Sự hình thành của việc điều chỉnh pháp luật đối với bồi thường thiệt hại ước tính tại Trung Quốc

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại Ước tính trong hợp Đồng thương mại (Trang 52 - 55)

Chương 2. Một số kinh nghiệm cụ thể về bồi thường thiệt hại ước tính từ pháp luật và các tranh chấp điển hình ở Vương quốc Anh và Trung Quốc

2.2. Bồi thường thiệt hại ước tính theo pháp luật Trung Quốc và thực tiễn áp dụng bồi thường thiệt hại ước tính trong hợp đồng thương mại ở

2.2.1. Sự hình thành của việc điều chỉnh pháp luật đối với bồi thường thiệt hại ước tính tại Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng trên phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá. Không những vậy, Việt Nam và Trung Quốc đều thuộc hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa và chịu ảnh hưởng của hệ thống dân luật, do đó, trên phương diện pháp luật hợp đồng, Việt Nam và Trung Quốc cũng có rất nhiều điểm chung. Điển hình là pháp luật hợp đồng Việt Nam và Trung Quốc đều quy định những nguyên tắc thực hiện hợp đồng một cách căn bản như: thực hiện đúng cam kết, thực hiện đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian, thanh toán, v.v giúp cho việc thực hiện hợp đồng thuận lợi hơn, các bên có thể dễ đạt được mục đích đặt ra hơn. Hơn nữa, cả hai cũng đều nhấn mạnh nguyên tắc tự do giao kết nhưng cũng nhấn mạnh nguyên tắc can thiệp và hạn chế của tự do giao kết - vì pháp luật là công cụ quản lý của Nhà nước đối với hành vi của tất cả mọi người và luật hợp đồng là công cụ pháp lý để quản lý giao dịch giữa các chủ thể.

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng pháp luật hợp đồng nói chung và các quy định về chế tài bồi thường thiệt hại ước tính trong hợp đồng nói riêng giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tồn tại những điểm khác biệt. Nếu như Việt Nam đến nay chưa có bất kỳ quy định nào về chế tài bồi thường thiệt hại ước tính thì pháp luật Trung Quốc đã có những quy định về chế tài này trong Luật Hợp đồng 1999 (Contract Law (1999)) và gần đây nhất là Bộ luật Dân sự 2020 (Civil Code (2020)).

Trước khi bắt đầu thời kỳ cải cách và mở cửa, ở Trung Quốc chỉ có thực hành hợp đồng nhưng không có khung pháp lý về hợp đồng. Mãi cho đến đầu những năm 1980 Trung Quốc mới ban hành luật về hợp đồng, bắt đầu bằng việc ban hành Luật Hợp đồng kinh tế 1981 (Law on Economic Contracts (1981)), sau đó là Luật hợp đồng kinh tế nước ngoài 1985 (Law of Foreign-related Economic Contracts (1985)) và Luật Hợp đồng công nghệ 1987 (Law of Technology

Contracts (1987)). Ngoài ra, Nguyên tắc chung của Luật Dân sự 1986 (General Principles of Civil Law (1986)), cũng được áp dụng cho các hoạt động liên quan đến hợp đồng. Bước phát triển đáng kể của pháp luật về hợp đồng của Trung Quốc đó là sự ra đời của Luật Hợp đồng 1999. Luật Hợp đồng 1999 ra đời đã thay thế ba đạo luật trước đó để thống nhất các quy định về hợp đồng tại Trung Quốc. Quan trọng hơn, Luật Hợp đồng 1999 đã đặt nền móng cho việc công nhận hiệu lực của chế tài bồi thường thiệt hại ước tính sau này.

Điều 114 của Luật Hợp đồng 1999 Trung Quốc quy định rằng: “Các bên có thể quy định rằng trong trường hợp một bên vi phạm hợp đồng thì bên kia sẽ phải trả một khoản tiền phạt nhất định (a certain amount of penalty) tùy theo mức độ vi phạm và cũng có thể quy định cách thức tính số tiền bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm đó gây ra do sự vi phạm hợp đồng”. Theo đó, pháp luật Trung Quốc lần đầu tiên công nhận hiệu lực của “khoản tiền phạt được xác định tùy theo mức độ vi phạm” và “cách thức tính số tiền bồi thường thiệt hại” do hành vi vi phạm của một bên trong hợp đồng gây ra. Luật Hợp đồng 1999 không dùng thuật ngữ “bồi thường thiệt hại ước tính” (Liquidated damages), nhưng nội dung điều khoản này mang bản chất của một điều khoản bồi thường thiệt hại ước tính. Vì khác với bồi thường thiệt hại thông thường, “khoản tiền phạt được xác định” và “cách thức tính số tiền thiệt hại” này không phải là khoản bồi thường dựa trên tổn thất thực tế.

Đúng hơn, chúng được các bên ký kết thông qua thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng98 và mang bản chất của một khoản bồi thường thiệt hại ước tính. Luật Hợp đồng 1999 cũng làm rõ mối quan hệ giữa thiệt hại ước tính và thiệt hại thực tế tại đoạn 2 của Điều 114: “Nếu mức phạt vi phạm hợp đồng được quy định thấp hơn mức thiệt hại do vi phạm gây ra thì bên bị vi phạm có thể yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài để tăng mức phạt. Nếu mức phạt vi phạm hợp đồng được quy định cao hơn mức thiệt hại do vi phạm gây ra thì bên bị vi phạm có thể yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài giảm mức phạt”. Vì khoản tiền phạt vi phạm và phương thức tính toán để ước tính thiệt hại không phải là thiệt hại thực tế, do đó, chúng có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với thiệt hại thực tế nên những nhà lập pháp của Trung Quốc trao cho các bên trong hợp đồng quyền được yêu cầu Tòa án hoặc Trọng Tài tăng hoặc giảm mức phạt sao cho tương xứng với thiệt hại thực tế.

Ngày 28 tháng 5 năm 2020, tại kỳ họp thứ ba Đại hội Đại biểu nhân dân

98 Art.114 of Contract Law of the People's Republic of China (1999)

toàn quốc Trung Quốc lần thứ 13 và kỳ họp thứ ba của Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc lần thứ 13, Bộ luật Dân sự của Trung Quốc đã được thông qua. Bộ luật Dân sự Trung Quốc có 1.260 điều và dành ra 562 điều để quy định về “Hợp đồng” nhằm áp dụng chung và trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thay thế cho Luật Hợp đồng 199999. Bộ luật Dân sự 2020 được ban hành như một thành tựu to lớn sau bao năm nỗ lực trong công cuộc xây dựng pháp luật của Trung Quốc. Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2020 được xây dựng trên cơ sở Luật Hợp đồng 1999, cụ thể hơn, Điều 585 Bộ luật Dân sự 2020 của Trung Quốc đã kế thừa những điểm tiến bộ tại Điều 114 Luật Hợp đồng 1999 khi một lần nữa công nhận hiệu lực của bồi thường thiệt hại ước tính nhưng với một cách cụ thể và rõ ràng hơn như sau: “Các bên có thể thỏa thuận rằng, khi một bên vi phạm, bên đó phải trả một số tiền thiệt hại ước tính (a certain amount of liquidated damages) cho bên còn lại tùy theo tình hình vi phạm, hoặc các bên có thể thỏa thuận về phương pháp tính tiền bồi thường thiệt hại phát sinh từ việc vi phạm.”100

Bộ luật Dân sự 2020 quy định tương tự Luật Hợp đồng 1999 khi tiếp tục thừa nhận rằng có hai hình thức quy định khoản bồi thường thiệt hại ước tính, đó là thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại ước tính hoặc thỏa thuận về phương thức bồi thường thiệt hại ước tính. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2020 của Trung Quốc sử dụng cụm từ “a certain amount of liquidated damages” để thay thế cho cụm từ “a certain amount of penalty” tại Điều 114 Luật Hợp đồng 1999. Đây là một điểm tiến bộ của pháp luật Trung Quốc khi chính thức thừa nhận hiệu lực của chế tài mang tên “bồi thường thiệt hại ước tính” (liquidated damages) bằng cách không diễn giải biện pháp bồi thường thiệt hại ước tính như là một điều khoản phạt hợp đồng. Thậm chí một số hợp đồng sử dụng từ “phạt”, Tòa án sẽ diễn giải thành “bồi thường thiệt hại ước tính”101. Ngoài ra, Điều 585 nói trên còn khẳng định bồi

99 Huỳnh Văn Chữ (2022), “Một số điểm tương đồng và khác biệt cơ bản giữa pháp luật hợp đồng của Việt Nam và Trung Quốc”, Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/mot-so-diem-tuong-dong-va-khac-biet-co-ban-giua-phap-luat-hop- dong-cua-viet-nam-va-trung-quoc-

101610.htm#:~:text=B%E1%BB%99%20lu%E1%BA%ADt%20D%C3%A2n%20s%E1%BB%B1%20(B LDS,Trung%20Qu%E1%BB%91c%20l%E1%BA%A7n%20th%E1%BB%A9%2013, tham khảo ngày 13/9/2023.

100 Art.585 Civil Code of the People's Republic of China 2020.

101 Tọa đàm khoa học quốc tế “Kinh nghiệm các nước dân luật trong việc thực thi điều khoản bồi thường thiệt hại định trước” do Khoa Luật Quốc tế - trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Pháp luật Xây dựng Việt Nam (SCLVN) tổ chức vào ngày 10 tháng 12 năm 2021.

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại Ước tính trong hợp Đồng thương mại (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)