1.4. Trường hợp được bồi thường tổn thất về tinh thần
1.4.1. Theo Bộ luật Dân sự năm 2005
1.4.1.3. Trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Quyền được bảo vệ đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong những quyền nhân thân có giá trị hiến định và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ. Một trong những biện pháp bảo vệ quyền nhân thân được sử dụng nhiều nhất và bảo vệ tốt nhất là buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại41. Và để tạo cơ sở pháp lí cụ thể cho việc áp dụng, Điều 611 BLDS 2005 ghi nhận quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và TTVTT đối với hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì “danh dự là tiếng tốt của một người”42.
Và theo quan điểm của một tác giả thì danh dự là sự đánh giá của xã hội đối với một cá nhân về các mặt đạo đức, phẩm chất chính trị và năng lực của người đó.
Sự đánh giá của xã hội có thể về mặt lao động như nói người cần cù, siêng năng hay lười nhác, có thể về mặt tinh thần thái độ đối với công việc được giao, trong sinh hoạt cá nhân hay cư xử với mọi người xung quanh như người đó sống nghiêm túc hay buông thả, trong quan hệ với mọi người thì thân ái đoàn kết hay ích kỷ. Do đó, danh dự của một người được hình thành từ những hành động và cách cư xử của người đó, từ công lao và thành tích mà người đó có được qua những năm tháng của cuộc đời và được xã hội đánh giá theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa43.
Nhân phẩm là “phẩm giá con người”44. Nó được xem là “tổng hợp những phẩm chất mang tính đặc trưng của mỗi cá nhân, là toàn bộ những yếu tố tạo nên giá trị con người”45.
40. Nguyễn Thị Kim Vinh (2009), “Vấn đề bồi thường tổn thất tinh thần”, Tạp chí Toà án nhân dân, (21), tr.
47.
41. Xem Điều 25 BLDS 2005.
42. Nguyễn Văn Xô (chủ biên) (2008), tlđd (01), tr. 170.
43. Phạm Kim Anh (2001), tlđd (21), tr. 36.
44. Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, NXB Tp. Hồ Chí Minh, tr. 1317.
22
Uy tín là “thế mạnh được người ta tín nhiệm và yêu quý”46. Cụ thể hơn chính là “giá trị về mặt đạo đức và tài năng được công nhận ở một cá nhân thông qua hoạt động thực tiễn của mình tới mức mà mọi người trong một tổ chức, một dân tộc cảm phục tôn kính và tự nguyện nghe theo”47.
Từ những phân tích trên, có thể thấy danh dự, nhân phẩm, uy tín của mỗi cá nhân có quan hệ gắn bó với nhau, nó hình thành dần dần trong cuộc sống, nghề nghiệp, quan hệ xã hội của họ. Tuỳ theo nhân cách, lối sống, thái độ ứng xử, tài năng, đạo đức mà ảnh hưởng của họ đối với xã hội cũng khác nhau. Và có quan điểm cho rằng “danh dự bao gồm cả nhân phẩm, uy tín”48 nên khó có thể xác định cụ thể hành vi đó là xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm hay uy tín mà thông thường sẽ được xác định chung là xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân.
Đối với pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) thì tuy không tồn tại nhân phẩm nhưng vẫn có danh dự và uy tín. Danh dự, uy tín của tổ chức chính là sự đánh giá, công nhận của xã hội đối với những giá trị tốt đẹp mà tổ chức đó đạt được trong quá trình hoạt động của nó. Từ đó tạo được lòng tin, sự tín nhiệm của mọi người đối với tổ chức đó.
Hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín bằng cách đưa ra những thông tin sai sự thật, hoàn toàn bịa đặt, hoặc những thông tin bị cắt xén và làm méo mó sự thật về một chủ thể nào đó để mọi người đánh giá sai về chủ thể bị xúc phạm.
