CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG TỔN THẤT VỀ TINH THẦN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
2.7. Mối quan hệ giữa trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần trong hợp đồng và ngoài hợp đồng
BLDS 2005 chỉ thừa nhận TTVTT phát sinh khi tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, thi thể bị xâm phạm, và đây được xem là thiệt hại ngoài hợp đồng. Đối với thiệt hại được bồi thường trong hợp đồng, BLDS 2005 chỉ thừa nhận thiệt hại về vật chất. Vấn đề đặt ra là trong quá trình thực hiện hợp đồng thì TTVTT có phát sinh do hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng hay không? Và nếu có thì Toà án sẽ giải quyết như thế nào để có thể bảo vệ tốt quyền lợi của người bị thiệt hại?
Trong một vụ việc, bà Lisa và ông Hiệp có thoả thuận về việc bà Lisa muốn phẫu thuật chăm sóc sắc đẹp là yêu cầu Bác sĩ Hiệp mổ lấy hai túi ngực cỡ 360cc trong cơ thể của bà Lisa ra và thay vào đó hai túi ngực 260cc vì trước đây bà Lisa đã mổ ở Mỹ ba lần nhưng do hai bên ngực to và xệ. Ca mổ được tiến hành vào ngày 18/02/2008, tại Bệnh viện Sở Giao thông vận tải 8 quận 3, 7/3 (Sài Gòn). Vì ca mổ không thành công, sau khi mổ ba ngày, Bà Lisa thấy núm vú bên phải bị đen, vì lí do nhiễm trùng nên đã nói với Bác sĩ Hiệp. Nhưng bác sĩ nói không sao. Rồi khi điều trị ở vùng ngực, bà Lisa đau nhức nên yêu cầu bác sĩ giải phẫu lần thứ hai để lấy túi ngực ra, khiến ngực bà Lisa vốn có sẹo xấu càng xấu thêm và núm vú bên phải của bà Lisa bị rớt ra. Theo “bản giám định pháp y” ngày 14/3/2010 thì “Sẹo tại vùng ngực hai bên đã có từ trước, do phẫu thuật nhiều lần trước đó. Mất núm vú phải có tỉ lệ vĩnh viễn là 16%... tỷ lệ thương tật toàn bộ: 16%, xếp loại thương tật vĩnh viễn…”.
Toà sơ thẩm đã nhận định: Ca mổ không thành công là do lỗi vô ý của Bác sĩ Hiệp vì khi nhận lời giải phẩu thẩm mỹ cho bà Lisa, biết bà Lisa phẫu thuật trước đó tại Mỹ ba lần thì Bác sĩ Hiệp phải tiên liệu được mọi tình huống xấu có thể xảy
70
ra, tuy nhiên, do tin tưởng vào khả năng chuyên môn của mình nên Bác sĩ Hiệp đã không lường trước hậu quả xấu có thể xảy ra sau ca mổ lấy túi nước cũ, đặt túi nước mới. Quá trình giải quyết tại Toà, Bác sĩ Hiệp không chứng minh về hoàn cảnh kinh tế đang gặp khó khăn nên Bác sĩ Hiệp phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại xảy ra gắn liền với ca mổ không thành công đó. Áp dụng khoản 1 Điều 124, Điều 609 BLDS 2005, ông Hiệp có trách nhiệm bồi thường cho bà Lisa các khoản: chi phí phẫu thuật; chi phí tiền thuốc và viện phí; chi phí ăn uống, ở khách sạn 22 ngày; chi phí mất thu nhập, chi phí bồi thường tổn hại sức khoẻ và tiền bù đắp thiệt hại tinh thần là 30.000.000đ (ba mươi triệu) tương ứng với tỉ lệ thương tật 16% vĩnh viễn98.
Như vậy, trong quá trình thực hiện hợp đồng, sức khoẻ có thể bị xâm phạm, gây ra những TTVTT. Qua tranh chấp trên, có thể thấy, thiệt hại về sức khoẻ phát sinh từ việc không thực hiện đúng hợp đồng. Giữa bà Lisa và Bác sĩ Hiệp có tồn tại hợp đồng dịch vụ. Đối tượng của hợp đồng là công việc phẫu thuật chăm sóc sắc đẹp. Theo qui định tại khoản 1 Điều 522 BLDS 2005, thì một trong những nghĩa vụ mà bác sĩ Hiệp phải thực hiện là phẫu thuật thẩm mỹ thành công như đã thoả thuận.
