CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUNG ĐỘT LỢI ÍCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁP LÝ NHẰM GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT LỢI ÍCH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CTCK
2.1 Thực trạng các biện pháp pháp lý nhằm giải quyết xung đột lợi ích trong hoạt động của CTCK theo pháp luật Việt Nam hiện hành
2.1.4 Nghĩa vụ quản lý tách bạch tài khoản của CTCK với tài khoản của nhà đầu tư và các nghĩa vụ khác liên quan đến quản lý tài khoản của nhà đầu tư
Trên TTCK Việt Nam, mặc dù pháp luật cho phép CTCK được phép đăng ký kinh doanh và thực hiện đồng thời nhiều hoạt động khác nhau, tuy nhiên, các hoạt động bảo lãnh phát hành hay tư vấn đầu tư chứng khoán thường không phát triển hoặc không mang lại doanh thu chủ yếu cho CTCK (doanh thu từ hoạt động tư vấn đầu tư năm 2013 chỉ chiếm 8,7% và doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán chỉ chiếm 0,7% trên tổng số doanh thu69), thu nhập (lợi ích) chủ yếu các CTCK đạt được thường là thông qua hoạt động môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán nên các hành vi vi phạm liên quan đến việc sử dụng tài khoản của khách hàng (gắn liền với hai hoạt động này) cũng trở nên phổ biến hơn. Theo báo cáo của UBCKNN năm 2013, bên cạnh các vi phạm mang tính chất quản lý nhà nước như vi phạm các tiêu chí về duy trì điều kiện cấp phép, việc đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính,… thì các vi phạm nghĩa vụ liên quan đến việc quản lý tài khoản khách hàng nhằm khai thác xung đột lợi ích là một trong những hành vi phổ biến nhất trên TTCK Việt Nam hiện nay70. Do đó, các quy định về nghĩa vụ liên quan đến việc quản lý tài khoản của khách hàng trong pháp luật Việt Nam cũng được chú trọng. Các quy định về nghĩa vụ liên quan đến quản lý tài khoản khách
68 Có thể tham khảo Luật Chứng khoán Trung Quốc năm 2005.
69 Xem Báo cáo thường niên của UBCKNN năm 2013 (Nguồn: Ssc.gov.vn)
70 Báo cáo thường niên của UBCKNN năm 2013, tr. 43. (Nguồn: Ssc.gov.vn)
40
hàng trong pháp luật Việt Nam rất đa dạng, tuy nhiên, đặc trưng nhất và được quy định cụ thể nhất trong số đó là nghĩa vụ quản lý tách bạch tài khoản tiền gửi của nhà đầu tư và CTCK được quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật Chứng khoán năm 2006 và được hướng dẫn cụ thể tại khoản 1 và khoản 4 Điều 50 Thông tư 210/2012/TT-BTC.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Thông tư 210/2012/TT-BTC, khi thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán, CTCK phải quản lý tách bạch tiền gửi giao dịch chứng khoán của từng khách hàng, tách bạch tiền của khách hàng với tiền của CTCK. Tuy nhiên, khác với việc lựa chọn một cơ chế tách bạch duy nhất là dựa trên tài khoản tổng hoặc là dựa trên từng tài khoản nhà đầu tư như pháp luật của các nước trên thế giới (như đã trình bày ở Chương I), khoản 4 Điều 50 Thông tư 210/2012/TT-BTC cho phép CTCK có thể thực hiện nghĩa vụ quản lý tách bạch tài khoản của nhà đầu tư theo cả hai cơ chế và trao sự lựa chọn về phía khách hàng. Lý do mà đại diện UBCKNN đưa ra cho sự khác biệt này là “trên cơ sở triển khai hai phương thức, nếu mô hình tách bạch tài khoản được triển khai tốt, kết nối nhanh, kiểm tra số dư chuẩn xác, mở ra nhiều kênh kết nối linh hoạt với các NHTM thì cơ quan quản lý sẽ có văn bản chấm dứt triển khai mô hình tài khoản tổng, để chuyển đồng loạt sang mô hình tách bạch tài khoản. Đây là bước quá độ để giảm thiểu tiêu cực cho cả nhà đầu tư và CTCK”71. Do đó, theo quy định tại Điều 50, Thông tư 210/2012/TT-BTC thì phương thức tách bạch từng tài khoản nhà đầu tư được quy định như là một phương thức bắt buộc và phương thức tách bạch dựa trên tài khoản tổng của CTCK chỉ là phương thức bổ sung để mở rộng sự lựa chọn của khách hàng.
Xu hướng chuyển đổi cơ chế quản lý tách bạch tài khoản tiền gửi của nhà đầu tư theo quy định tại Điều 50 Thông tư 210/2012/TT-BTC thể hiện được tính dự liệu và định hướng của pháp luật đối với các quan hệ xã hội trên thực tế khi mà việc quản lý tài sản dựa trên tài khoản tổng của CTCK có thể dẫn đến tình trạng CTCK lạm dụng tiền gửi của nhà đầu tư. Tuy nhiên, xuất phát từ sự thuận tiện của phương thức quản lý tách bạch tài khoản dựa trên tài khoản tổng, những hạn chế của phương thức tách bạch từng tài khoản nhà đầu tư như đã phân tích ở Chương I và xu hướng phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ chứng khoán phái sinh (đặc biệt là giao dịch ký quỹ), trong khi pháp luật chưa tạo ra sự thay đổi đồng bộ bằng việc bổ sung các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên, cơ chế xác minh lỗi, cơ chế xử lý tranh chấp cũng như cơ chế giải quyết các vấn đề phát sinh do lỗi của NHTM, vấn đề thiết lập một hệ thống thông tin đồng bộ giữa NHTM và CTCK còn chưa thể đảm bảo tuyệt đối thì các quy định về tách bạch tài khoản của CTCK trên từng tài khoản của nhà đầu tư đang trở nên không thực tiễn. Với thực tế gần như 100% khách hàng, đặc biệt là các nhà đầu tư giao dịch thường xuyên,
71 Hữu Đạo (2012), Sắp buộc CTCK quản lý tách bạch tài khoản, Tạp chí Đầu tư chứng khoán điện tử ngày 3/11/2012.
41
đều muốn nộp tiền gửi giao dịch vào tài khoản tổng của nhà đầu tư do CTCK quản lý, vì những lợi ích của việc gửi tiền qua tài khoản tổng (đã tách bạch), thay vì để vào tài khoản riêng của khách hàng mở tại NHTM72 thì quy định của pháp luật theo hướng bắt buộc CTCK phải thực hiện hệ thống tách bạch trên từng tài khoản nhà đầu tư đòi hỏi việc nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin làm phát sinh nhiều chi phí, rất khó được đảm bảo mà lại không được sử dụng nên dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên của CTCK – nhất là các CTCK quy mô nhỏ, công nghệ thông tin còn hạn chế. Tuy vậy, một kiến nghị sửa đổi luật theo hướng quay trở lại cơ chế quản lý tách bạch tài khoản của khách hàng dựa trên tài khoản tổng cũng trở nên không hợp lý khi mà gần như toàn bộ các CTCK trên thị trường đã triển khai cơ chế tách bạch trên từng tài khoản nhà đầu tư (tính đến ngày 16/1/2014 chỉ còn chín trên tổng số 80 CTCK bắt buộc phải thực hiện tách biệt tài khoản khách hàng là chưa thực hiện73), do đó tác giả kiến nghị cần phải bổ sung các quy định cụ thể nhằm điều chỉnh các quan hệ phái sinh giữa CTCK – NHTM – nhà đầu tư để tạo ra sự đồng bộ cần thiết trong hệ thống pháp luật, khuyến khích nhà đầu tư lựa chọn theo đúng định hướng mà pháp luật đã đưa ra, đảm bảo tính thực tiễn của điều luật.
Các quy định về quản lý tách bạch tài khoản của nhà đầu tư với tài khoản của CTCK còn quy định đối với cả tài khoản chứng khoán. Theo quy định tại Điều 51 Thông tư 210/2012/TT-BTC, CTCK cũng phải quản lý tách bạch chứng khoán thuộc sở hữu của khách hàng với chứng khoán thuộc sở hữu của CTCK, phải thực hiện tái ký gửi chứng khoán của khách hàng vào Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam trong vòng một ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ gửi chứng khoán hợp lệ của khách hàng;
đồng thời có trách nhiệm thông báo kịp thời, đầy đủ cho khách hàng về những quyền lợi phát sinh liên quan đến chứng khoán của khách hàng. Khoản 5 Điều 49 và Đoạn 2, Đoạn 3 khoản 4 Điều 50, Thông tư 210/2012/TT- BTC còn quy định CTCK có nghĩa vụ đảm bảo thực hiện yêu cầu rút, chuyển tiền của khách hàng trong phạm vi số dư tiền của khách hàng, có trách nhiệm thiết lập hệ thống kế toán để quản lý tiền gửi của từng khách hàng, trách nhiệm theo dõi chi tiết tiền và chứng khoán, cung cấp thông tin về số dư, số phát sinh tiền, sao kê tài khoản theo yêu cầu của khách hàng… Ngoài ra, nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý tài khoản khách hàng của CTCK, Pháp Luật về Chứng khoán và TTCK còn quy định CTCK phải lưu giữ đầy đủ các chứng từ và tài khoản phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch của khách hàng74, dữ liệu về tài khoản môi giới của khách hàng mở tài khoản tại CTCK phải được quản lý tập trung và phải
72 Bùi Sưởng (2014), tlđd.
73 Theo báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam
(http://cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30468&cn_id=632263)
74 Khoản 8 Điều 71 Luật Chứng khoán năm 2006.
42