Mức bồi thường để bù đắp tổn thất về tinh thần khi nhiều cá nhân trong cùng một gia đình bị xâm phạm quyền được bảo vệ về tính mạng

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG TỔN THẤT VỀ TINH THẦN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

2.3. Mức bồi thường tổn thất về tinh thần

2.3.2. Mức bồi thường để bù đắp tổn thất về tinh thần khi nhiều cá nhân trong cùng một gia đình bị xâm phạm quyền được bảo vệ về tính mạng

Thường trong những vụ tai nạn giao thông hay sập nhà, cháy nhà… vấn đề thiệt hại về người là rất lớn và liên quan đến yếu tố gia đình. Những mất mát mà người thân của họ phải gánh chịu sau tai nạn là không nhỏ, đặc biệt là TTVTT.

Theo khoản 2 Điều 610 BLDS 2005: “Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường (…) một khoản tiền để bù đắp TTVTT (…). Mức bồi thường bù đắp TTVTT do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá

88. Tại thời điểm xét xử thì Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010 của Chính phủ có giá trị áp dụng.

Theo Nghị định này, mức lương tối thiểu là 730.000 đồng, nên 10 tháng lương tối thiểu là 7.300.000 đồng.

60

60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước qui định”. Qui định không rõ ràng về mức tối đa đã đễn nhiều cách hiểu khác nhau, gây nên sự lúng túng trong việc áp dụng pháp luật khi quyết định mức BTTTVTT đối với trường hợp có nhiều người trong một gia đình bị xâm phạm tính mạng mà chỉ có một hoặc một số người thân thích được bồi thường khoản tiền bù đắp TTVTT.

Có thể xem xét vụ việc sau đây89:

Khoảng 6 giờ ngày 29-3-2005, Nguyễn Quốc S lái xe ô tô tải biển kiểm soát 70H-3683 (do bà Nguyễn Thị Th là chủ sở hữu) chở 10 tấn hạt điều lưu thông trên quốc lộ 1A, hướng từ ngã tư An Sương về Thủ Đức. Khi đến giao lộ 1A và đường Nguyễn Văn Quá thuộc phường Tân Thới Hiệp, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, do không làm chủ tốc độ, xử lý tay lái kém, S để xe lao chéo sang trái đường đâm vào 3 xe máy đang đi từ hướng ngược chiều là: xe máy do anh Nguyễn Ngọc A điều khiển phía sau chở anh Sơn Ngọc T; xe máy do anh Vũ Hoài N điều khiển phía sau chở hai con là Vũ Thu H và Vũ Văn Q và xe máy do chị Nguyễn Thị M điều khiển. Sau khi đâm vào 3 xe máy trên, xe ôtô do S điều khiển còn tiếp tục lao vào quán cà phê ở phía trái đường, đâm vào 5 xe máy, 2 xe đạp và đâm vào ông Đoàn Văn N, Nguyễn Văn V, anh Nguyễn Ngọc Phan T.

Tai nạn xảy ra làm 4 người bị chết là anh Vũ Quốc N cùng với hai con của anh N là cháu Vũ Thu H, cháu Vũ Văn Q và anh Nguyễn Ngọc Phan T. Ngoài ra còn 7 người khác bị thương và hư hỏng một số tài sản.

Về vấn đề BTTTVTT cho vợ của người bị hại N đã tạo ra nhiều quan điểm:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP chỉ hướng dẫn trong vụ án một người chết có một hoặc nhiều người thân thích thì tất cả những đó được bồi thường chung một khoản tiền bù đắp TTVTT không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (nếu hai bên không thoả thuận được), mà chưa hướng dẫn trường hợp có nhiều người chết, có nhiều người thân thích thì mức bồi thường được xác định như thế nào. Mặt khác, tại khoản 2 Điều 610 BLDS 2005 chỉ quy định: “Người xâm tính mạng của người khác” chứ không quy định một người hay nhiều người và mức bồi thường bù đắp TTVTT nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Do đó, trường hợp trong một gia đình có nhiều người bị chết thì mức bồi thường bù đắp TTVTT tối đa cũng không được vượt quá 60 tháng lương tối thiểu.

Quan điểm thứ hai cho rằng, phải bồi thường lần lượt cho từng người thân thích của gia đình có nhiều người chết. Cụ thể, người thuộc hàng thừa kế thứ nhất

89. Hoàng Kỳ (2009), “Vấn đề bồi thường tổn thất tinh thần theo khoản 2 Điều 610 Bộ luật Dân sự”, Tạp chí Toà án nhân dân, (18), tr. 32 – 33.

61

của những người chết được bồi thường mức tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu. Từ người theo hàng thứ hai trở đi tính theo tỉ lệ % giảm dần của mức tối đa 60 tháng lương. Chẳng hạn người thân thích ở hàng thứ hai được hưởng 80% của 60 tháng lương là 48 tháng lương, người ở hàng thứ ba hưởng 60% của 60 tháng lương là 36 tháng lương tối thiểu…

Quan điểm thứ ba cho rằng, khoản 2 Điều 610 BLDS 2005 quy định: “Người xâm phạm tính mạng của người khác” có nghĩa là xâm phạm đến tính mạng của một người chứ không thể hiểu là xâm phạm đến tính mạng của nhiều người khác. Mức bồi thường bù đắp TTVTT tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu là đối với một người bị xâm phạm tính mạng. Nếu có nhiều người bị xâm phạm tính mạng, thì cứ mỗi người bị xâm phạm đến tính mạng, những người thân thích được bồi thường khoản tiền bù đắp TTVTT tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu. Nếu có 3 người bị xâm phạm tính mạng thì những người thân thích được hưởng tối đa không quá 180 tháng lương tối thiểu.

