Lập kế hoạch huy động vốn

Một phần của tài liệu Quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ THỌ

2.2. Phân tích thực trạng quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2021-2023

2.2.1. Lập kế hoạch huy động vốn

- Chiến lược huy động vốn của VCB Phú Thọ

Trước hết, VCB Phú Thọ xác định chiến lược HĐV của chi nhánh phù hợp với chiến lược chung của Vietcombank trên toàn quốc. Hướng tới mục tiêu tập trung phát triển các hoạt động ngân hàng bán lẻ, hướng tới mục tiêu mở rộng thị phần trên thị trường Việt Nam, Vietcombank đã xây dựng danh mục sản phẩm hiện đại, cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích và trải nghiệm tích cực.

Tiếp đó, chi nhánh bám sát nguyên tắc hoạt động chung là hoạt động an toàn, thận trọng, chú trọng quản lý rủi ro, bảo đảm khả năng thanh toán cho chi nhánh.

Toàn bộ các hoạt động quản lý HĐV của chi nhánh đều nhắm tới mục tiêu tạo ra nguồn vốn dồi dào và ổn định nhưng không xem nhẹ các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ngân hàng. Không quá vì hoàn thành chỉ tiêu HĐV mà bỏ qua các thông tin khách hàng cần thiết cho theo dõi và quản lý khách hàng.

Căn cứ vào danh mục sản phẩm mà Vietcombank ban hành, căn cứ mục tiêu phát triển kinh doanh của chi nhánh, cán bộ nhân viên của chi nhánh chịu trách nhiệm phát triển thị trường, đảm bảo cung cấp đến khách hàng những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với điều kiện và nhu cầu của khách hàng.

Dù vậy, có một số điểm nổi bật được nhấn mạnh trong chiến lược HĐV của chi nhánh thời gian qua:

 Làm rõ đặc điểm và tính năng của các sản phẩm HĐV để khách hàng nắm rõ và để cho khách hàng tự lựa chọn các sản phẩm phù hợp với khách hàng

 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong cung cấp dịch vụ, theo dõi và quản lý thông tin khách hàng.

 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng các chương trình đào tạo cán bộ nhân viên nâng cao trình độ;

 Nâng cao hiệu quả quản lý vốn của chi nhánh, tạo cho chi nhánh sức mạnh về tài chính để có cơ sở thực hiện các hoạt động kinh doanh.

 Không ngừng nghiên cứu và mở rộng mạng lưới của chi nhánh, tiếp cận ngày càng gần hơn với đa dạng đối tượng khách hàng để gia tăng khách hàng mới.

 Sử dụng có hiệu quả các công cụ và phương thức chăm sóc khách hàng mà chi nhánh được Hội Sở hỗ trợ cũng như nâng cao năng lực chăm sóc khách hàng của cán bộ nhân viên chi nhánh.

Tuy nhiên, theo kết quả phỏng vấn, “Hiện chiến lược phát triển của chi nhánh còn phụ thuộc nhiều vào chiến lược chung của Vietcombank Hội Sở”; “Các nội dung chiến lược còn chưa xác định rõ phương hướng mà chi nhánh cần tập trung.

Do vậy, chi nhánh chưa chủ động trong xây dựng định hướng lâu dài về hoạt động

HĐV”.

Thực tế cho thấy rằng, chiến lược HĐV của VCB Phú Thọ mới chỉ dừng lại ở việc xác định mục tiêu đối với số vốn huy động của chi nhánh trong khoảng 3 đến 5 năm, chưa có chiến lược dài hạn trong 10 năm. Đồng thời, chiến lược HĐV này chưa thể hiện rõ nét phương hướng mà chi nhánh cần tập trung là gì, về số lượng khách hàng, đối tượng khách hàng mục tiêu, nguồn vốn huy động chủ lực. Bởi vậy, trong thời gian tới, Ban Giám đốc cần quan tâm sâu sát hơn nữa đối với công tác xây dựng chiến lược HĐV của chi nhánh.

- Kế hoạch huy động vốn hàng năm

Kế hoạch HĐV hàng năm mà VCB Phú Thọ xây dựng đảm bảo phù hợp với các nội dung sau đây:

Một là, phù hợp với chiến lược kinh doanh của VCB Phú Thọ từng giai đoạn.

Kế hoạch mà chi nhánh xây dựng đã căn cứ vào số liệu nguồn vốn đã huy động được ở giai đoạn liền kề; căn cứ mục tiêu của giai đoạn kế tiếp. Các nội dung của bản kế hoạch khá đầy đủ và chi tiết, bao gồm số liệu về chỉ tiêu HĐV giao tới các phòng, ban, bộ phận và phòng giao dịch trực thuộc; thông tin về nguồn lực mà chi nhánh cần có để thực hiện các nhiệm vụ HĐV.

Hai là, kế hoạch mà chi nhánh xây dựng luôn nhấn mạnh việc nghiêm túc tuân thủ mọi quy định của NHNN, của Vietcombank Hội Sở trong HĐV. Các nội dung trong kế hoạch đảm bảo bám sát các quy định về chính sách lãi suất, chính sách sản phẩm để các hoạt động HĐV được thực hiện đúng quy định, đúng định hướng đã được đề ra.

Ba là, nội dung kế hoạch nêu rõ mục tiêu tập trung vào đối tượng khách hàng bán lẻ. Tăng cường tìm hiểu, nghiên cứu thị trường để đa dạng hoá đối tượng khách hàng bán lẻ. Ngoài ra, mở rộng phạm vi khách hàng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn, trong đó có các doanh nghiệp nước ngoài.

Bốn là, luôn có kế hoạch về các chương trình chăm sóc khách hàng mà chi nhánh cần thực hiện trong giai đoạn đề xuất. Trong đó nêu rõ mục đích thực hiện chương trình, đối tượng khách hàng chủ yếu, chi phí cho việc thực hiện chương trình. Đồng thời, kế hoạch nêu rõ nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban, Phòng giao dịch trực thuộc để chương trình vận hành trơn tru, không có sự chồng chéo.

Dưới sự chỉ đạo của Giám đốc chi nhánh giao phòng Kế hoạch căn cứ vào thông báo chỉ tiêu kế hoạch của Hội sở chính và báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Chi nhánh để đưa ra chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho từng phòng, thể hiện qua bảng 2.2 sau đây:

Bảng 2.2. Thực trạng giao chỉ tiêu huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2021-2023

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Stt Tên bộ phận

Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%) 1 Toàn chi nhánh 4.500 100,00 5.200 100,00 6.300 100,00 2 Phòng Dịch vụ Khách hàng 675 15,00 780 15,00 945 15,00 3 Phòng Hành chính nhân sự 10 0,22 10 0,19 10 0,16

4 Phòng Kế toán 10 0,22 10 0,19 10 0,16

5 Phòng Ngân quỹ 10 0,22 10 0,19 10 0,16

6 Phòng Khách hàng doanh nghiệp 1.350 30,00 1.560 30,00 1.890 30,00 7 Phòng Khách hàng bán lẻ 1.350 30,00 1.560 30,00 1.890 30,00

8 Phòng Quản lý nợ 10 0,22 10 0,19 10 0,16

9 Các Phòng giao dịch 1.085 24,11 1.260 24,23 1.535 24,37 Nguồn: Phòng Kế toán VCB Phú Thọ.

Có thể thấy rằng, chỉ tiêu HĐV đã được giao cho từng phòng căn cứ vào chuyên môn, nghiệp vụ và chức năng chính của các phòng ban. Đối với các phòng chuyên môn như Khách hàng doanh nghiệp, Khách hàng bán lẻ hay các Phòng giao dịch trực thuộc, chỉ tiêu HĐV luôn ở mức cao nhất trong toàn chi nhánh. Còn lại, đối với các phòng, ban thuộc bộ phận tác nghiệp thì chỉ tiêu HĐV chiếm tỷ trọng ít hơn bởi chuyên môn của các phòng này tập trung vào quá trình tác nghiệp các giao dịch có liên quan.

Ngoài việc đề cập đến các chỉ tiêu HĐV giao cho các phòng, ban, bộ phận trực thuộc chi nhánh, bản kế hoạch HĐV của VCB Phú Thọ còn đưa ra một vài phương pháp và cách thức thực hiện chỉ tiêu như sau:

Thứ nhất, tận dụng nguồn khách hàng sẵn có, khai thác triệt để nhằm bán chéo sản phẩm huy động vốn cho các khách hàng đang vay vốn tại chi nhánh.

Thứ hai, mở rộng đối tượng khách hàng và phạm vi thị trường sang các khu vực lân cận, các huyện, thị chưa có chi nhánh hay PGD của VCB.

Thứ ba, tận dụng mọi chương trình ưu đãi mà Vietcombank Hội Sở ban hành nhằm thu hút sự quan tâm của các đối tượng khách hàng.

Thực trạng này cũng phù hợp với đánh giá của đối tượng khảo sát khi cho rằng: “Chi nhánh đã xây dựng các chỉ tiêu HĐV cho các bộ phận trong chi nhánh

và được cụ thể hoá trong Kế hoạch HĐV của mỗi năm”,“Căn cứ giao chỉ tiêu đơn thuần là dựa trên chức năng của các phòng, ban, bộ phận, chưa kết hợp nghiên cứu cụ thể tình hình địa bàn hoạt động”

- Chính sách huy động vốn của VCB Phú Thọ

Với chiến lược HĐV đã xác định, VCB Phú Thọ xây dựng các chính sách có liên quan như sau:

Thứ nhất, đối với chính sách HĐV qua các sản phẩm, dịch vụ

Các chính sách liên quan đến từng nhóm sản phẩm, dịch vụ như tiền gửi; thẻ;

ngân hàng điện tử. Trong đó,

Sản phẩm, dịch vụ tiền gửi bao gồm: Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán), tiền gửi có kỳ hạn trả lãi hàng tháng, tiền gửi có kỳ hạn trả lãi cuối kỳ, tiền gửi tích lũy và tiền gửi tiết kiệm dự thưởng.

Sản phẩm thẻ gồm: Thẻ ghi nợ nội, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ VISA,...

Dịch vụ ngân hàng điện tử gồm: Vietcombank Digibank, VCB iB@nking, VCB-Mobile B@nking, VCBPAY, VCB-SMS B@nking và VCB-Phone B@nking.

Một số dịch vụ khác như: vấn tin số dư, in sao kê, thông báo số dư, nạp tiền VnTopUp, nạp tiền Vnmart, dịch vụ liên quan đến thẻ điện thoại, thẻ game.

Thứ hai, đối với chính sách lãi suất huy động

Các chính sách lãi suất huy động mà chi nhánh sử dụng bám sát chính sách lãi suất linh hoạt theo quy định của pháp luật và NHNN theo đối tượng khách hàng.

Đặc biệt, chính sách mà chi nhánh áp dụng tuân thủ tuyệt đối các văn bản về ban hành biểu lãi suất mà Vietcombank ban hành. Ngoài ra, chi nhánh cũng đã đề xuất mức lãi suất tăng thêm đối với các khách hàng gửi tiền số dư từ 01 tỷ VNĐ trở lên và kỳ hạn 12 tháng trở lên. Đây là chính sách đã giúp chi nhánh thu hút được một số khách hàng lớn trên địa bàn và đóng góp cho thành tựu về tăng trưởng vốn huy động của chi nhánh trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)