Thực tiễn xét xử các tranh chấp về bồi thường thiệt hại ước tính trong hợp đồng thương mại tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại Ước tính trong hợp Đồng thương mại (Trang 67 - 73)

Chương 3. Bồi thường thiệt hại ước tính trong hợp đồng thương mại tại Việt

3.2. Thực tiễn xét xử các tranh chấp về bồi thường thiệt hại ước tính trong hợp đồng thương mại tại Việt Nam

Mặc dù hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định về biện pháp bồi thường thiệt hại ước tính nhưng trên thực tế các bên đã thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại ước tính vào hợp đồng thương mại. Đã từng có nhiều vụ tranh chấp liên quan đến điều khoản này, và cơ quan tài phán đã không công nhận hiệu lực của bồi thường thiệt hại ước tính và cho rằng đó là một thỏa thuận phạt vi phạm. Sau đây là một số tranh chấp điển hình.

Quyết định Giám đốc thẩm số 15/2016/KDTM-GĐT ngày 7/9/2016 của Tòa án Nhân dân Tối cao về việc tranh chấp hợp đồng xây dựng (Xem Phụ lục 01)

Theo hợp đồng ký năm 2007, Công ty Cổ phần dịch vụ và kỹ thuật A (Công ty A) cung cấp gói thầu 3B “Dịch vụ cơ điện” cho dự án do Công ty H làm chủ đầu tư và Công ty B là nhà thầu chính. Giá trị hợp đồng khoảng $5.100.000 (Năm triệu một trăm nghìn Đô-la Mỹ); thời gian thi công kết thúc là tháng 5 năm 2008. Nếu không tuân thủ thời gian hoàn thành, Công ty A phải chi trả cho chủ đầu tư đối với những thiệt hại do lỗi này gây ra, giá trị thiệt hại là 5% giá trị hợp đồng. Công ty A đã hoàn thành công việc chậm 288 ngày so với tiến độ đề ra; Công ty B chậm thanh toán theo hợp đồng. Bên cạnh các yêu cầu khác, Công ty A yêu cầu Công ty B thanh toán khoản tiền còn lại. Công ty B cho rằng Công ty A đã vi phạm tiến độ nên bị phạt 5% giá trị hợp đồng, số tiền này sẽ được bù trừ đối với nghĩa vụ thanh toán của Công ty B.

Tòa án Sơ thẩm giải quyết theo hướng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty A, không buộc Công ty B thanh toán số tiền còn nợ. Tòa án Phúc

114 Trương Nhật Quang (2021), tlđd 6, tr.21

thẩm quyết định giữ nguyên bản án Sơ thẩm. Công ty A có đơn đề nghị xem xét lại bản án Phúc thẩm theo thủ tục Giám đốc thẩm.

Theo Quyết định Giám đốc thẩm, điều khoản bồi thường thiệt hại ước tính do vi phạm tiến độ là một điều khoản phạt vi phạm theo pháp luật Việt Nam. Theo đó, tiền phạt vi phạm phải dựa trên giá trị hợp đồng bị vi phạm, không thể xác định trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Theo Điều 301 của Luật Thương Mại năm 2005 về phạt vi phạm, mức phạt vi phạm không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Như vậy, tiền phạt vi phạm sẽ là 5% giá trị hợp đồng bị vi phạm mà không phải 5% toàn bộ giá trị của hợp đồng theo thỏa thuận của các bên. Nói cách khác, Tòa án Nhân dân Tối cao đã xem thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính của các bên theo hợp đồng là một thỏa thuận phạt vi phạm và do đó không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Bản án số 08/2017/KDTM-PT ngày 8/12/2017 về việc tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa (Xem Phụ lục 02)

Từ ngày 26/8/2016 đến ngày 20/10/2016, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cao su T (Công ty T) ký kết với Công ty Cổ phần cao su N (Công ty N) 11 Hợp đồng mua bán hàng hóa là cao su tự nhiên. Do mưa kéo dài từ tháng 10 đến hết tháng 12 năm 2016 nên nhà vườn không khai thác mủ, làm cho nguyên liệu đầu vào bị thiếu hụt, không đủ nguyên liệu để sản xuất làm sản lượng mủ nguyên liệu huy động của Công ty N sụt giảm. Do đó, Công ty N không thể giao cao su tự nhiên theo đúng thời hạn theo các hợp đồng đã ký cho Công ty T. Công ty T phải mua hàng ở nơi khác với giá cao hơn. Nhận thấy quyền lợi của mình bị ảnh hưởng Công ty T đã yêu cầu Công ty N bồi thường thiệt hại. Trong các hợp đồng, tại Điều VI các bên có thỏa thuận rằng “nếu một bên đơn phương tự làm sai hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì phải chịu bồi thường 8% tổng giá trị hợp đồng”.