Tuy nhiên, ông Hiệp đã phẩu thuật không thành công, gây thiệt hại chẳng những về sức khoẻ (tỉ lệ thương tật vĩnh viễn là 16%), mà còn để lại những “vết sẹo” tinh thần cho bà Lisa, đó là sự đau buồn, lo lắng, sự mặc cảm đối với sự giảm sút về sức khoẻ… Đây được xem là TTVTT.
Về cơ sở pháp lí, Toà án có áp dụng khoản 1 Điều 124 BLDS về hình thức của giao dịch dân sự, tức Toà án đã đề cập đến hình thức của hợp đồng, bởi lẽ hợp đồng là một loại giao dịch dân sự (Điều 121 BLDS). Để áp dụng giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khoẻ bị xâm phạm, trong đó bao gồm trách nhiệm BTTTVTT, Toà án đã viện dẫn Điều 609 BLDS 2005 trong Chương XXI về trách nhiệm BTTHNHĐ.
Có ý kiến cho rằng: Tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, và các giá trị nhân thân khác của chủ thể thì cho dù giữa các bên trước đó có quan hệ hợp đồng hay không, thì trách nhiệm bồi thường phát sinh giữa các bên là trách nhiệm BTTHNHĐ. Lí do là các đối tượng bị xâm hại không phải là các đối tượng được bảo vệ bằng hợp đồng mà là những giá trị tuyệt đối và được bảo đảm bằng pháp luật99.
98. Xem Bản án số 834/2012/DS-ST ngày 18/6/2012 của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
99. Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2010), Tập bài giảng Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tr. 332 – 333.
71
Như vậy, Toà án đã theo hướng trên khi quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khoẻ là trách nhiệm BTTHNHĐ. Từ đó, TTVTT cũng được bồi thường.
Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, đồng ý là quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, và các giá trị nhân thân khác của chủ thể là do pháp luật qui định. Nhưng không nhất thiết là trong mọi trường hợp khi có hành vi gây thiệt hại, cho dù các bên có hay không tồn tại quan hệ hợp đồng thì cũng đều áp dụng trách nhiệm BTTHNHĐ. Bởi, trong lĩnh vực hợp đồng, có rất nhiều nghĩa vụ mặc dù các bên có hay không có thoả thuận, thì pháp luật cũng qui định. Chẳng hạn là đối với vụ việc vừa nêu. Như vậy, nếu nghĩa vụ do pháp luật qui định mà cũng tồn tại trong hợp đồng thì về nguyên tắc, hành vi vi phạm cũng được xem là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Khi đó, thiệt hại phát sinh từ việc không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ trong hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại là bồi thường trong hợp đồng. Hay nói cách khác, theo quan điểm của tác giả, khi có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, và các giá trị nhân thân khác của chủ thể mà nếu hành vi đó là vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thì vẫn có thể áp dụng trách nhiệm BTTHTHĐ.
Và thực tiễn xét xử, trong một vụ việc khác, cũng có hành vi xâm phạm sức khoẻ trong khi các bên tồn tại quan hệ hợp đồng,Toà án đã áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng để giải quyết. Công ty cổ phần taxi CP Hà Nội và bà Xuân, ông Bottex có thoả thuận và thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, có xảy ra va chạm giữa taxi 29S-2513 (xe chở bà Xuân, ông Bottex) và xe 34K-9984, dẫn đến bà Xuân, ông Bottex bị thương. Về phần bồi thường thiệt hại đối với sức khoẻ của bà Xuân, ông Bottex, Toà sơ thẩm áp dụng Điều 527, 533 BLDS 2005 để buộc Công ty cổ phần taxi CP Hà Nội bồi thường100.
Ý kiến nêu trong Tập bài giảng cũng có hạt nhân hợp lí. Nên chăng theo hướng là có sự kết hợp giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng, hoặc người bị thiệt hại được quyền lựa chọn cơ chế áp dụng pháp luật trong hay ngoài hợp đồng nếu điều kiện phát sinh hội đủ. Bởi lẽ, áp dụng trách nhiệm trong hay ngoài hợp đồng có liên quan đến nhiều vấn đề như: điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường, những vấn đề cần phải chứng minh… Ví dụ: trong hợp đồng thì phải chứng minh hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, còn ngoài hợp đồng thì phải chứng minh hành vi trái pháp luật. Quan trọng là người bị thiệt hại được bảo vệ tốt nhất, pháp luật phải bảo vệ tốt người bị thiệt hại.
