngắn hạn làm cho nhà đầu tư không thể kiểm soát được hoạt động của CTCK. Trên thực tế, rất nhiều nhà đầu tư đã không thu được lợi nhuận thậm chí là thua lỗ do đầu tư theo sự môi giới, tư vấn của CTCK vẫn phải chịu nghĩa vụ trả phí mà không được đền bù, trong khi hoạt động tự doanh của của CTCK vẫn tạo ra lợi nhuận cao đã chứng minh cho việc khai thác xung đột lợi ích này32. Trong những tình huống như vậy, xung đột lợi ích trong hoạt động của CTCK thường tồn tại dưới dạng nguy cơ và gây ra những tác động tiêu cực nhiều hơn là tạo ra tác động tích cực, do đó cần thiết phải có các biện pháp giải quyết.

Tác động tiêu cực của xung đột lợi ích trong ngắn hạn thường phát sinh từ các hành vi khai thác xung đột lợi ích của CTCK, đó chính là sự xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Đối với nhà đầu tư chứng khoán, vấn đề quyền và lợi ích hợp pháp phát sinh từ hoạt động đầu tư là rất quan trọng. Nếu quyền và lợi ích hợp pháp không được bảo vệ thì động cơ đầu tư sẽ không còn. Từ đó, nhà đầu tư sẽ mất niềm tin vào thị trường và sẽ lựa chọn các kênh đầu tư khác. Giải quyết xung đột lợi ích trên TTCK góp phần nâng cao được vị trí vốn yếu thế của nhà đầu tư trong mối quan hệ với CTCK, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư, qua đó làm gia tăng niềm tin của nhà đầu tư đối với hoạt động của CTCK. Củng cố niềm tin của nhà đầu tư đối với hoạt động của CTCK cũng là củng cố các động lực thúc đẩy nhà đầu tư sử dụng các dịch vụ do CTCK cung cấp, thúc đẩy sự phát triển của CTCK và sự phát triển của TTCK nói chung, bởi lẽ, TTCK chỉ có thể đứng vững khi có lòng tin nơi nhà đầu tư và thị trường luôn bị lệ thuộc vào lòng tin33.

Trong dài hạn, vấn đề xung đột lợi ích tồn tại làm cho CTCK có xu hướng che giấu hoặc công bố thông tin sai lệch để trục lợi. Hành vi này làm giảm một cách đáng kể chất lượng thông tin trên TTCK, làm cho vấn đề bất cân xứng thông tin trở nên nghiêm trọng hơn. Bất cân xứng thông tin giữa CTCK với khách hàng làm gia tăng sự lựa chọn bất lợi (adverse selection)34 và sự rủi ro về đạo đức (moral hazard), làm cản trở chức

32 Theo tác giả Hoàng Nam, Báo Vneconomy, Phía sau nỗi niềm oan ức của nhà đầu tư chứng khoán http://vneconomy.vn/2012072609533533P0C7/phia-sau-noi-niem-oan-uc-cua-nha-dau-tu-chung-khoan.htm

33 Lê Vũ Nam (2012), “Các nguyên tắc cơ bản trong việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động đầu tư chứng khoán”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (1 + 2), tr. 111.

34 Lựa chọn bất lợi là vấn đề phát sinh trước khi giao dịch được xác lập, nó được hiểu là sự lựa chọn một phương án huy động vốn không phải là tốt nhất của thị trường khi một bên có khả năng tạo ra những kết quả bất lợi trong các hợp đồng đầu tư tài chính lại chính là bên có đầy đủ thông tin và do đó nỗ lực nhiều nhất để tham gia vào các hợp đồng tài chính nên được thị trường lựa chọn.Rủi ro về đạo đức xảy ra sau khi giao dịch được giao kết. Trong tình huống này, các cá nhân hay công ty cung cấp dịch vụ tài chính sử dụng các khoản đầu tư của nhà đầu tư vào mục đích cá nhân hoặc thực hiện việc đầu tư vào các dự án không mang lại lợi nhuận nhưng làm gia tăng quyền