Quan điểm thứ tư cho rằng, cần có sự đánh giá cụ thể: vị trí, vai trò, tầm quan trọng, khả năng lao động, mức độ ảnh hưởng của người bị thiệt hại trong gia đình;

kết hợp với việc xem xét hoàn cảnh kinh tế của bên có trách nhiệm bồi thường để ấn định mức BTTTVTT hợp lý.

Trong vụ án trên, anh Vũ Quốc N cùng với hai con của anh N là cháu Vũ Thu H, cháu Vũ Văn Q bị chết thì những người thân thích của anh N, cháu H và cháu Q được BTTTVTT. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án, quan điểm giữa các toà là không thống nhất. Cụ thể, theo quan điểm của Toà sơ thẩm, khoản tiền bồi thường bù đắp TTVTT tối đa không được vượt quá 60 tháng lương tối thiểu, nên buộc bà Th bồi thường 12.600.000 đồng (tương đương 36 tháng x 350.000 đồng).

Nhận thấy mức BTTTVTT của Toà sơ thẩm đưa ra là quá thấp, Toà phúc thẩm đã sửa quyết định này, buộc bà Th bồi thường cho cả ba người chết là là 180 tháng lương (60 tháng x 3 người). Sau đó, vụ án trên được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao không theo hướng giải quyết của Toà sơ thẩm. Đối với hướng giải quyết của Toà phúc thẩm, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao nhận định: “Tòa án cấp phúc thẩm buộc bà Th bồi thường cho cả ba người chết là 180 tháng lương (60 tháng x 3 người), với tổng số tiền 63.000.000 đồng là mức cao nhất cho mỗi người cũng chưa phù hợp với thực tế. Mặc dù TTVTT đối với người thân thích của anh Vũ Hoài N rất lớn, nhưng bị đơn dân sự không có lỗi trong việc gây tai nạn. Mặt khác, ngoài việc bồi thường chi phí mai táng cho gia đình anh N, thì bị đơn dân sự còn phải bồi thường cho nhiều người bị hại khác, do đó khi giải quyết khoản tiền bù đắp TTVTT đối với gia

62

đình anh N, ngoài việc xác định vị thế của người bị hại trong gia đình, thì Tòa án cần xem xét, quyết định cho phù hợp với thực tế để đảm bảo khả năng thi hành án”90.

Có thể thấy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao được tuyên rất chung chung, chưa đưa ra hướng giải quyết cụ thể về mức BTTTVTT đối với trường hợp trong một gia đình có nhiều người chết. Tuy nhiên, Hội đồng Thẩm phán không phủ nhận toàn bộ hướng giải quyết của Toà phúc thẩm. Nhưng khi xem xét đến khả năng bồi thường của người có trách nhiệm bồi thường cũng như xem xét một số yếu tố khác như lỗi hay vị thế của người bị thiệt hại trong gia đình, Hội đồng Thẩm phán nhận thấy mức bồi thường là quá lớn nên đã không chấp nhận mức bồi thường TTVTT mà Toà phúc thẩm đã đưa ra.

Theo quan điểm của tác giả, nên hiểu mức tối đa được bồi thường khoản tiền bù đắp TTVTT mà pháp luật qui định là áp dụng đối với một người bị xâm phạm tính mạng. Và nếu có nhiều người bị xâm phạm tính mạng, thì mức bồi thường sẽ được nhân lên theo số lượng người chết, mà không phụ thuộc vào việc họ là những người trong cùng một gia đình hay chủ thể được bồi thường. Bởi ba người chết trong một gia đình thì mức độ TTVTT không thể như một người chết được. Giả thiết có ba người chết trong ba gia đình khác nhau thì người xâm phạm đến tính mạng cũng phải bồi thường khoản tiền cho mỗi người chết là không quá 60 tháng lương. Vậy có gì khác giữa ba người chết trong một gia đình với ba người chết trong ba gia đình, chưa kể ba người chết trong một gia đình thì sự đau thương mất mát về tinh thần còn cao hơn nhiều so với trường hợp ba người chết trong ba gia đình.

Tuy nhiên, khi quyết định mức BTTTVTT, phải tuỳ thuộc vào từng trường hợp.

Không phải trong mọi trường hợp cứ lấy mức tối đa được bồi thường nhân với số lượng người chết. Mà việc xác định mức bồi thường TTVTT cho một người sẽ căn cứ vào một số yếu tố như: vị trí, vai trò của họ trong gia đình, mối quan hệ với những người thân thích, tính chất, mức độ hành vi xâm phạm... cùng với khả năng bồi thường của người có trách nhiệm bồi thường để có thể đưa ra phán quyết cho phù hợp, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người bị thiệt hại.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)