Đây đều là những hành vi cố ý của người xâm phạm nhằm làm cho những người khác coi thường, khinh rẻ, mất lòng tin vào chủ thể bị xâm phạm. Những hành vi này tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở các tội như: tội vu khống, làm nhục người khác… Hơn nữa, nếu một chủ thể loan truyền thông tin sai sự thật về một người nào đó nhưng chủ thể này không biết và hậu quả là làm cho những người tiếp nhận thông tin đánh giá sai lầm về người đó thì cho dù có lỗi vô ý thì hành vi này cũng được xem là xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín và phải chịu trách nhiệm dân sự.
Hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín gây ra những thiệt hại về vật chất và TTVTT cho chủ thể bị xâm phạm. Có ý kiến cho rằng, “tổ chức là một chủ thể không bằng xương, bằng thịt, không có tình cảm, cảm xúc,… nên không tồn tại TTVTT”49. Tuy nhiên, nếu thừa nhận tổ chức có danh dự, uy tín thì khi “danh dự,
45. Tưởng Duy Lượng (2009), Pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử, NXB Chính trị Quốc gia (tái bản có sửa chữa, bổ sung), Hà Nội, tr. 221.
46. Nguyễn Lân (2000), tlđd (44), tr. 1983.
47. Phạm Kim Anh (2001), tlđd (21), tr. 36.
48. Phạm Kim Anh (2001), tlđd (21), tr. 36.
49. Nguyễn Văn Hợi (2013), “Xác định thiệt hại về tinh thần theo qui định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề (08), tr. 32.
23
uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm”50. Đó chính là những TTVTT của tổ chức.
Đối với cá nhân, sự khinh bỉ, đánh giá sai lầm của người khác, mất đi sự tín nhiệm của mọi người, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu lầm… khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, làm cho họ lo lắng, buồn chán, suy giảm niềm vui, niềm lạc quan trong cuộc sống, cảm giác ê chề, nhục nhã, uất ức, bực bội, sự vò xé nội tâm, hoặc nỗi ám ảnh khi bị xâm phạm có thể kéo dài suốt cả cuộc đời người bị xâm phạm, ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của họ…
Ví dụ: Một cô gái sắp kết hôn, nhưng bị kẻ xấu hiếp dâm, làm cô cảm thấy vô cùng nhục nhã, không thể đối mặt với mọi người và đặc biệt là chồng sắp cưới của cô, vì cô thấy không còn xứng đáng với anh ấy. Trong lúc tuyệt vọng, cô đã tự tử.
Như vậy, hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, cùng với đó là những “vết sẹo” tinh thần không thể nào xoá được.
Tuy nhiên, khi bị xâm phạm, không phải mức độ TTVTT của mọi chủ thể bị xâm phạm là như nhau. Mà tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, và kết hợp với việc đánh giá một số tiêu chí khác để xác định mức độ TTVTT. Theo qui định tại điểm b tiểu mục 3.3 mục 3 Phần III Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì cần căn cứ vào “hình thức xâm phạm (bằng lời nói hay đăng trên báo viết hay báo hình…), hành vi xâm phạm, mức độ lan truyền thông tin xúc phạm…)”.
Như vậy, có thể xem xét một số tiêu chí sau để đánh giá mức độ TTVTT của người bị thiệt hại51:
Thứ nhất, xem xét tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm phạm:
+ Hành vi xâm phạm đã hoàn thành hay mới diễn ra nửa chừng (ví dụ về hành vi hiếp dâm: trường hợp mới chỉ dùng vũ lực như vật ngã, giữ tay chân, bịt miệng, xé quần áo nạn nhân thì bị phát hiện phải bỏ chạy, TTVTT sẽ thấp hơn nếu cũng hành vi đó và thực hiện xong hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân);
+ Cường độ xâm phạm có mãnh liệt hay không?