100. Xem Bản án số 34/2006/DSST ngày 24/8/2006 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội.
72
Khi xét đến trách nhiệm BTTTVTT, do hiện nay BLDS 2005 không thừa nhận TTVTT phát sinh trong lĩnh vực hợp đồng nên để có thể bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bị thiệt hại, thì việc Toà án áp dụng cơ sở pháp lí về trách nhiệm BTTHNHĐ để giải quyết vấn đề bồi thường trong quá trình thực hiện hợp đồng mà sức khoẻ, tính mạng… bị xâm phạm là thuyết phục.
Với quan điểm TTVTT là những tổn thất “gây ra đối với tâm trạng của con người, thể hiện bằng việc con người phải chịu những lo lắng, đau đớn về tinh thần”101 hay sự mất đi lòng tin, sự tín nhiệm… của tổ chức khi danh dự, uy tín bị xâm phạm thì tổn thất này cũng có thể phát sinh trong lĩnh vực hợp đồng khi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Giả sử TTVTT phát sinh không từ thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của chủ thể thì có được BTTTVTT không?
Cụ thể:
Thứ nhất, có nhiều hợp đồng sinh ra để đem lại cho chủ thể tham gia lợi ích về tinh thần như các hợp đồng về giải trí. Trong trường hợp này, khi hợp đồng không được thực hiện đúng thì bên không được thực hiện đúng không nhận được lợi ích tinh thần mong đợi. Đây là một loại TTVTT (mất lợi ích tinh thần đáng ra có nếu hợp đồng được thực hiện đúng).
Thứ hai, có những TTVTT phát sinh do việc không thực hiện đúng hợp đồng gây ra. Ví dụ, A cam kết tổ chức cho B một chuyến du lịch nhưng chuyến du lịch được tổ chức rất tồi tệ nên B rất bực tức, buồn chán… Đây cũng là một loại TTVTT do không thực hiện đúng hợp đồng gây ra102.
Khi đó, TTVTT phát sinh không thuộc các trường hợp được ghi nhận tại khoản 3 Điều 307 BLDS 2005 nên không thể giải quyết BTTTVTT do thiếu cơ sở pháp lí. Như vậy, vô hình chung, pháp luật đã đẩy rủi ro cho người bị thiệt hại, buộc họ phải tự gánh chịu những thiệt hại đã xảy ra.
Theo pháp luật của một số nước trên thế giới, trách nhiệm BTTTVTT cũng được áp dụng trong lĩnh vực hợp đồng. Chẳng hạn, ở Pháp, từ rất sớm, Toà án đã cho BTTTVTT. Ví dụ, vào năm 1932, một công ty phục vụ mai táng đã phải BTTTVTT cho một gia đình đã ký hợp đồng với họ. Hay Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng cũng qui định rất rõ về vấn đề này tại Điều 9: 501 khoản 2, “thiệt hại có thể được bồi thường bao gồm thiệt hại phi vật chất” và trong phần bình luận thì
“thiệt hại có thể được bồi thường không giới hạn ở những mất mát tài chính mà có
101. Phạm Kim Anh (2001), tlđd (21), tr. 38.
102. Đỗ Văn Đại (2014), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án (tập 2), NXB Chính trị Quốc gia (tái bản lần thứ 4), Hà Nội, tr. 366.
73
thể là TTVTT – đau đớn, bất tiện, bất an tâm lý phát sinh từ việc không thực hiện đúng hợp đồng”103.
