Phải có thiệt hại xảy ra

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 22 - 27)

1.3. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần

1.3.2. Phải có thiệt hại xảy ra

Tại khoản 1 Điều 604 BLDS 2005 đã nhấn mạnh căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là phải có thiệt hại xảy ra: “Người nào có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm (…) mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.

Như vậy, căn cứ “có thiệt hại xảy ra” là “điều kiện tiên quyết của trách nhiệm BTTHNHĐ”18. Tương tự, đối với trách nhiệm BTTTVTT thì đòi hỏi hành vi trái pháp luật gây ra những TTVTT cho chính chủ thể bị xâm phạm hoặc người thân thích gần gũi của chủ thể đó.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp có TTVTT đều được pháp luật ghi nhận trách nhiệm bồi thường của chủ thể gây thiệt hại. Mà TTVTT phải thoả các điều kiện sau:

Thứ nhất, TTVTT phải phát sinh từ việc xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp mà pháp luật công nhận được BTTTVTT.

Chỉ những hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, thi thể thì mới được bồi thường TTVTT theo qui định tại Điều 609, 610, 611, 628 BLDS 2005.

Ngoài những trường hợp trên, thì khi có hành vi xâm phạm đến các quyền khác cũng được pháp luật bảo vệ (như quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền được khi sinh, khai tử…) và có thể gây nên những TTVTT nhưng không được pháp luật ghi nhận trách nhiệm BTTTVTT.

Thứ hai, phải có thiệt hại xảy ra.

Theo điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì:

Thiệt hại do TTVTT của cá nhân được hiểu là do sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất

18. Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2013), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005 (tập II), NXB Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, tr. 702.

12

mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm…

và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.

Thiệt hại do TTVTT của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.

Như vậy, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP liệt kê những trường hợp TTVTT có thể xảy ra. Tuy nhiên, lại thiếu trường hợp thi thể bị xâm phạm được BLDS 2005 thừa nhận trách nhiệm BTTTVTT.

Chính vì tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, thi thể bị xâm phạm mà người bị xâm phạm hoặc người thân thích gần gũi của họ bị TTVTT. Đó là “sự tổn thất về giá trị tinh thần, tình cảm hoặc sự suy sụp về tâm lí, tình cảm của cá nhân”19. Hình thức biểu hiện của TTVTT vô cùng đa dạng. Đó là sự đau thương, buồn phiền, mất mất về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin do bị hiểu lầm, sự suy giảm niềm vui, niềm lạc quan trong cuộc sống… Nỗi “đau” tinh thần này có thể kéo dài, nghiêm trọng hơn là có thể ảnh hưởng tới thần kinh, trở thành bệnh lí.

Việc đánh giá thiệt hại xảy ra vừa là căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTTVTT, cũng vừa là căn cứ tính mức bồi thường dựa vào mức độ thiệt hại xảy ra trên thực tế. Như đã phân tích, “TTVTT là vấn đề hết sức trừu tượng, người ngoài cuộc không thể cân, đong, đo, đếm được”20. Vì vậy, việc đánh giá mức độ TTVTT phải căn cứ vào từng hoàn cảnh cụ thể, tuỳ thuộc vào đối tượng bị xâm phạm – “thiệt hại về tinh thần do bị xâm phạm sức khoẻ, tính mạng cũng khác với thiệt hại về tinh thần do bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín”21 – và một số yếu tố khác như địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa những người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại, mức độ ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân…

1.3.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra được xây dựng dựa trên cặp phạm trù nhân quả của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong triết học Mác – Lênin. Như vậy, hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước thiệt hại và

19. Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên) (2014), tlđd (17), tr. 748.

20. Đỗ Thanh Huyền (2004), “Bồi thường tổn thất về tinh thần”, Tạp chí Toà án nhân dân, tr. 31.

21. Phạm Kim Anh (2001), “Về qui định bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm trong Bộ luật Dân sự Việt Nam và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Khoa học pháp lí, (03), tr. 38.

13

“thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại”22.