Thứ hai, về thời gian, địa điểm:
+ Thời gian xâm phạm diễn ra dài hay ngắn (ví dụ hành vi vu khống diễn ra trong thời gian dài thì mức độ TTVTT sẽ khác với hành vi diễn ra trong chớp nhoáng);
+ Địa điểm là nơi diễn ra hành vi xâm phạm: nơi công cộng, hay diễn ra trong phạm vi hẹp, thông tin đó chỉ có một vài người biết;
50. Xem điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HDTP.
51. Tưởng Duy Lượng (2003), “Nguyên tắc tính mức bồi thường do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm”, Tạp chí Toà án nhân dân, (04), tr. 8 – 9.
24
Thứ ba, đặc điểm nhân thân của người bị xâm phạm: độ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp… Hành vi làm nhục, vu khống, hiếp dâm, ngược đãi…
đối với một người nhỏ tuổi ảnh hưởng về tâm sinh lí sẽ khác với người lớn tuổi, đã có chồng con… do đó TTVTT sẽ khác nhau.
Ngoài ra, xem xét hậu quả của hành vi xâm phạm ảnh hưởng như thế nào đến tinh thần của người bị thiệt hại:
+ Hậu quả để lại cho tâm lí của nạn nhân có lâu dài và nghiêm trọng hay không? (ví dụ bị vu khống dẫn đến bị bắt giam, bị xử tù oan…);
+ Có để lại bệnh tật cho nạn nhân không và mức độ nghiêm trọng của bệnh tật (ví dụ hành vi hiếp dâm đã truyền bệnh HIV cho người bị thiệt hại làm cho họ lo lắng, đau buồn, có khi cảm thấy tuyệt vọng, không còn động lực để sống tiếp…);
+ Có ảnh hưởng hạnh phúc gia đình nhiều hay ít? Nếu dẫn đến gia đình tan vỡ hoặc không xây dựng được gia đình, mất khả năng làm cha, làm mẹ thì TTVTT càng lớn, nỗi “đau tinh thần” này không gì có thể bù đắp được;
+ Các tổn hại thẩm mỹ, sự xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín có dẫn đến phải bỏ nghề họ yêu thích hay không?...
Hơn nữa, cần căn cứ vào hình thức xâm phạm (xâm phạm bằng lời nói, hay dùng các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, đài phát thanh, các tờ báo lớn ở Trung ương…); mức độ lan truyền thông tin nhanh hay chậm; phạm vi lan truyền là rộng hay hẹp; vị trí vai trò của người bị thiệt hại trong mối quan hệ với người thân và xã hội…
Đối với trường hợp danh dự, uy tín của tổ chức bị xâm phạm, thì cũng dựa vào một số tiêu chí tương tự như trên khi xem xét mức độ TTVTT, cụ thể là: xem xét tính chất mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm phạm; hình thức xâm phạm; mức độ, phạm vi lan truyền thông tin; vị trí, vai trò, uy tín của tổ chức đó; hậu quả xảy ra khi bị xâm phạm danh dự, uy tín như mất lòng tin của đối tác và khách hàng, lợi nhuận giảm sút…
Về mức BTTTVTT, theo qui định tại khoản 2 Điều 611 BLDS 2005; điểm c tiểu mục 3.3 mục 3 Phần II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì “mức bồi thường khoản tiền bù đắp TTVTT cho người bị xâm phạm trước hết do các bên thoả thuận.
Nếu không thoả thuận được thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp TTVTT phải căn cứ vào mức độ TTVTT, nhưng tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước qui định tại thời điểm giải quyết bồi thường”. Tuy nhiên, qui định trên không nói rõ là mức tối đa này là chỉ áp dụng đối với trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm hay áp dụng luôn cho trường hợp danh dự, uy tín của
25
tổ chức bị xâm phạm. Từ đó, đã gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Vì khi có hành vi xâm phạm thì chắc chắn mức độ TTVTT của cá nhân và tổ chức là hoàn toàn khác nhau nên mức bồi thường tối đa phải có sự khác biệt để phù hợp với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể bị thiệt hại.
Về chủ thể được BTTTVTT, trong trường hợp này chính là cá nhân, tổ chức có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (điểm a tiểu mục 3.3 mục 3 Phần II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP).