Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Giải quyết xung đột lợi ích trong hoạt động của công ty chứng khoán (Trang 58 - 63)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUNG ĐỘT LỢI ÍCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁP LÝ NHẰM GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT LỢI ÍCH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CTCK

2.2 Một số kiến nghị

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những vướng mắc còn tồn đọng trong quá trình thực thi các biện pháp pháp lý nhằm giải quyết xung đột lợi ích trong hoạt động của CTCK, tác giả đã đề xuất các kiến nghị cụ thể trong từng mục ở phần 2.1 nhằm giải quyết những vấn đề đó. Dưới đây, tác giả xin khái quát lại và cụ thể hóa các kiến nghị đã trình bày, đồng thời bổ sung thêm một số kiến nghị mới nhằm hoàn thiện khung pháp lý giải quyết xung đột lợi ích trong hoạt động của CTCK.

Thứ nhất, đối với các quy định về thành lập và hoạt động của Bộ phận kiểm soát nội bộ trong hoạt động của CTCK, kiến nghị trao cho bộ phận này quyền tiếp cận

53

HĐQT hoặc các Ủy ban trực thuộc HĐQT thông qua chế độ báo cáo trong một số trường hợp cần thiết, chế độ họp báo cáo hằng năm với HĐQT, xem xét cụ thể hóa một số tiêu chí liên quan đến quy chế hoạt động độc lập của bộ phận kiểm soát nội bộ trong Điều lệ mẫu áp dụng cho CTCK, đồng thời mở rộng phạm vi lựa chọn của CTCK theo hướng được phép thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ trực thuộc HĐQT (nếu có đủ điều kiện) nhằm tăng cường sự độc lập tương đối của bộ phận này với Ban Giám đốc. Theo đó, kiến nghị sửa đổi khoản 1 Điều 37 Thông tư 210/2012/TT-BTC như sau: “CTCK phải thiết lập bộ phận kiểm soát nội bộ trực thuộc Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc) hoặc trực thuộc HĐQT (Hội đồng thành viên)”. Kiến nghị bổ sung các quy định về quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận kiểm soát nội bộ vào Điều lệ mẫu áp dụng cho CTCK được quy định tại Điều 42, Phụ lục XI Thông tư 210/2012/TT-BTC, trong đó, phải thể hiện được hai nội dung cơ bản nhằm tăng cường tính độc lập và đảm bảo hoạt động khách quan của bộ phận kiểm soát nội bộ đó là “Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng tồn tại hành vi vi phạm nghiêm trọng, liên quan đến Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc), bộ phận kiểm soát nội bộ phải báo cáo với HĐQT” và “Trưởng bộ phận kiểm soát nội bộ có trách nhiệm báo cáo hàng năm về hoạt động của bộ phận này với HĐQT”.

Thứ hai, đối với các quy định về nghĩa vụ công bố thông tin liên quan đến xung đột lợi ích trong hoạt động của CTCK theo quy định tại đoạn 2 khoản 3 Điều 45 Thông tư 210/2012/TT-BTC, xét về tính chất đặc thù của quy định này, kiến nghị tách nội dung này ra thành một đoạn hoặc một khoản riêng, đồng thời phải giới hạn những trường hợp cần phải công bố thông tin liên quan đến xung đột lợi ích trước khi CTCK cung cấp dịch vụ cho khách hàng, đưa ra quy trình cụ thể để xác định, ngăn chặn, quản lý và công bố các xung đột lợi ích này (có thể dựa theo quy định trong chỉ thị về các công cụ tài chính của Liên minh Châu Âu) nhằm tránh trường hợp CTCK lợi dụng quy định pháp luật để vi phạm nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng. Theo đó, kiến nghị sửa đổi đoạn 2 khoản 3 Điều 45 Thông tư 210/2012/TT-BTC như sau “Trong trường hợp xét thấy những xung đột lợi ích có thể phát sinh trong hoạt động của CTCK có khả năng gây ra tổn hại đối với khách hàng, CTCK phải công bố cho khách hàng biết trước về những xung đột lợi ích này. Quy trình công bố thông tin này phải được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động của CTCK.” Đối với các quy định về bảo mật thông tin liên quan đến hoạt động của khách hàng, kiến nghị mở rộng phạm vi bảo mật thông tin khách hàng theo quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật Chứng khoán năm 2006; khoản 6, Điều 45 Thông tư 210/2012/TT-BTC CTCK, điểm đ, khoản 4 Điều 47 Thông tư 210/2012/TT- BTC thành “CTCK có nghĩa vụ không được tiết lộ và sử dụng thông tin về khách hàng