Việc xác định đúng mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa pháp lí trong việc xác định có hay không trách nhiệm bồi thường thiệt hại, chủ thể bồi thường, mức bồi thường. Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề dễ dàng. Trong nhiều trường hợp rất khó xác định hành vi trái pháp luật nào là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại vì “mỗi hiện tượng là kết quả của vô số điều kiện và nguyên nhân đồng thời tự nó cũng là nguyên nhân của nhiều hiện tượng”23. Cho nên, “hành vi trái pháp luật được xem là có mối quan hệ nhân quả đối với thiệt hại xảy ra nếu hành vi đó là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại hoặc trong điều kiện hoàn cảnh nhất định lại là nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại24.

Ngoài ra, cần phân biệt nguyên nhân và điều kiện. Nguyên nhân là nguồn gốc phát sinh hậu quả (thiệt hại), còn điều kiện không làm phát sinh thiệt hại mà nó chỉ có tác động làm cho nguyên nhân diễn ra nhanh hay chậm mà thôi. Nguyên nhân và điều kiện có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Trong nhiều trường hợp, nếu có nguyên nhân nhưng thiếu điều kiện tác động thì hậu quả có thể không xảy ra. Hoặc có thể cùng một hiện tượng nhưng trong trường hợp này là nguyên nhân gây ra thiệt hại, nhưng trường hợp khác lại là điều kiện thúc đẩy hoặc kiềm hãm quá trình phát triển của nguyên nhân. Từ đó, việc phân biệt nguyên nhân và điều kiện phải đặt trong từng hoàn cảnh cụ thể, phù hợp với sự diễn biến khách quan của sự việc. Vì có thể cùng một hành vi trái pháp luật (nguyên nhân) nhưng nếu xảy ra trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau thì thiệt hại xảy ra cũng không giống nhau.

Như vậy, để trách nhiệm BTTTVTT phát sinh thì cần phải xem xét một cách khách quan, toàn diện hành vi trái pháp luật nào xâm phạm đến những quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ là nguyên nhân dẫn đến TTVTT xảy ra.

1.3.4. Phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây ra thiệt hại

Theo qui định tại khoản 1, Điều 604 BLDS 2005 thì “người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm (…) mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.

BLDS 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP không có qui định cụ thể về khái niệm “lỗi” mà chỉ nêu “lỗi cố ý” và ‘lỗi vô ý”. Vì vậy, có nhiều quan điểm khác nhau về “lỗi”. Theo một số tác giả thì “lỗi là trạng thái tâm lí, là nhận thức của chủ thể đối với hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra”25.

22. Xem tiểu mục 1.2 mục 1 Phần I Nghị quyết số 03/2006/ NQ-HĐTP.

23. Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2013), tlđd (11), tr. 451.

24. Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2013), tlđd (11), tr. 456 – 457.

25. Trích theo Phạm Kim Anh (2003), “Khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự”, Tạp chí Khoa học pháp lí, (03), tr. 32.

14

Hay lỗi là thái độ tâm lí hoặc trạng thái tâm lí của người gây thiệt hại đối với hành vi. Quan hệ tâm lí ở đây bao gồm hai yếu tố, đó là lí trí và ý chí. Yếu tố lí trí thể hiện ở nhận thức thực tại khách quan (nhận thức được hoặc không nhận thức được mặc dù đủ điều kiện thực tế để nhận thức khả năng gây thiệt hại của hành vi).

Yếu tố ý chí thể hiện năng lực điều khiển hành vi (khả năng kiềm chế hành vi gây thiệt hại hoặc có khả năng thực hiện hành vi khác phù hợp với pháp luật). Như vậy, một người bị coi là có lỗi khi người gây thiệt hại nhận thức được hoặc không nhận thức được nhưng có đủ điều kiện thực tế để nhận thức được tính chất gây thiệt hại của hành vi và có đủ điều kiện để điều khiển một hành vi khác không gây thiệt hại.

Như vậy, để xác định được lỗi cố ý hay lỗi vô ý, chúng ta phải dựa vào thái độ chủ quan và nhận thức lí trí của người gây thiệt hại26.

