Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về bồi thường thiệt hại ước tính trong hợp đồng thương mại
1.3. Điều kiện để chế tài bồi thường thiệt hại ước tính có hiệu lực
Sự phân biệt giữa “bồi thường thiệt hại ước tính” và “phạt” không phải lúc nào cũng dễ dàng và rõ ràng. Thẩm phán Ruggles trong vụ việc Cotheal v.
Talmage (1854)44 đã nhận định rằng “Những Thẩm phán giỏi nhất cũng tuyên bố
44 Case Cotheal v. Talmage, 9 N.Y. 551 (1854).
rằng họ cảm thấy thật hổ thẹn khi xác định nguyên tắc mà các phán quyết về những vụ việc như thế này dựa trên”. Rất nhiều Thẩm phán sau đó cũng có quan điểm tương tự. Thẩm phán trong vụ kiện Giesecke v. Cullerton (1917)45 cũng từng phát biểu: “Không có một ngành luật nào lại khó hiểu như việc xác định một khoản tiền ấn định trong hợp đồng nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ là một khoản bồi thường thiệt hại ước tính hay một khoản phạt bởi nhiều phán quyết là đối lập nhau”; hay Thẩm phán trong vụ kiện Callanan Road Improvement Co. v. Colonial Sand & Stone Co. (1947)46 khẳng định: “Có rất nhiều chế định khác phức tạp hơn và khó điều chỉnh hơn đều đã đi vào trật tự; chế định này, từ cuộc đấu tranh của Thẩm phán Anh trước Cách mạng cho đến thời điểm hiện tại, vẫn khó nắm bắt một cách lạ kỳ”.
Do đó, để phân biệt hai điều khoản “bồi thường thiệt hại ước tính” và
“phạt”, một số Tòa án đã liệt kê ba điều kiện tiên quyết để thi hành một điều khoản bồi thường thiệt hại ước tính, đó là: (i) các bên phải có chủ đích rằng điều khoản bồi thường thiệt hại ước tính này là một yêu cầu bồi thường thiệt hại; (ii) thiệt hại trong thực tế phải khó xác định; và (iii) ước tính thiệt hại phải hợp lý47, cụ thể như sau:
1.3.1. Chủ đích của các bên là một yêu cầu bồi thường thiệt hại
Để được công nhận và cho thi hành một điều khoản bồi thường thiệt hại ước tính, đầu tiên, cần xem xét chủ đích của các bên khi thỏa thuận chế tài này có phải là một yêu cầu bồi thường thiệt hại hay không.
Tại một trong những vụ việc xưa nhất xét xử về bồi thường thiệt hại ước tính, thẩm phán Lopes đã nhận định rằng “Việc phân biệt giữa phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại ước tính phụ thuộc vào ý chí của các bên trong bối cảnh toàn bộ hợp đồng. Nếu chủ đích của các bên là để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng bằng một khoản phạt, thì khoản tiền quy định là một khoản phạt, nhưng nếu ngược lại, chủ đích của các bên là để đánh giá thiệt hại gây ra từ hành vi vi phạm hợp đồng, thì khoản tiền quy định trong hợp đồng là một khoản bồi thường thiệt hại
45 Case Giesecke v. Cullerton, 280 IH. 519, 513, 117 N.E. 777, 778 (1917).
46 Case Callanan Road Improvement Co. v. Colonial Sand & Stone Co., 190 Misc. 418, 72 N.Y.S.2d 194 (1947).
47 Case Higgs v. United States, 546 F.2d 373, 377 (Ct. CI. 1976); Case Oldis v. Grosse-Rhode, 35 Colo.
App. 46, 51, 528 P.2d 944, 947 (1974).
ước tính”.48
Ý chí của các bên là yếu tố quan trọng, và đôi khi là duy nhất trong việc xác định tính chất của điều khoản bồi thường thiệt hại ước tính. Tòa án sẽ đặt ra câu hỏi cho các bên rằng các bên có chủ đích gì khi đưa điều khoản này vào trong hợp đồng.49 Nếu các bên mong muốn điều khoản có tính chất phạt, thì điều khoản sẽ không được thi hành. Nếu các bên mong muốn điều khoản là sự thay thế cho các thủ tục tố tụng trong việc xác định thiệt hại, thì điều khoản sẽ được thi hành.50 Đây là một hướng tiếp cận phù hợp với nguyên tắc tự do hợp đồng bởi nguyên tắc tự do hợp đồng cho rằng hợp đồng là sự thể hiện ý chí của các bên, việc thực thi hợp đồng chính là sự thực thi ý chí của các bên.51
Theo luật Pennsylvania, Tòa án có thể xem xét ý chí của các bên trong việc xác định liệu bồi thường thiệt hại ước tính có phải là hình phạt không thể thi hành hay không.52 Ý chí của các bên là một yếu tố lâu đời theo luật Pennsylvania và việc không thể hiện ý chí bồi thường thiệt hại đã khiến Tòa án Pennsylvania từ chối thi hành điều khoản bồi thường thiệt hại ước tính.53 Tương tự, theo luật Georgia, để được công nhận hiệu lực của điều khoản bồi thường thiệt hại ước tính, các bên phải có chủ đích bồi thường thiệt hại chứ không phải hình phạt.54
Tuy nhiên, ý chí/chủ đích của con người là yếu tố khó xác định, vậy làm thế nào để các Thẩm phán biết được rằng ý chí/chủ đích của các bên khi thỏa thuận về áp dụng một điều khoản bồi thường thiệt hại ước tính là để bồi thường thiệt hại?
Trong vụ Massman Construction Co. v. Hội đồng Thành phố Massman Construction Co. v. City Counci (1945)55,Massman đã đồng ý trả cho Thành phố Greenville $250 (Hai trăm năm mươi Đô-la Mỹ) cho mỗi ngày Massman chậm trễ trong việc xây dựng một cây cầu bắc qua sông Mississippi. Mặc dù các bên thỏa thuận đó là một điều khoản bồi thường thiệt hại ước tính, và mặc dù Tòa án tuyên bố rằng ý định đó là thử nghiệm quan trọng trong việc phân biệt giữa bồi thường
48 Peter Benjamin (1960), tlđd 25, p.602.
49 Larry A. DiMatteo (2001), “A Theory Of Efficient Penalty: Eliminating The Law Of Liquidated Damages”, American Business Law Journal, 38(4), p.657.
50 Larry A. DiMatteo (2001), tlđd 49, p.657.
51 Larry A. DiMatteo (2001), tlđd 49, p.658.
52 Case RCN Telecom Servs. of Philda., Inc. v. Newtown Twp. Bucks County, 848 A.2d 1108 (Pa.
Comrnmw. Ct. 2004).
53 Case Bruno v. Pepperidge Farm, Inc., 256 F. Supp. 865.
54 Case Ramada Franchise Sys., Inc. v. Motor Inn Inv. Corp., 755 F. Supp. 1570 (S.D. Ga. 1991).
55 Case Massman Const. Co. v. City Council of Greenville, Miss., 147 F.2d 925 (5th Cir. 1945).
thiệt hại ước tính với điều khoản phạt, nhưng Tòa án đã không thi hành điều khoản đó vì nó không hợp lý khi không có thiệt hại thực tế, do đó, không mang mục đích bồi thường thiệt hại.
Trong vụ Frick Co. v. Rubel Corp (1933)56, Thẩm phán cho rằng sự khác biệt lớn giữa khoản bồi thường thiệt hại ước tính và thiệt hại thực tế không phải bằng chứng cho bản chất của một điều khoản là phạt hay đền bù bởi hợp đồng là sự thể hiện ý chí của các bên, nên việc đánh giá và giải thích một điều khoản là có tính phạt hay có tính đền bù phải dựa trên cơ sở hợp đồng và ngôn ngữ hợp đồng.
Thẩm phán trong vụ kiện Boulware v. Crohn (1907)57 cũng khẳng định việc gán cho điều khoản cái tên “bồi thường thiệt hại ước tính” không mang tính kết luận cho bản chất của điều khoản; và nếu trong hợp đồng có nhiều thỏa thuận khác nhau với mức độ quan trọng khác nhau, trong khi khoản tiền lại áp dụng đối với mọi thỏa thuận, thì Thẩm phán sẽ nghiêng về hướng xác định khoản tiền đó là một khoản phạt.
Nếu hợp đồng có một ý nghĩa hiển nhiên, thì hành động của các bên không thể chứng minh điều ngược lại với ý nghĩa hiển nhiên đó. Trong trường hợp của một khoản bồi thường ước tính, ngôn ngữ hợp đồng phải làm rõ điều khoản đó là một sự ước tính cho những thiệt hại có thể xảy ra do vi phạm, không phải là một sự trừng phạt cho việc không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên, việc các bên sử dụng các cụm từ “phạt” hay “bồi thường thiệt hại ước tính” không khẳng định bản chất khoản tiền được quy định. Tòa án vẫn sẽ xem xét chủ đích thực sự của các bên là hướng đến mục tiêu nào, dự định thiệt hại hay đảm bảo thực hiện hợp đồng.58
Do vậy, chủ đích của các bên trong việc thỏa thuận điều khoản bồi thường thiệt hại ước tính là tiêu chí đầu tiên trong việc công nhận hiệu lực của chế tài này.