nhằm giải quyết triệt để tất cả các tình huống xung đột lợi ích.

54

Thứ ba, đối với các quy định liên quan đến tổ chức tách biệt về cơ cấu các bộ phận nhằm giảm thiểu xung đột lợi ích, kiến nghị sửa đổi khoản 3 Điều 45, Thông tư 210/2012/TT-BTC theo hướng quy định cụ thể các bộ phận nghiệp vụ cần tách biệt nhằm tạo ra sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật và tạo cơ sở để xử lý vi phạm đối với các CTCK không thực hiện nghĩa vụ này. Bên cạnh đó, cần phải đánh giá tình hình phát triển năng lực tài chính cũng như các nguồn lực khác của CTCK nhằm tăng cường lên cấp độ tách biệt cao hơn (trước mắt là tách biệt trong quản lý tài sản). Theo đó, kiến nghị sửa đổi khoản 3 Điều 45 Thông tư 210/2012/TT-BTC như sau: “CTCK phải đảm bảo tách biệt về quản lý tài sản, tách biệt tài khoản từng nghiệp vụ trong chính tài khoản của CTCK, tách biệt văn phòng làm việc, nhân sự, hệ thống dữ liệu, báo cáo giữa các bộ phận môi giới chứng khoán, bộ phận bảo lãnh phát hành chứng khoán, bộ phận tự doanh chứng khoán và bộ phận tư vấn đầu tư chứng khoán để đảm bảo tránh xung đột lợi ích giữa CTCK với khách hàng và giữa các khách hàng với nhau…”. Đồng thời tác giả cũng kiến nghị xem xét sửa đổi khoản 2 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định về vốn pháp định trong trường hợp CTCK đề nghị cấp giấy phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh thành “Trường hợp tổ chức đề nghị cấp giấy phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ đề nghị cấp phép, tuy nhiên, nếu đề nghị cấp phép đồng thời cho các nghiệp vụ quy định tại điểm b, c102 khoản 1 Điều này thì mức vốn pháp định là X tỷ đồng Việt Nam” (X lớn hơn 300 - tổng số vốn pháp định khi thực hiện đồng thời 4 nghiệp vụ kinh doanh và cần một nghiên cứu định lượng, lấy ý kiến chuyên gia, điều tra xã hội học, đánh giá tác động,…để xác định nên tác giả không đưa ra kiến nghị con số cụ thể). Phương pháp quy định cơ chế đưa ra nhiều cấp độ tách biệt khác nhau và khuyến khích CTCK chọn lựa cấp độ tách biệt cao bằng ưu tiên về vốn pháp định như vậy sẽ đảm bảo thực hiện có hiệu quả biện pháp này.

Thứ tư, đối với nghĩa vụ quản lý tách bạch tài khoản tiền gửi của CTCK với tài khoản tiền gửi của nhà đầu tư, với mục đích là các quy định nhằm tạo bước đệm trước khi chuyển đồng loạt sang mô hình tách bạch trên từng tài khoản nhà đầu tư, tác giả kiến nghị bổ sung các quy định cụ thể nhằm điều chỉnh các quan hệ phái sinh giữa ba bên nhà đầu tư – NHTM – CTCK để tạo ra sự đồng bộ cần thiết, khuyến khích nhà đầu tư lựa chọn theo đúng định hướng mà pháp luật đã đưa ra.

Thứ năm, kiến nghị bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến quá trình đặt lệnh giao dịch trực tuyến, qua điện thoại, qua fax và các đường truyền khác nhằm tạo ra khung pháp lý chặt chẽ điều chỉnh phương thức đặt lệnh này. SGDCK cần ban hành quy trình nhận, chuyển lệnh sao cho hợp lý, đảm bảo thứ tự khớp lệnh khi lệnh của khách

102 Điểm b – Tự doanh chứng khoán, Điểm c –Bảo lãnh phát hành chứng khoán.

55

hàng được nhận từ phòng giao dịch hoặc đại lý nhận lệnh, phải chuyển về chi nhánh hoặc trụ sở của CTCK rồi mới được chuyển tới SGDCK để khớp lệnh.

Thứ sáu, kiến nghị bỏ nội dung “Thỏa thuận về lãi suất trên số dư tiền gửi giao dịch chứng khoán” trong phần Điều khoản về các thỏa thuận cụ thể như là một nội dung bắt buộc trong Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán giữa CTCK và khách hàng được quy định tại Phụ lục XVI, Thông tư 210/2012/TT-BTC nhằm đảm bảo đúng tính chất của Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán, giúp cho CTCK hiểu đúng bản chất của loại hợp đồng này, qua đó góp phần đảm bảo thực hiện nghĩa vụ quản lý tách bạch tài khoản của CTCK.

Thứ bảy, kiến nghị siết chặt công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động của CTCK, tăng cường khung hình phạt chính, chi tiết hóa, cụ thể hóa các quy định về hình thức xử phạt bổ sung trong các chế tài hành chính. Đối với các chế tài dân sự, kiến nghị Luật Chứng khoán nên đưa ra những quy định cụ thể và đặc thù về cơ chế bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực chứng khoán, áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết các tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán nhằm bảo vệ tốt hơn cho nhà đầu tư trong trường hợp các hành vi khai thác xung đột lợi ích xảy ra. Đối với việc áp dụng chế tài hình sự, kiến nghị bổ sung các văn bản hướng dẫn áp dụng các tội phạm cụ thể khi áp dụng để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm trên TTCK nhằm đảm bảo xử lý nghiêm khắc các hành vi khai thác xung đột lợi ích trong hoạt động của CTCK.

Ngoài ra, tác giả cũng kiến nghị Luật chứng khoán nên quy định siết chặt về thời gian quản lý lệnh, chuyển lệnh của khách hàng, rút ngắn thời gian thanh toán khi giao dịch chứng khoán từ T+3, xuống còn T+2 nhằm giảm thiểu cơ hội khai thác xung đột lợi ích của CTCK, tạo điều kiện cho nhà đầu tư kiểm soát chặt chẽ hơn tài khoản của mình, với điều kiện như của Việt Nam hiện nay thì việc quy định thời gian thanh toán T +2 là hoàn toàn có cơ sở103. Luật Chứng khoán cũng nên đưa ra các quy định theo hướng gắn kết quyền lợi của CTCK (hoặc nhân viên của CTCK) với lợi ích của khách hàng như công khai mức hoa hồng mà nhân viên của CTCK được hưởng, hoặc quy định nhân viên của CTCK không được nhận hoa hồng nếu khách hàng thua lỗ. Bên cạnh đó, cần xây dựng lại chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, tăng cường tuyên truyền, giáo dục để nâng cao mức độ tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề chứng khoán, nâng cao ý thức tự bảo vệ của nhà đầu tư trước các nguy cơ của xung đột lợi ích. Tất cả các biện pháp này sẽ góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và cũng sẽ mang lại hiệu quả cho việc giải quyết xung đột lợi ích trong hoạt động của CTCK.

103 PGS. TS Lê Thị Thu Thủy (2011), tlđd, tr. 231.

56

Tóm tắt chương 2

Bằng việc đối chiếu giữa cơ sở lý luận đã phân tích ở Chương I với thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật trên TTCK Việt Nam, Chương II đã tiến hành đánh giá một cách chi tiết các biện pháp pháp lý nhằm giải quyết xung đột lợi ích trong họat động của CTCK trên TTCK Việt Nam, phân tích một số ưu điểm cũng như nhìn nhận các hạn chế còn tồn tại trong các quy định pháp luật, qua đó đề xuất một số kiến nghị tương ứng nhằm góp phần hoàn thiện các biện pháp này. Cụ thể Chương II đã trình bày và giải quyết các vấn đề sau đây:

Một là, với thực trạng các quy định về nghĩa vụ tách biệt về cơ cấu tổ chức trong hoạt động của CTCK chỉ mới dừng lại ở cấp độ tách biệt thấp nhất, quy định một cách chung chung nên được áp dụng không thống nhất và không mang lại hiệu quả trên thực tế, tác giả kiến nghị tăng cường và cụ thể hóa cấp độ tách biệt này, đồng thời kiến nghị bổ sung quy định về cơ chế khuyến khích tách biệt dựa trên cơ sở ưu tiên về vốn pháp định. Hai là, với thực trạng các quy định về nghĩa vụ công bố và nghĩa vụ bảo mật thông tin liên quan đến xung đột lợi ích trong hoạt động của CTCK chưa cụ thể dẫn đến chưa khái quát được hết các loại xung đột lợi ích tồn tại, không tạo được cơ sở để xử lý các hành vi vi phạm trên thực tế và dẫn đến sự mâu thuẫn giữa hai nhóm quy định, tác giả kiến nghị sửa đổi theo hướng cụ thể hóa các quy định này. Ba là, thực trạng bộ phận kiểm soát nội bộ hoạt động không hiệu quả do cơ cấu tổ chức trực thuộc và bị chi phối bởi Ban Giám đốc (Ban Tổng giám đốc) đòi hỏi việc bổ sung hai nhóm quy định nhằm tạo ra tính độc lập tương đối và tuyệt đối của bộ phận này là quy định về quyền tiếp cận với HĐQT và cho phép triển khai mô hình tổ chức bộ phận kiểm soát nội bộ trực thuộc HĐQT. Bốn là, thực trạng nhà đầu tư là khách hàng của CTCK không chọn lựa mô hình tách bạch từng tài khoản nhà đầu tư được quy định tại khoản 4, Điều 50, Thông tư 210/2012/TT-BTC theo như định hướng của UBCKNN đòi hỏi phải bổ sung các quy định cụ thể nhằm điều chỉnh các quan hệ phái sinh trong mô hình tách bạch này để tạo ra một sự đồng bộ cần thiết, khuyến khích nhà đầu tư lựa chọn theo đúng định hướng mà pháp luật đã đưa ra. Năm là, sự phổ biến của phương thức giao dịch trực tuyến hoặc giao dịch qua các đường truyền khác trên TTCK làm cho các quy định mang tính chất viện dẫn sang Luật Giao dịch điện tử trong pháp luật hiện hành không bao quát hết các quan hệ phát sinh trong phương thức giao dich này và đòi hỏi phải xây dựng những quy định cụ thể hơn nữa nhằm điều chỉnh. Ngoài ra, các quy định về hình thức và nội dung bắt buộc đối với các loại hợp đồng làm phát sinh quan hệ đại diện giữa CTCK và nhà đầu tư nhìn chung khá đầy đủ, các quy định về thanh tra, giám sát và chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động của CTCK chưa đủ mạnh để tạo ra tính răn đe và giáo dục nên cần phải tăng cường hơn.

Một phần của tài liệu Giải quyết xung đột lợi ích trong hoạt động của công ty chứng khoán (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)