Như đã phân tích, trách nhiệm BTTTVTT là một nội dung của trách nhiệm BTTHNHĐ. Cho nên, nghiên cứu nguyên tắc BTTTVTT phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc của chế định trách nhiệm BTTHNHĐ theo Điều 605 BLDS 2005. Hơn nữa, trong lĩnh vực bồi thường của Nhà nước, nguyên tắc này cũng được ghi nhận tại Điều 7 Luật TNBTCNN.
Thứ nhất, nguyên tắc tôn trọng sự thoả thuận của các bên.
Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc các bên trong quan hệ dân sự có quyền tự định đoạt được ghi nhận tại Điều 4 BLDS 2005. Có thể thấy nguyên tắc này được
40
ưu tiên áp dụng và được ghi nhận tại Điều 609, 610, 611, 628 BLDS 2005. Họ có thể tự thoả thuận với nhau về:
+ Mức BTTTVTT: mức bồi thường này có thể cao hoặc thấp hơn so với những tổn thất thực tế, hoặc cao hơn nhiều so với mức tối đa mà pháp luật qui định trong từng trường hợp.
+ Hình thức bồi thường: bằng tiền hay thực hiện một công việc…
+ Phương thức bồi thường: bồi thường một lần hay nhiều lần, bồi thường trực tiếp hay qua người thứ ba…
Hơn nữa, sự thoả thuận này chỉ được pháp luật công nhận nếu thoả thuận dựa trên cơ sở tự nguyện, không bên nào ép buộc bên nào, không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội62.
Trong lĩnh vực bồi thường của Nhà nước, pháp luật còn qui định nguyên tắc
“thương lượng” giữa các bên và đây cũng là một thủ tục bắt buộc khi giải quyết trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Thủ tục này đảm bảo được sự bình đẳng giữa một bên là cơ quan mang quyền lực nhà nước và một bên là người bị thiệt hại với vị trí yếu thế hơn. Và người bị thiệt hại chỉ được quyền khởi kiện ra Toà án khi nào các bên đã tiến hành thủ tục thương lượng.
Thứ hai, nguyên tắc bồi thường kịp thời và bù đắp một phần những TTVTT bằng một lượng giá trị vật chất nhất định.
Nếu các bên không thoả thuận, thoả thuận không thành, hoặc thoả thuận vô hiệu thì họ có quyền khởi kiện, yêu cầu Toà án giải quyết. Để thiệt hại được bồi thường kịp thời, nhằm hạn chế, khắc phục thiệt hại, việc bồi thường phải đúng lúc, đúng đối tượng, và toà án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu bồi thường thiệt hại trong thời gian luật định. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo qui định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự63.
Đối với những thiệt hại về vật chất, vì đó là những thiệt hại cụ thể, có thể tính toán được bằng tiền nên thiệt hại đến đâu thì bồi thường đến đó. Tức là có thể bồi thường toàn bộ thiệt hại, khôi phục lại tình trạng ban đầu. Nhưng đối với TTVTT, vì đó là “thiệt hại phi vật chất”, không mang tính chất kinh tế và tài sản nên không thể nào bồi thường toàn bộ TTVTT, cho dù sử dụng nhiều biện pháp như: buộc chấm dứt hành vi vi phạm, buộc xin lỗi, cải chính công khai… hay dùng một khoản tiền để bồi thường những tổn thất đã xảy ra. Việc sử dụng hình thức bồi thường vật chất không thể bồi thường được toàn bộ những TTVTT mà chỉ có tác dụng an ủi,
62. Xem Điều 4 BLDS 2005.
63. Xem điểm b tiểu mục 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP.
41
xoa dịu nỗi đau và góp phần giảm bớt những TTVTT mà họ đã gánh chịu. Hơn nữa, việc bồi thường đó cũng không thể nào khôi phục lại tình trạng ban đầu vì nó là những “vết sẹo” hằn sâu vào tâm lí của người bị thiệt hại. Mà đã là ‘vết sẹo” thì không thể nào xoá bỏ.
Thứ ba, nguyên tắc người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo các phán quyết của Toà án có tính khả thi. Vì nếu Toà án cứ cứng nhắc tuyên mức bồi thường phù hợp với mức độ TTVTT nhưng nếu mức bồi thường này là quá lớn, người có trách nhiệm bồi thường không có điều kiện thi hành án thì quyền lợi của người được bồi thường sẽ không được đảm bảo, đặc biệt là đối với những trường hợp gây ra TTVTT nghiêm trọng, càng kéo dài thì mức độ tổn thất càng lớn.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp người có trách nhiệm bồi thường không có khả năng bồi thường đều được Toà án cho giảm mức bồi thường. Để được xem xét giảm mức BTTTVTT thì người gây thiệt hại phải thoả mãn các điều kiện sau:
+ Gây thiệt hại do lỗi vô ý. Người có hành vi trái pháp luật với lỗi cố ý thể hiện tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội hơn là hành vi có lỗi vô ý. Ngoài ra, nó còn thể hiện sự xem thường pháp luật, cho nên tính chất của chế tài đối với người có hành vi trái pháp luật với lỗi cố ý phải nghiêm khắc hơn nên không được giảm mức bồi thường.
+ Gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài. Mức bồi thường TTVTT phụ thuộc vào mức độ TTVTT. Ở đây, có sự xem xét, đánh giá giữa mức bồi thường và khả năng bồi thường của người có trách nhiệm bồi thường, bằng cách dựa vào khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ. Theo hướng dẫn tại điểm c tiểu mục 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì trường hợp này người có trách nhiệm bồi thường “không thể có khả năng bồi thường toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại” nên có thể được xem xét giảm mức bồi thường. Tuy nhiên hướng dẫn của Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP không cụ thể, không rõ ràng nên Toà án rất khó áp dụng và hầu như rất ít áp dụng trong thực tiễn xét xử.
Bởi việc xem xét như thế nào là “quá lớn” phải tuỳ vào từng trường hợp, vì có thể cùng một đại lượng, nhưng đối với người này là rất lớn, nhưng với người khác là bình thường, thậm chí là không đáng kể.
Hơn nữa, việc tìm hiểu khả năng kinh tế của người gây thiệt hại là rất công phu, phức tạp, vì thiếu tiêu chí cụ thể. Các thẩm phán rất khó nắm rõ được khả năng
42
kinh tế của đương sự. Khả năng kinh tế là tài sản mà đương sự đang có hay mức thu nhập hàng tháng? Có bao gồm khả năng đương sự có thể vay mượn được từ người khác để bồi thường hay không?64
Khi xem xét người bị thiệt hại có những điều kiện trên thì họ được giảm mức bồi thường vì họ không có khả năng bồi thường toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại.
Tuy nhiên, mức giảm là bao nhiêu thì pháp luật không qui định. Cũng xuất phát từ mức độ TTVTT của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Hơn nữa, hoàn cảnh của mỗi người là không giống nhau nên để quyết định mức giảm cụ thể, Toà án cần căn cứ vào từng trường hợp, dựa vào mức độ lỗi, khả năng kinh tế của người gây thiệt hại, điều kiện hoàn cảnh của người bị thiệt hại… để có thể đưa ra phán quyết phù hợp.