Và để xác định được đúng chủ đích của các bên, bên cạnh ngôn ngữ của hợp đồng, cần xem xét tổng quát nhiều yếu tố khác trong hợp đồng, để xác định được rằng chủ đích của các bên phải là để bù đắp thiệt hại cho tổn thất một bên phải gánh chịu.
1.3.2. Thiệt hại trong thực tế phải khó xác định
56 Case Frick. Co. v. Rubel Corp., 62 F.2d 765 (2d Cir. 1933).
57 Case Boulware v. Crohn, 122 Mo. App. 571, 99 S.W. 796 (1907).
58 Peter Benjamin (1960), tlđd 25, p.602.
So với việc các bên phải có chủ đích rằng điều khoản bồi thường thiệt hại ước tính này là một yêu cầu bồi thường thiệt hại, điều kiện về sự khó khăn trong chứng minh thiệt hại có tính khách quan hơn, và dường như được quan tâm nhiều hơn trong các điều kiện để chế tài bồi thường thiệt hại ước tính có hiệu lực.
Thẩm phán trong vụ kiện Barnette v. Sayers (1923)59 nêu quan điểm rằng
“Sự không chắc chắn trong thiệt hại và sự khó khăn trong việc xác định thiệt hại được xem là một sự củng cố cho luận điểm rằng hợp đồng quy định một khoản bồi thường thiệt hại ước tính, không phải khoản phạt…”. Sở dĩ sự khó khăn trong việc chứng minh thiệt hại là một trong những điều kiện của một điều khoản bồi thường thiệt hại ước tính có hiệu lực là vì đây chính là một trong những động lực để các bên quy định một mức bồi thường thiệt hại ước tính trong hợp đồng để tránh những phiền hà trong quá trình tố tụng. Nếu Thẩm phán có thể dễ dàng chứng minh và xác định chính xác thiệt hại thì khó có lý do gì để các bên thỏa thuận trước về một mức bồi thường trong hợp đồng.60
Tiêu chí về tính khó xác định của thiệt hại được thể hiện trong nhiều đạo luật và phán quyết của Tòa án tại Mỹ. Bộ luật Thế kỷ bang North Dakota (North Dokata Century Code) tại Điều 9-08-04 quy định: “Hợp đồng có khoản thiệt hại ước tính, hoặc khoản bồi thường khác phải trả cho một sự vi phạm nghĩa vụ được xác định trước tại hợp đồng sẽ bị tuyên vô hiệu, trừ khi các bên thỏa thuận trong hợp đồng về khoản thiệt hại ước tính là thiệt hại gây ra bởi một vi phạm trong trường hợp không thể xác định hoặc cực kỳ khó để ấn định thiệt hại thực tế.” Hay, Đạo luật bang Oklahoma 2022 (Oklahoma Statutes (2022)) tại Điều 15-215 quy định “Một quy định hay điều kiện trong hợp đồng trừ hợp đồng mua bán bất động sản quy định việc thanh toán một khoản tiền mà được ước tính là khoản thiệt hại phát sinh từ một vi phạm đối với hợp đồng đó sẽ có hiệu lực, khi, từ bản chất của vụ việc, không thể xác định hoặc cực kỳ khó để xác định thiệt hại thực tế.”
Ngoài ra, một cách minh họa thường xuyên được trích dẫn trong các phán quyết của Tòa án về tiêu chí này được đưa ra trong Bộ khái luận pháp lý (Restatement (First) of Contracts) tại phần 339(1), đó là điều khoản bồi thường thiệt hại ước tính chỉ có hiệu lực nếu “thiệt hại gây ra bởi vi phạm là một thiệt hại không thể hoặc rất khó để ước lượng chính xác”. Do đó, như tại chú giải (b), phần
59 Case Barnette v. Sayers, 289 F. 567 (D.C. Cir. 1923).
60 Charles T. McCormick (1930), tlđd 31, p.107.
356 của Bộ khái luận pháp lý (Restatement (Second) of Contracts) đã nhận định
“việc chứng minh thiệt hại xảy ra hoặc xác định một khoản tiền có sự chắc chắn cần thiết càng khó, thì càng dễ cho thấy khoản tiền được ước tính là hợp lý”61.
Từ những phân tích và dẫn chứng nêu trên, có thể thấy rằng sự khó khăn trong chứng minh thiệt hại được xem như một trong những điều kiện cốt lõi để một chế tài bồi thường thiệt hại ước tính được công nhận hiệu lực bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện khác như là chủ đích của các bên và tính hợp lý của khoản bồi thường.
1.3.3. Uớc tính thiệt hại phải hợp lý
Tính hợp lý của khoản bồi thường thiệt hại ước tính là tiêu chí được nhiều Thẩm phán nhìn nhận là tiêu chí thực sự có ý nghĩa trong việc phân biệt giữa “bồi thường thiệt hại ước tính” và “phạt”. Tiêu chí này được hình thành và phát triển dựa trên các học thuyết về “Sự quá mức” (Unconscionability) và nguyên tắc “Bồi thường thích đáng” (Just compensation) sau đây:
Sự quá mức là một học thuyết thường được nhắc đến như một sự giải thích cho sự phân biệt giữa “bồi thường thiệt hại ước tính” và “phạt”.62 Khi phạm đến học thuyết về sự quá mức, hợp đồng được cho là không thể hiện ý chí thực sự của các bên khi giao kết.63 Học thuyết hướng đến việc xác định hợp đồng có chứa các
“điều khoản công bằng” (Just term) không, hay một cách cụ thể hơn, xác định hợp đồng có sự “ngang giá” (Just price) không.64 Đối với điều khoản bồi thường thiệt hại ước tính, học thuyết hướng đến việc xác định liệu khoản thiệt hại ước tính trong hợp đồng có phải một khoản “bồi thường thích đáng” không.
Uớc tính thiệt hại trong một thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính có hợp lý hay không dựa trên nguyên tắc “bồi thường thích đáng”. Mối quan hệ giữa bồi thường thiệt hại ước tính và nguyên tắc “bồi thường thích đáng” lần đầu tiên được mô tả một cách rõ ràng trong vụ kiện Jaquith v. Hudson (1858)65, Thẩm phán trong vụ kiện này cho rằng nguyên tắc bồi thường thích đáng là “luật của hợp đồng” và Tòa án “sẽ không cho phép các bên bằng một quy định rõ ràng, hoặc bằng bất cứ
61 Charles J. Goetz, Robert E. Scott (1977), “Liquidated Damages, Penalties and the Just Compensation Principle: Some Notes on an Enforcement Model and a Theory of Efficient Breach”, Columbia Law Review, 77(4), p.559.
62 Kenneth W, Clarkson, Roger LeRoy Miller, Timothy J. Muris (1978), tlđd 12, p.357.
63 Larry A. DiMatteo (2001), tlđd 49, p.641.
64 Kenneth W, Clarkson, Roger LeRoy Miller, Timothy J. Muris (1978), tlđd 12, p.357.
65 Case Jaquith v. Hudson, 5 Mich 123, 133 (1858).
dạng thức ngôn ngữ nào, cho dù ý chí rõ ràng đến đâu, gạt nguyên tắc này sang một bên”. Nguyên tắc “bồi thường thích đáng” dựa trên niềm tin rằng bên bị vi phạm chỉ nên nhận khoản bồi thường mà anh ta đáng được nhận để bù đắp những lợi ích mà anh ta mong đợi.66 Tòa án không nên cho phép bất kỳ bên nào được hưởng khoản bồi thường cao hơn khoản bồi thường thích đáng, kể cả trong trường hợp đó là kết quả của một sự tự do thỏa thuận67. Vì thế, khi các bên thỏa thuận về một khoản tiền mà rõ ràng là cao hơn nhiều so với thiệt hại do vi phạm gây ra, nhiều Thẩm phán và học giả cho rằng khoản tiền đó vi phạm chính sách về “bồi thường thích đáng”68, do đó, khoản bồi thường thiệt hại ước tính sẽ không được công nhận hiệu lực.
Như vậy, có thể thấy rằng, để một điều khoản bồi thường thiệt hại ước tính do các bên thỏa thuận trong hợp đồng thương mại được các Thẩm phán công nhận hiệu lực, điều khoản đó phải đáp ứng cả ba điều kiện: (i) chủ đích của các bên là một yêu cầu bồi thường thiệt hại; (ii) thiệt hại trong thực tế phải khó xác định; và (iii) ước tính thiệt hại phải hợp lý.