Vì vậy, pháp luật dân sự Việt Nam nên có sự thay đổi theo hướng chấp nhận BTTTVTT trong lĩnh vực hợp đồng để có thể bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bị thiệt hại và phù hợp với xu thế chung của thế giới. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp vi phạm hợp đồng, đều gây ra TTVTT. Việc xem xét có TTVTT là phải tuỳ vào từng trường hợp, và nếu người bị thiệt hại đưa ra được những chứng cứ chứng minh có TTVTT thì quy định thừa nhận được bồi thường sẽ tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho việc áp dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
TTVTT là “thiệt hại phi vật chất”, vô cùng trừu tượng nên việc xác định có TTVTT cũng như mức độ tổn thất để quyết định mức bồi thường là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Vì vậy, pháp luật dân sự cũng qui định một cách chung chung nhằm tạo cơ sở pháp lí cho việc giải quyết trách nhiệm BTTTVTT. Cũng chính vì vậy nên quá trình vận dụng các qui định về trách nhiệm BTTTVTT vào việc giải quyết các tranh chấp dân sự trở nên thiếu đồng bộ và nhất quán. Việc xác định trách nhiệm BTTTVTT tuỳ thuộc vào quan điểm chủ quan các thẩm phán, nên có nhiều hướng giải thích khác nhau được các thẩm phán đưa ra, nhiều bản án thiếu đi tính thuyết phục, công bằng. Qua việc nghiên cứu thực tiễn xét xử tại Việt Nam khi giải quyết trách nhiệm BTTTVTT, tác giả đã đề xuất một số giải pháp sửa đổi, bổ sung pháp luật hiện hành với hi vọng có thể khắc phục được những bất cập mà thực tiễn xét xử đã đặt ra.
103. Trích theo Đỗ Văn Đại (2014), tlđd (102), tr. 367.
74
KẾT LUẬN
Tóm lại, có thể nói, pháp luật đã có sự tiến bộ vượt bậc từ việc không thừa nhận trách nhiệm BTTTVTT đến việc thừa nhận một cách minh thị trong các văn bản pháp luật, đặc biệt là được ghi nhận một cách cụ thể trong Hiến pháp năm 2013.
Từ đó, tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho việc ban hành và áp dụng các qui định pháp luật khi giải quyết trách nhiệm BTTTVTT. TTVTT chính là sự đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, sự giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin do bị hiểu lầm của chủ thể khác… Thiệt hại này phát sinh khi các quyền, và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm phạm. Cụ thể là theo qui định của BLDS 2005, Luật TNBTCNN, Luật SHTT thì trách nhiệm BTTTVTT được đặt ra khi tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, thi thể hay quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm.
Ngoài ra, trách nhiệm này được xem là một nội dung của trách nhiệm BTTHNHĐ nên việc áp dụng phải tuân theo qui định của pháp luật có liên quan về điều kiện phát sinh, các trường hợp được bồi thường, về mức bồi thường cũng như chủ thể được bồi thường hay các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại…
nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên. Hơn nữa, khi nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm BTTTVTT theo pháp luật dân sự Việt Nam”, tác giả nhận thấy TTVTT là thiệt hại phi vật chất, vô cùng trừu tượng, việc xác định có TTVTT cũng như mức độ TTVTT là phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện, hoàn cảnh của chủ thể, yếu tố nhân thân, tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm phạm, đối tượng bị xâm phạm…. nên không có công thức chung áp dụng trong mọi trường hợp như khi xác định thiệt hại về vật chất. Có thể vì vậy mà các qui định pháp luật vẫn chưa thật sự rõ ràng, cụ thể. Từ đó, khi nghiên cứu thực tiễn xét xử, tác giả nhận thấy việc áp dụng qui định pháp luật khi giải quyết trách nhiệm BTTTVTT vẫn chưa có sự thống nhất, và còn nhiều bất cập, việc xác định chủ yếu dựa vào ý chí chủ quan của thẩm phán, dẫn đến việc ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Chính vì vậy, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những bất cập còn tồn tại trong các qui định pháp luật. Từ đó, có thể bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong mối quan hệ hài hoà với lợi ích của Nhà nước, của xã hội, góp phần đảm bảo tính nghiêm minh, thống nhất và phù hợp của pháp luật.”
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. VĂN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT
1. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946;
2. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1959;
3. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980;
4. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001);
5. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
6. Bộ luật Dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 09/11/1995 (Luật số: 44-L/CTN);
7. Bộ luật Hình sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 21/12/1999 (Luật số: 15/1999/QH10);
8. Bộ luật Dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14/6/2005 (Luật số: 33/2005/QH11);
9. Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29/11/2005 (Luật số: 50/2005/QH11);
10. Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 12/12/2006 (Luật số:
75/2006/QH11);
11. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 18/6/2009 (Luật số: 35/2009/QH12);
12. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 19/6/2009 (Luật số: 36/2009/QH12);
13. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 19/6/2009 (Luật số: 37/2009/QH12);
14. Luật Hôn nhân và gia đình được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 19/6/2014 (Luật số: 52/2014/QH13);
15. Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra;
16. Nghị định số 47/1997/NĐ-CP ngày 03/5/1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra;