Thực tiễn áp dụng bồi thường thiệt hại ước tính ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại Ước tính trong hợp Đồng thương mại (Trang 56 - 65)

Chương 2. Một số kinh nghiệm cụ thể về bồi thường thiệt hại ước tính từ pháp luật và các tranh chấp điển hình ở Vương quốc Anh và Trung Quốc

2.2. Bồi thường thiệt hại ước tính theo pháp luật Trung Quốc và thực tiễn áp dụng bồi thường thiệt hại ước tính trong hợp đồng thương mại ở

2.2.3. Thực tiễn áp dụng bồi thường thiệt hại ước tính ở Trung Quốc

Trên cơ sở những quy định chi tiết về công nhận hiệu lực của chế tài bồi thường thiệt hại ước tính và cách thức điều chỉnh khoản tiền bồi thường thiệt hại ước tính, các cơ quan tài phán của Trung Quốc đã vận dụng các quy định đó một cách phù hợp với từng vụ việc cụ thể. Trong các vụ án gần đây và theo hướng dẫn của Tòa án Tối cao Trung Quốc, nguyên đơn thường đưa ra lập luận rằng các khoản bồi thường thiệt hại được quy định trong hợp đồng là quá cao và yêu cầu Tòa án nên phán quyết một số tiền thấp hơn. Tòa án sau đó sẽ xem xét điều khoản bồi thường thiệt hại ước tính và đưa ra phán quyết về việc chấp thuận hoặc phản đối lập luận này và có thể quyết định mức tiền bồi thường thiệt hại ước tính nhiều hơn hoặc ít hơn mức thiệt hại ước tính các bên đã thỏa thuận. Việc điều chỉnh mức bồi thường thiệt hại không làm mất đi hiệu lực của hợp đồng và biện pháp bồi thường thiệt hại ước tính trong hợp đồng. Sau đây là một số tranh chấp điển hình có liên quan đến biện pháp bồi thường thiệt hại ước tính đã được cơ quan tài phán của Trung Quốc đưa ra phán quyết dựa theo pháp luật của Trung Quốc hiện hành.

Tranh chấp giữa Công ty TNHH Thương mại Fuzhou Jiunong (Fuzhou Jiunong Trade Co., Ltd) và Công ty TNHH Công nghệ Shanghai Xunmeng

102 Mo Zhang (2006), Chinese Contract Law: Theory and Practice, Brill Academic Publishers, p.310.

Information (Shanghai Xunmeng Information Technology Co., Ltd. (2018))103 Vào ngày 4 tháng 7 năm 2016, Fuzhou Jiunong Trade Co., Ltd. (Jiunong) và nền tảng thương mại điện tử của Shanghai Xunmeng Information Technology Co., Ltd. (Xunmeng) đã ký một hợp đồng, trong đó có quy định rằng: Bên Bán sẽ trả tiền bồi thường thiệt hại gấp mười lần doanh số bán hàng giả nếu như Bên Bán có hành vi buôn bán hàng giả trên sàn thương mại điện tử của Xunmeng; bên cạnh đó, Xunmeng sẽ có quyền trực tiếp đóng băng tài khoản của Bên Bán mở trên sàn thương mại điện tử của Xunmeng và khấu trừ khoản thanh toán từ đó. Nếu Bên Bán không thể chứng minh rằng hàng bị nghi ngờ là hàng thật sau khi nhận được thông báo từ Xunmeng, thì Xunmeng sẽ bồi thường cho người tiêu dùng bằng khoản tiền gửi trong tài khoản của Bên Bán. Khi Jiunong bán hàng giả trên nền tảng của Xunmeng, Xunmeng đã đóng băng tài khoản của Jiunong và trả toàn bộ số tiền đã khấu trừ cho những người tiêu dùng hàng giả tương ứng. Jiunong tuyên bố rằng họ không bán bất kỳ hàng giả nào và việc Xunmeng đơn phương yêu cầu hình phạt gấp mười lần, xây dựng các quy tắc trừng phạt khắc nghiệt khác và đóng băng tài khoản của Jiunong đã vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, Jiunong đã đưa vụ việc này ra trước Tòa án để yêu cầu cho một khoản hoàn lại và bồi thường.

Tòa án cho rằng, thương nhân có toàn quyền lựa chọn khi đăng ký trên sàn thương mại điện tử và sàn thương mại đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nhắc nhở khi đối tác ký kết hợp đồng. Do đó, khi nguyên đơn Jiunong đăng ký trên nền tảng do bị đơn Xunmeng điều hành, các điều khoản của hợp đồng được ký trực tuyến có hiệu lực. Các hoạt động bán hàng của nguyên đơn Jiunong là bán hàng giả theo các quy tắc của nền tảng và được coi là vi phạm thỏa thuận giữa hai bên. Vậy nên, Jiunong không có quyền yêu cầu bị đơn Xunmeng hoàn lại tiền hoặc bồi thường thiệt hại cho mình. Hệ thống bồi thường cho người tiêu dùng do nền tảng thương mại điện tử của Xunmeng thiết lập khác với hệ thống bồi thường thiệt hại ước tính truyền thống về đối tượng thụ hưởng, nguồn quyền, mục tiêu trách nhiệm, tiêu chuẩn áp dụng, v.v. Mục đích của hệ thống bồi thường cho người tiêu dùng không phải là kiếm lợi nhuận nhưng phải duy trì môi trường thương mại điện tử trung thực, đáng tin cậy, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, tuân thủ

103 Case Fuzhou Jiunong Trade Co., Ltd. v. Shanghai Xunmeng Information Technology Co., Ltd. Disputes over contracts for Internet services, https://subsites.chinadaily.com.cn/supremepeoplescourt/2019- 12/05/c_766701.htm, tham khảo ngày 30/01/2023.

nguyên tắc trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục, và cần khẳng định tác dụng của nó. Vào ngày 31 tháng 5 năm 2018, Tòa án Nhân dân Quận Changning, Thượng Hải đã đưa ra phán quyết bác bỏ tất cả các biện pháp giảm nhẹ mà nguyên đơn yêu cầu. Sau khi tuyên án Sơ cấp, nguyên đơn có đơn kháng cáo nhưng không nộp án phí Trung cấp đúng thời hạn. Tòa án Sơ cấp tuyên kháng cáo nên được coi là rút và bản án Sơ cấp đã có hiệu lực.

Từ nội dung tranh chấp trên, có thể thấy rằng các Tòa án của Trung Quốc tôn trọng nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên, đồng thời cho rằng khoản bồi thường thiệt hại ước tính tương đương mười lần doanh số bán hàng giả mà Bên Bán phải trả nếu như Bên Bán có hành vi buôn bán hàng giả trên sàn thương mại điện tử của Xunmeng là hoàn toàn phù hợp với mục đích và tính chất của một sàn thương mại điện tử. Do đó, Tòa án giữ nguyên mức bồi thường thiệt hại ước tính này.

Tranh chấp giữa Công ty TNHH Phát triển Điện ảnh Dadi và Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Fengcheng Tianzheng (2021)104

Dadi Cinema Development Co, Ltd (Dadi, với tư cách là bên cho thuê) và Fengcheng Tianzheng Real Estate Development Co Ltd (Tianzheng, với tư cách là bên thuê) đã ký kết hợp đồng cho thuê rạp chiếu phim vào năm 2012. Hợp đồng quy định rằng, ngoài những điều khoản khác, trong trường hợp đơn phương chấm dứt sai trái, bên chấm dứt phải trả cho bên kia 3.000.000 Nhân dân tệ (Ba triệu Nhân dân tệ) tiền bồi thường thiệt hại; và trong trường hợp bên thuê chấm dứt hợp đồng, Tianzheng cũng phải trả cho bên cho thuê 0,03% số tiền thuê bị chậm thanh toán mỗi ngày. Vào cuối tháng 1 năm 2020, rạp chiếu phim đã đóng cửa do các biện pháp ngăn chặn Covid-19 trên toàn quốc. Dadi đã không trả được tiền thuê kể từ khi ngừng kinh doanh. Vào ngày 7 tháng 4 năm 2020, Dadi thông báo với Tianzheng rằng, do ảnh hưởng của các biện pháp ngăn chặn Covid-19, Dadi đã quyết định đóng cửa rạp chiếu phim vào ngày 15 tháng 4 năm 2020. Tianzheng yêu cầu thanh toán tiền thuê còn nợ, tiền lãi đến hạn và thanh toán thiệt hại 3.000.000 Nhân dân tệ (Ba triệu Nhân dân tệ).

Cân nhắc tác động tiêu cực của Covid-19 đối với ngành điện ảnh, Tòa Sơ thẩm đã áp dụng Ý Kiến Chỉ Đạo Của Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Về Một Số Vấn

104 Case Dadi Cinema Development Co, Ltd v. Fengcheng Tianzheng Real Estate Development Co, Ltd [2021] Liao Min Shen No. 8979.

Đề Liên Quan Đến Việc Xét Xử Thích Đáng Các Vụ Án Dân Sự Liên Quan Đến Dịch COVID-19 (The Supreme People’s Court’s Press Conference on the Guiding Opinions on Several Issues Concerning Properly Handling Civil Cases Related to COVID-19 Epidemic), theo đó Tòa án có thể ra lệnh giảm các khoản thanh toán tiền thuê khi hoạt động kinh doanh của bên thuê bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19. Thực hiện theo quyết định của mình, Tòa Sơ cấp đã giảm số tiền thuê chưa thanh toán từ 567.000 Nhân dân tệ (Năm trăm sáu mươi bảy nghìn Nhân dân tệ) xuống còn 400.000 Nhân dân tệ (Bốn trăm nghìn Nhân dân tệ) mà không tính lãi quá hạn và điều chỉnh số tiền bồi thường thiệt hại từ 3.000.000 Nhân dân tệ (Ba triệu Nhân dân tệ) xuống còn 2.100.000 triệu nhân dân tệ (Hai triệu một trăm nghìn Nhân dân tệ). Quyết định này đã được Tòa án Nhân dân Trung cấp Đan Đông và Tòa án Nhân dân Cấp cao Liêu Ninh giữ nguyên.

Trường hợp này là một ví dụ về việc Tòa án Trung Quốc đã công nhận hiệu lực của biện pháp bồi thường thiệt hại ước tính. Tuy nhiên, Tòa án đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc áp dụng Ý Kiến Chỉ Đạo Của Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Về Một Số Vấn Đề Liên Quan Đến Việc Xét Xử Đúng Đắn Các Vụ Án Dân Sự Liên Quan Đến Dịch Covid-19 để điều chỉnh giảm số tiền bồi thường thiệt hại ước tính mà hai bên đã quy định trong hợp đồng. Khi giải quyết các tranh chấp về hợp đồng thuê, Tòa án có thể xem xét các tác động tiêu cực của đại dịch và có toàn quyền điều chỉnh giảm các khoản thanh toán tiền thuê còn nợ và các khoản thiệt hại ước tính xuống một mức hợp lý.

Tranh chấp giữa Qingdao Zhengshang Property và Qingdao Yushi Real Estate (2021)105

Trong vụ tranh chấp giữa Qingdao Zhengshang Property và Qingdao Yushi Real Estate, điều khoản bồi thường thiệt hại trong hợp đồng giữa hai bên quy định rằng, nếu bị đơn không xin được các giấy phép cần thiết trước ngày đã thỏa thuận, thì bị đơn phải trả cho nguyên đơn 0,05% tổng giá (470.000.000 Nhân dân tệ) mỗi ngày. Có thể thấy rằng, các bên đã thỏa thuận ước tính số tiền bồi thường thiệt hại bằng phương pháp tính tiền bồi thường thiệt hại phát sinh từ việc vi phạm. Căn cứ vào quy định tại Điều 585 của Bộ luật Dân sự năm 2020 của Trung Quốc, Tòa án

105 Case Qingdao Zhengshang Property v. Qingdao Yushi Real Estate, [2021] Lu Min Zhong No.

232.

Nhân dân Cấp cao tỉnh Sơn Đông đã công nhận hiệu lực của thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính này. Tuy nhiên Tòa án không đồng ý với mức bồi thường thiệt hại ước tính mà hai bên đã quy định bởi Tòa án đã xem xét các yếu tố sau: liệu bị đơn có cố ý vi phạm hợp đồng hay không; số tiền đầu tư thực tế của nguyên đơn;

bằng chứng của nguyên đơn về những tổn thất của mình. Cuối cùng Tòa án đã quyết định rằng số tiền bồi thường thiệt hại ước tính nên giảm xuống 0,05% khoản đầu tư thực tế (150.000.000 Nhân dân tệ) mỗi ngày.

Theo các quy định của pháp luật Trung Quốc cũng như thực tiễn xét xử, có thể thấy rằng Tòa án ở Trung Quốc có một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xác định mức bồi thường thiệt hại ước tính có hiệu lực hay không và mức bồi thường thiệt hại ước tính đó có quá cao hay quá thấp hay không. Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào Tòa án có thể xác định được một khoản thiệt hại ước tính là phù hợp? Hay nói cách khác, phương pháp định lượng thiệt hại ước tính mà Tòa án Trung Quốc sử dụng để đưa ra các phán quyết của họ là gì? Trên cơ sở xem xét các tranh chấp điển hình, có thể thấy được một số phương pháp định lượng thiệt hại mà Tòa án Trung Quốc đã sử dụng khi đưa ra các phán quyết của mình như sau:106

(i) Sử dụng công thức tính toán tổn thất lợi nhuận dự kiến

Ý kiến hướng dẫn của Tòa án Nhân dân Tối cao về xét xử các tranh chấp hợp đồng dân sự và thương mại yêu cầu Tòa án xác định loại tổn thất lợi nhuận dự kiến nào đã xảy ra. Khi xác định số tiền lãi dự kiến bị thiệt hại, nếu các bên đã thoả thuận về cách tính số tiền lãi dự kiến bị mất đi thì thoả thuận của các bên có thể được Toà án thông qua. Nếu không có thỏa thuận trước, Tòa án sẽ tùy ý quyết định mức tổn thất lợi nhuận dự kiến phù hợp dựa trên đệ trình của các bên theo một công thức ngắn gọn sau:

Tổn thất lợi nhuận dự kiến được bồi thường = lợi nhuận dự kiến - tổn thất không lường trước được - tổn thất có thể được giảm thiểu - lợi nhuận thu được từ hành vi vi phạm của nguyên đơn - tổn thất do chính nguyên đơn gây ra.

(ii) Áp dụng nguyên tắc có thể thấy trước

Điều 584 Bộ luật Dân sự 2020 của Trung Quốc quy định thiệt hại do lợi tức bị thiệt hại không được cao hơn mức mà bên vi phạm có thể thấy trước khi giao

106 Lijun Cao, Sylvia Jiang, “Angela YanThe Global Damages Review: China”, https://thelawreviews.co.uk/title/the-global-damages-review/china, tham khảo ngày 02/02/2023.

kết hợp đồng. Trong vụ Tân Cương Yakun kiện Tân Cương Kangrui (2006)107, Tòa án Tối cao phát hiện ra rằng Tòa án cấp dưới đã tính các khoản lỗ do giá thị trường giảm vào khoản lỗ lợi nhuận dự kiến được trao, vì vậy Tòa án Tối cao đã bác bỏ phán quyết của Tòa án cấp dưới. Lý lẽ của Tòa án Nhân dân Tối cao là bị đơn không lường trước được việc giá thị trường giảm và bị đơn cũng không gây ra;

thiệt hại về lợi nhuận bán lại của nguyên đơn là lợi nhuận có thể được thực hiện khi giá thị trường ở mức thấp, thay vì ở mức cao; như vậy, thiệt hại do thị trường gây ra sẽ không thuộc về bị đơn.

(iii) Áp dụng nguyên tắc giảm thiểu tổn thất

Điều 591 của Bộ luật Dân sự 2020 quy định nghĩa vụ giảm thiểu thiệt hại của bên không vi phạm. Trường hợp nguyên đơn có những biện pháp hợp lý để giảm thiểu thiệt hại của mình nhưng nguyên đơn không thực hiện các biện pháp đó thì phần thiệt hại lẽ ra phải được được giảm nhẹ nên bị đơn không gánh chịu.

Nguyên tắc này được sử dụng phổ biến để giảm thiệt hại về lợi nhuận dự kiến mà nguyên đơn yêu cầu bồi thường. Trong vụ Zhongxin Honghe kiện Cục Tài chính An Sơn (2016)108, Tòa án Tối cao nhận thấy rằng mặc dù Zhongxin đã mất cơ hội tham gia vào giao dịch cơ sở do Cục Tài chính An Sơn không nhận được sự chấp thuận cần thiết của Chính phủ, nhưng điều này sẽ không ngăn cản Zhongxin tìm kiếm các cơ hội kinh doanh khác. Dựa trên lý do này, Tòa án Tối cao chỉ cấp 10%

khoản lỗ lợi nhuận dự kiến mà Zhongxin yêu cầu. Trên thực tế, khi một hợp đồng có thời hạn dài, chẳng hạn như 20 năm, thì tùy thuộc vào hoàn cảnh của vụ việc, điều đó sẽ được khuyến khích chỉ yêu cầu mất lợi nhuận dự kiến trong một số năm hợp lý chứ không phải toàn bộ thời hạn, vì một bên không vi phạm hợp lý sẽ phải cố gắng tìm cơ hội khác để kinh doanh với các đối tác khác, thay vì ngồi chờ toàn bộ thời gian còn lại của hợp đồng. Ngoài ra, một bên có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại về lợi nhuận trong toàn bộ thời hạn và sau đó đề xuất chiết khấu khoản lợi nhuận bị mất.

(iv) Định lượng thiệt hại liên quan đến việc xác định đối tượng, thời gian và địa điểm

Thông lệ chung là sử dụng giá trị thị trường có liên quan của đối tượng

107 Case Xinjiang Yakun Trade Co, Ltd v. Xinjiang Jinghe Kangrui Cotton Processing Co, Ltd, SPC [2006]

Min Er Zhong Zi No. 111.

108 Case Zhongxin Honghe Mining Industry Co., Ltd. v. Finance Bureau of Anshan City [2016].

được đề cập để xác định lượng thiệt hại. Điều đó có nghĩa là, trong hầu hết các trường hợp, một tiêu chuẩn thị trường khách quan sẽ được Tòa án lực chọn để làm cơ sở xem xét. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, Tòa án có thể xem xét các yếu tố chủ quan trong việc ấn định giá trị cho đối tượng của hợp đồng. Thời gian và địa điểm cũng có thể ảnh hưởng đến việc định lượng thiệt hại và thông lệ chung là thời điểm xảy ra vi phạm và địa điểm xảy ra vi phạm sẽ được đề cập đến khi Tòa án xác định số lượng thiệt hại.

(v) Ngày đánh giá

Trong luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ngày ước định để đánh giá thiệt hại đối với hầu hết các vụ việc ngoài hợp đồng là thời điểm xảy ra thiệt hại109; tuy nhiên, ngày này có thể được điều chỉnh để tối đa hóa lợi ích của nguyên đơn trong một phạm vi hợp lý. Trong khi đó, không có ngày ước định để đánh giá thiệt hại theo luật định đối với các tranh chấp hợp đồng chung. Ngày đánh giá được sử dụng phổ biến nhất sẽ là ngày vi phạm.

Tuy nhiên, trên thực tế, ngày đánh giá có thể bị tranh chấp nếu đối tượng liên quan đã thay đổi về giá trị giữa ngày vi phạm và ngày phán quyết. Nếu giá trị của tài sản có vấn đề đã giảm hoặc tăng trong khoảng thời gian kể từ khi vi phạm xảy ra, nguyên đơn có thể được hưởng lợi hoặc bị thiệt hại bởi các thiệt hại được đánh giá vào ngày vi phạm. Ví dụ: nếu cổ phiếu đang tranh chấp tăng giá mạnh sau ngày vi phạm, vấn đề đặt ra là liệu việc tăng giá giữa ngày vi phạm và ngày phán quyết có được coi là một phần thiệt hại của nguyên đơn hay không.

(vi) Sử dụng phương pháp so sánh

Phương pháp này xem xét những gì nguyên đơn sẽ nhận được nếu hợp đồng đã được thực hiện đầy đủ. Phương pháp này phù hợp để ước tính lợi nhuận dự kiến của hoạt động nếu nguyên đơn có hoạt động ổn định. Ví dụ: nguyên đơn có thể sử dụng lợi nhuận của mình từ các tháng trước hoặc mức lợi nhuận của một doanh nghiệp tương tự để chứng minh khả năng mất lợi nhuận trong các tháng tới. Thông thường, nguyên đơn nên chuẩn bị báo cáo tài chính của vài năm trước để cho thấy mức độ lợi nhuận của mình. Trong vụ Beijing Xindacheng kiện Beijing Saiwai (2018)110, Tòa án Nhân dân Trung cấp thứ nhất của thành phố Bắc nhận thấy rằng

109 Art.1184 of Civil Code of the People's Republic of China (2020).

110 Case Beijing Xindacheng Property Management Co, Ltd v. Beijing Saiwai Feiyang Hot Pot Restaurant, [2018] Jing 01 Min Zhong No. 5658.

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại Ước tính trong hợp Đồng thương mại (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)