Theo qui định tại tiểu mục 1.4 mục 1 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì lỗi tồn tại dưới hai hình thức:

Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Như vậy, “lỗi” thể hiện khả năng nhận thức về hành vi và thiệt hại có thể xảy ra. Trừ những trường hợp pháp luật qui định trách nhiệm bồi thường phát sinh khi không cần yếu tố lỗi thì theo điểm d mục 5 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ- HĐTP, người có trách nhiệm bồi thường phải chứng minh là mình không có lỗi để không phải bồi thường. Nếu họ không chứng minh được thì họ sẽ được suy đoán là có lỗi khi thực hiện hành vi trái pháp luật, người bị thiệt hại không cần chứng minh lỗi của người gây thiệt hại khi có yêu cầu bồi thường thiệt hại. Vì trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định, con người có thể lựa chọn những cách xử sự cho phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội. Tuy nhiên, họ lại lựa chọn cách xử sự khác, xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác được pháp luật bảo vệ, mặc dù họ có đủ điều kiện để lựa chọn thực hiện hành vi không xâm phạm.

Tuy nhiên, cần phân biệt hành vi gây thiệt hại và yếu tố lỗi. Vì không phải trong mọi trường hợp, người gây thiệt hại đều được suy đoán là có lỗi và phải chịu trách nhiệm BTTTVTT. Ví dụ, một người thực hiện hành vi gây thiệt hại nhưng không có nghĩa vụ phải thấy trước thiệt hại xảy ra hoặc tuy có nghĩa vụ phải thấy

26. Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2013), tlđd (18), tr. 703 – 704.

15

trước nhưng không đủ điều kiện để thấy trước thiệt hại xảy ra thì đây được xem là

“người có hành vi thuộc trường hợp bất ngờ thì hành vi của người đó không có lỗi tồn tại ở hình thức này hay hình thức khác. Theo qui định của pháp luật, thì người có hành vi đó không chịu trách nhiệm dân sự”27. Cho nên nếu hành vi gây ra TTVTT thì trách nhiệm bồi thường không phát sinh.

Hơn nữa, cần phải xem xét thêm yếu tố lỗi của người bị thiệt hại. Nếu lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại thì người gây thiệt không phải bồi thường hoặc nếu thiệt hại xảy ra cũng do một phần lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại cũng chỉ bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của mình28.

Nếu người gây thiệt hại có lỗi thì mặc dù lỗi tồn tại dưới hình thức nào (lỗi cố ý hay lỗi vô ý) thì họ cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo qui định của pháp luật. Hơn nữa, BLDS 2005 còn dự liệu cả trong trường hợp họ không có lỗi (khoản 2, Điều 604) cũng phải bồi thường, như trường hợp bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường (Điều 624), trường hợp người chưa thành niên (khoản 2 Điều 606 BLDS 2005), người mất năng lực hành vi dân sự (khoản 3 Điều 606 BLDS 2005) gây thiệt hại…

Khi xem xét các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật TNBTCNN qui định người bị thiệt hại được BTTTVTT trong hoạt động quản lí hành chính, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự (Điều 47). Theo qui định của luật này, có thể thấy điều kiện đặc thù của trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là:

+ Trong hoạt động quản lí hành chính và thi hành án hình sự thì phải có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường qui định tại Điều 13, Điều 39 của Luật này (điểm a khoản 1 Điều 6 Luật TNBTCNN).

+ Trong hoạt động tố tụng hình sự thì phải có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc các trường hợp được bồi thường tại Điều 26 của Luật này (điểm a khoản 2 Điều 6 Luật TNBTCNN).

Bên cạnh điều kiện trên thì chỉ cần ba điều kiện: hành vi trái pháp luật, thiệt hại xảy ra và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra là trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã phát sinh. Như vậy, để đảm bảo cho việc

“xác định chủ thể bồi thường thiệt hại một cách trực tiếp và theo đó quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại được bồi thường kịp thời, ngăn chặn hữu hiệu các cơ quan công quyền có thể có thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm làm cho quyền lợi

27. Phùng Trung Tập (2004), “Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Tạp chí Toà án nhân dân, (10), tr. 3.

28. Xem Điều 617 BLDS 2005.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)