17

năng dẫn vốn của TTCK. Bất cân xứng thông tin còn là cơ hội cho CTCK tạo ra các thông tin về cung cầu giả tạo, các thông tin sai lệch hoặc che giấu các thông tin đáng tin cậy để tư lợi trong hoạt động kinh doanh của nó. Thông tin đáng tin cậy là chìa khóa để TTCK có thể thực hiện được các chức năng của nó, do đó việc làm sai lệch và che giấu các thông tin này ngăn cản TTCK khỏi những kênh huy động vốn từ những cơ hội đầu tư hiệu quả hoặc làm chậm lại quá trình này do việc đưa ra quyết định trở nên khó khăn hơn, làm giảm tính hiệu quả của TTCK. Về mặt này, giải quyết xung đột lợi ích trong hoạt động của CTCK cũng đồng nghĩa với việc làm tăng tính minh bạch và tính khách quan của thông tin trên TTCK, đảm bảo sự ổn định và phát triển của TTCK Việt Nam.

Như vậy, mặc dù xung đột lợi ích là một hiện tượng khách quan tồn tại trong hoạt động của CTCK, trong nhiều trường hợp nó sẽ có tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của CTCK bằng yêu cầu thay đổi cơ cấu để phát triển cho phù hợp với thị trường, khi có tác động tiêu cực, thị trường cũng sẽ có cơ chế tự động để giải quyết các hành vi khai thác xung đột lợi ích bằng quy luật cạnh tranh của chính nó (Sẽ phân tích cụ thể ở phần sau). Tuy nhiên trong bối cảnh bất cân xứng về thông tin và yếu kém về trình độ, kinh nghiệm của nhà đầu tư chứng khoán trên TTCK thì vấn đề xung đột lợi ích không được kiểm soát đang tạo ra rất nhiều rủi ro cho nhà đầu tư, các hành vi khai thác xung đột lợi ích không chỉ làm xâm phạm đến quyền và lợi ích của nhà đầu tư, làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư đối với TTCK mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn bộ thị trường. Những tác động tiêu cực này trên thực tế đang diễn ra rất phổ biến và do đó đặt ra yêu cầu cần phải có các biện pháp giải quyết.

Có nhiều cách thức và biện pháp để giải quyết xung đột lợi ích nói chung và xung đột lợi ích trong hoạt động của CTCK nói riêng. Nếu dựa vào tính chất của các biện pháp giải quyết có thể phân thành các biện pháp pháp lý, các biện pháp kinh tế, các biện pháp mang tính chất xã hội (như giáo dục, vận động, tuyên truyền…); nếu dựa vào tiêu chí thời gian và quy trình đầu tư chứng khoán có thể phân thành các biện pháp trong giai đoạn phát hành, niêm yết chứng khoán, các biện pháp trong giai đoạn giao dịch, các biện pháp trong quá trình giải quyết tranh chấp; dựa vào chủ thể thực hiện có các biện pháp tự vệ, các biện pháp do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện, các biện pháp tư pháp35; ngoài ra còn có các biện pháp tổ chức thực thi pháp luật hiệu quả, các biện pháp quản trị công ty, thông qua cơ chế tự điều chỉnh, các quy tắc mềm,…36 Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tác giả chỉ tập trung phân tích các biện pháp về pháp lý.

lực và tầm vóc của công ty hơn là chú trọng vào lợi ích của nhà đầu tư. (Xem Andrew Crockett, Trevor Harris, Frederic S. Mishkin, and Eugene N. White, tldd, pp. 2-3.)

35 PGS. TS. Nguyễn Văn Vân (2010), “Bàn về hiệu quả của các biện pháp pháp lý bảo vệ nhà đầu tư trên TTCK”, Kỷ yếu hội thảo Pháp luật bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán – thực tiễn và các giải pháp hoàn thiện, tr. 34.

36 PGS. TS Bùi Xuân Hải (2011), “Bảo vệ nhà đầu tư: Những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật Doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh Hội Nhập”, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, 10/2010.

18

Một phần của tài liệu Giải quyết xung đột lợi ích trong hoạt động của công ty chứng khoán (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)