Tại phần “Nhận định của Tòa án”, Thẩm phán của Tòa Phúc thẩm đã nêu:

Công ty N cho rằng mức bồi thường mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng là 8%

tổng giá trị hợp đồng nên Công ty N chỉ đồng ý bồi thường cho Công ty T với mức 8% giá trị thiệt hại không bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. Xét thấy, Điều VI của các hợp đồng ghi “nếu một bên đơn phương tự ý làm sai hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì phải chịu bồi thường 8% tổng giá trị hợp đồng” là không đúng với quy định của pháp luật và không rõ ràng, cụ thể; thực tế hai bên thỏa thuận mức phạt hợp đồng nhưng lại ghi bồi thường là gây nhầm lẫn nên điều khoản này vô

hiệu. Do vô hiệu và Công ty T cũng không yêu cầu xem xét đối với việc phạt hợp đồng nên Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét nội dung này là có căn cứ.

Theo quy định tại Điều 302 Luật Thương mại 2005 thì việc bồi thường thiệt hại được thể hiện bởi giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm lẽ ra được hưởng.

Mức bồi thường chỉ được xác định sau khi có vi phạm hợp đồng, cho nên việc bồi thường thiệt hại (nếu có) không thể biết trước để thỏa thuận trong hợp đồng mà chỉ có thể xác định khi có việc vi phạm, có lỗi của bên vi phạm và thiệt hại thực tế của bên bị vi pham.

Tòa Phúc thẩm nhận định mức bồi thường chỉ được xác định sau khi có vi phạm hợp đồng, vì vậy việc bồi thường không thể biết trước mà chỉ xác định được khi có sự việc vi phạm, có lỗi của bên vi phạm và thiệt hại thực tế bên kia phải chịu. Do đó, Điều VI được các bên thỏa thuận trong hợp đồng là không có căn cứ và bị tuyên vô hiệu. Câu hỏi đặt ra qua tranh chấp trong Bản án số 08/2017/KDTM-PT ngày 08/12/2017 của Tòa án Nhân dân tỉnh Tây Ninh rằng liệu thỏa thuận tại Điều VI của các hợp đồng mua bán mủ cao su có phải là một điều khoản bồi thường thiệt hại ước tính hay không? hay là các bên đang thỏa thuận một điều khoản phạt mà ghi bồi thường thiệt hại là gây nhầm lẫn theo nhận định của Tòa án? Để trả lời câu hỏi này cần phải xem xét một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, cần phải xem xét mục đích áp dụng khi các bên thỏa thuận điều khoản này vào hợp đồng của họ. Tại Điều VI của hợp đồng các bên dùng cụm từ

“gây thiệt hại” và “phải chịu bồi thường 8% tổng giá trị hợp đồng”, điều này cho thấy các bên đang hướng tới mục tiêu bù đắp thiệt hại hơn là phạt vi phạm tại thời điểm thỏa thuận điều khoản này. Tuy nhiên, giá trị 8% là một con số tương đối nhạy cảm, bởi lẽ mức phạt vi phạm hợp đồng theo quy định tại Luật Thương mại 2005 cũng là 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Do đó, Điều VI được Tòa án nhận định là thỏa thuận phạt vi phạm. Ngoài ra, Tòa án cho rằng mức bồi thường chỉ được xác định khi có vi phạm hợp đồng, vì lẽ đó Điều VI không thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của chế tài bồi thường thiệt hại.

Thông qua Bản án số 08/2017/KDTM-PT ngày 08/12/2017 của Tòa án Nhân dân tỉnh Tây Ninh, có thể thấy rằng quan điểm của cơ quan xét xử là không công nhận hiệu lực thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính, mà xem đây là thỏa thuận phạt vi phạm. Phán quyết này dựa trên các cơ sở rằng pháp luật Việt Nam

không có quy định nào về điều khoản bồi thường thiệt hại ước tính nên Tòa án không công nhận tính hiệu lực của thỏa thuận này, tuy nhiên phán quyết chưa làm rõ các cơ sở để Tòa án không chấp nhận thỏa thuận riêng biệt của các bên, nếu các bên tiến hành thỏa thuận dựa trên tinh thần tự do ý chí, tự nguyện thỏa thuận và thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, thì liệu điều khoản khoản trên có được xem là một điều khoản bồi thường thiệt hại ước tính thay vì là một điều khoản phạt? Liệu rằng điều khoản đó có được Tòa án công nhận hiệu lực hay không? và liệu rằng Tòa án chỉ nên can thiệp vào định lượng của khoản bồi thường này có quá cao hoặc quá thấp một cách bất hợp lý, ảnh hưởng đến quyền lợi cân bằng của đôi bên giống như pháp luật Trung Quốc hay không?

Bản án số 296/2020/KDTM-PT ngày 13/5/2020 về việc tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng (Xem Phụ lục 03)

Công ty cổ phần A khởi kiện công ty cổ phần C vì ngày 22/08/2016 hai bên đã ký kết hợp đồng tổng thầu thi công công việc dự kiến và giá trị hợp đồng sẽ được hai thống nhất bằng các phụ lục hợp đồng tương ứng với 4 gói thầu. Sau khi ký hợp đồng, Công ty C không những thi công chậm tiến độ mà còn không đảm bảo chất lượng thi công và không tiến hành khắc phục vi phạm theo yêu cầu của Công ty A, do đó, Công ty A buộc phải khởi kiện Công ty C ra Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Điều 8.7 Điều kiện riêng của Phụ lục hợp đồng số 01 quy định rằng “các khoản phạt và bồi thường thiệt hại do chậm trễ được tính theo tỷ lệ là 0,19% trên giá trị còn lại của từng phần bị chậm trễ trong Phụ lục hợp đồng tương ứng cho mỗi ngày chậm trễ so với chương trình tiến độ chi tiết/Thời hạn hoàn thành và ngày ghi trong chứng chỉ nghiệm thu nhưng không vượt quá 12% giá trị hợp đồng từng phần vi phạm”.

Tại phần “Nhận định của tòa án” Tòa Phúc thẩm đã nhận định rằng: “Căn cứ Mục 8.7 Phụ lục hợp đồng số 01 quy định mức phạt vi phạm tiến độ hợp đồng

“không được quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm”. Tuy nhiên khi khởi kiện, nguyên đơn đã điều chỉnh mức phạt vi phạm tiến độ xuống còn 8% giá trị hợp đồng vi phạm để phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Tổng giá trị của phụ lục hợp đồng số 01 là 171.025.017.406 VND (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), bị đơn đã thực hiện được 36.036.561.604 VND. Như vậy, giá trị còn lại chưa thực hiện của phụ lục hợp đồng này là 134.988.455.802 VND, được xác định là giá trị

nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Cấp Sơ thẩm buộc bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn tiền phạt vi phạm tiến độ thi công, cụ thể 134.988.455.802 VND x 8%) là 10.799.076.464 VND là có cơ sở.

Từ nhận định của Tòa án, có thể thấy Tòa án cho rằng Điều 8.7 Điều kiện riêng của Phụ lục hợp đồng số 01 là một điều khoản phạt. Tuy nhiên, cần xem xét lại nội dung điều khoản này để thấy liệu rằng nhận định của Toà án đã phù hợp hay chưa.

Mục 8.7 Phụ lục hợp đồng số 01 quy định hai nội dung: phạt và bồi thường thiệt hại do chậm trễ. Bên cạnh đó, tỷ lệ 12% giá trị hợp đồng từng phần vi phạm (sau đó được nguyên đơn điều chỉnh còn 8% giá trị hợp đồng vi phạm) được áp dụng để giới hạn khoản phạt và bồi thường thiệt hại nếu khoản phạt và bồi thường thiệt hại được tính theo tỷ lệ 0,19% trên giá trị còn lại của từng phần bị chậm trễ cho mỗi ngày chậm trễ. Tuy nhiên, Tòa án chỉ xem xét nội dung này như là một điều khoản phạt và hoàn toàn quên đi biện pháp bồi thường thiệt hại. Phải chăng quan điểm của Thẩm phán là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải căn cứ trên thiệt hại thực tế xảy ra chứ không phải là con số định trước như các bên đã thỏa thuận?

Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 11/2020/KN-KDTM ngày 9/6/2020 của TANDTC (tranh chấp giữa Công ty TNHH Yến sào S. với Công ty cổ phần Yến V.)115

Tháng 10 năm 2010, Công ty TNHH Yến sào S. (Công ty S) và Công ty cổ phần Yến V. (Công ty V) ký hợp đồng nguyên tắc về việc phân phối độc quyền hàng hóa ở khu vực phía bắc với thời hạn là 10 năm. Nội dung là Công ty V không được ký hoặc giao hàng cho bất kỳ đơn vị nào khác trên phạm vi đã giao cho Công ty S làm nhà phân phối độc quyền (từ Nghệ An trở ra Bắc). Mọi đại lý cấp hai nếu có nhu cầu kinh doanh sản phẩm của Công ty V đều phải thông qua Công ty S.

Trên bao bì sản phẩm sẽ có tem độc quyền của Công ty V và tem phụ của Công ty S.

Theo hợp đồng, bên nào vi phạm các điều đã cam kết phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên kia 10.000.000.000 VND (Mười tỷ đồng). Quá trình thực hiện, Công ty V vẫn bán sản phẩm từ yến của mình tại Hà Nội. Trong khi địa bàn này đã

115 Hoàng Yến, “Đòi bồi thường 10 tỉ từ vi phạm hợp đồng độc quyền”, https://plo.vn/phap-luat/doi-boi- thuong-10-ti-tu-vi-pham-hop-dong-doc-quyen-886897.html, tham khảo ngày 23/1/2021.

giao cho Công ty S làm nhà phân phối độc quyền. Vì vậy, Công ty S khởi kiện Công ty V ra tòa. Còn bị đơn - Công ty V phản tố yêu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Tòa Sơ thẩm cho rằng bị đơn vi phạm hợp đồng nhưng chỉ buộc bồi thường 4.000.000.000 VND (Bốn tỷ đồng). Tòa Phúc thẩm nhận định hợp đồng không ghi ngày nên vô hiệu và chấp nhận yêu cầu phản tố của Công ty V.

Không đồng tình với phán quyết của hai cấp tòa, Viện kiểm sát Nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có kháng nghị đề nghị Giám đốc thẩm vụ án này.

Về thỏa thuận bồi thường 10.000.000.000 VND (Mười tỷ đồng), kháng nghị cho rằng các bên giao kết là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của pháp luật. Nó cũng phù hợp với đặc thù của loại hợp đồng phân phối độc quyền. Các bên giao kết đều không thể xác định cụ thể giá trị hợp đồng. Vì hợp đồng thực hiện trong thời hạn 10 năm nên không thỏa thuận về mức phạt theo Điều 301 của Luật Thương mại 2005. Đồng thời, trường hợp này cũng không thể xác định cụ thể giá trị thiệt hại của hợp đồng độc quyền. Vì ngoài các chi phí đầu tư phục vụ cho việc quảng cáo tiêu thụ sản phẩm còn thiệt hại vô hình đó là thương hiệu, uy tín, là lượng khách hàng trên thị trường phía bắc. Việc Tòa Sơ thẩm cho rằng Công ty V vi phạm hợp đồng là có căn cứ mà chỉ buộc bồi thường 4.000.000.000 VND (Bốn tỷ đồng) là không có căn cứ. Viện kiểm sát cho rằng cần buộc công ty này bồi thường 10.000.000.000 VND (Mười tỷ đồng) mới đúng theo thỏa thuận hợp đồng.

Cấp Phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là không đúng pháp luật.

Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã chấp nhận kháng nghị này và hủy cả hai bản án Sơ thẩm và Phúc thẩm để xử Sơ thẩm lại theo thủ tục chung.

Qua tranh chấp này, có thể thấy rằng Tòa án cấp Sơ thẩm dường như đã công nhận hiệu lực của biện pháp bồi thường thiệt hại ước tính mà hai bên đã thỏa thuận vào hợp đồng, tuy nhiên, Tòa án đã điều chỉnh mức bồi thường từ 10.000.000.000 VND (Mười tỷ đồng) xuống 4.000.000.000 VND (Bốn tỷ đồng).

Viện kiểm sát Nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện rõ quan điểm công nhận hiệu lực của biện pháp bồi thường thiệt hại ước tính và tôn trọng mức bồi thường 10.000.000.000 VND (Mười tỷ đồng) mà hai bên đã thỏa thuận

bằng những lý lẽ thuyết phục của mình. Đây có lẽ là một trong những tranh chấp hiếm hoi mà cơ quan tài phán của nước ta có quan điểm công nhận hiệu lực của biện pháp bồi thường thiệt hại ước tính và đánh giá, điều chỉnh mức tiền ước tính mà các bên thỏa thuận.

Tại Trung tâm Trọng tài Quốc Tế Việt Nam (VIAC), việc áp dụng hay không áp dụng thỏa thuận của các bên về bồi thường thiệt hại ước tính là một vấn đề về mặt nội dung và phụ thuộc vào luật áp dụng để giải quyết tranh chấp là luật pháp của nước nào. Nếu như luật áp dụng cho phép thi hành thỏa thuận của các bên về thiệt hại ước tính thì áp dụng theo đúng nguyên tắc được quy định tại pháp luật đó. Trong trường hợp luật áp dụng là luật Việt Nam, hợp đồng có quy định thỏa thuận về bồi thường thiệt hại ước tính thì điều khoản này sẽ không thể áp dụng được vì Luật Thương mại 2005 – luật điều chỉnh các tranh chấp mang tính thương mại – không có quy định về bồi thường thiệt hại ước tính. Hội đồng trọng tài chỉ có thể ra phán quyết yêu cầu bên bị vi phạm chứng minh thiệt hại thực tế của mình và bên vi phạm phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế đó.116

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại Ước tính trong hợp Đồng thương mại (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)