CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3 Tổng quan các nghiên cứu liên quan trong nước
2.3.1 Hoàng Đàm Lương Thúy, Nguyễn Minh Hào, Tống Khánh Linh, Lê Thị Mai Hương (2023). Ý định sử dụng dịch vụ gọi xe công nghệ của khách hàng Hà Nội trong đại dịch COVID-19
Nghiên cứu sử dụng sự kết hợp giữa thuyết hành vi hoạch định (TPB) và mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) để đánh giá ý định sử dụng dịch vụ gọi xe của khách hàng tại Hà Nội trong bối cảnh đại dịch toàn cầu COVID-19. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu định lượng bằng phần mềm SPSS từ 175 đối tượng khảo sát tại Hà Nội trong giai đoạn tháng 02/2022 - 03/2022.
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Hoàng Đàm Lương Thúy, Nguyễn Minh Hào, Tống Khánh Linh, Lê Thị Mai Hương (2023)
Nguồn: Hoàng Đàm Lương Thúy và cộng sự (2023)
Chuẩn chủ quan Lợi ích kinh
tế Nhận thức
về rủi ro
Ý định sử dụng Nhận thức hậu
quả (AC)
Quy kết trách nhiệm (AR)
Chuẩn mực cá nhân (PN)
Ý định hành vi
12
Sau phân tích và đánh giá cho thấy có ba yếu tố chính cùng tác động đến ý định sử dụng dịch vụ gọi xe công nghệ bao gồm: Chuẩn chủ quan, Lợi ích kinh tế và Nhận thức rủi ro.
Trong đó, chuẩn chủ quan được coi là có ảnh hưởng quan trọng nhất tới Ý định sử dụng ứng dụng gọi xe công nghệ trong bối cảnh dịch COVID-19 với beta=0,269 và lợi ích kinh tế với beta =0,187 có tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ gọi xe công nghệ của khách hàng. Nhận thức rủi ro có tác động thứ hai có hệ số beta= -0,192. Đặc biệt yếu tố “Nhận thức rủi ro” còn có tác động tiêu cực đến ý định của khách hàng trong thời gian dịch bệnh.
Tính mới trong mô hình nghiên cứu đề xuất của nhóm tác giả là bổ sung nhân tố Nhận thức về rủi ro của người tiêu dùng khi sử dụng xe công nghệ trong bối cảnh đại dịch toàn cầu cho thấy mối quan tâm hàng đầu về sức khỏe của người dùng, bên cạnh các yếu tố khác như lợi ích kinh tế hay chuẩn chủ quan. Tuy nhiên, đề tài vẫn có những hạn chế nhất định về bối cảnh nghiên cứu khi nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn dịch bệnh toàn cầu COVID- 19 nên không khái quát được kết quả ở thực tại trước và sau COVID-19, nên nhóm tác giả đã định hướng cho các nghiên cứu trong tương lai về việc nâng cao và khai thác các bối cảnh nghiên cứu khác, ví dụ như môi trường kinh doanh hậu COVID-19 và bổ sung các yếu tố khác tác động đến chủ đề dịch vụ gọi xe công nghệ.
2.3.2 Phan Trọng Nhân, Phan Thị Song Thương, Hồ Trúc Vi (2018). Ứng Dụng Mô Hình Chấp Nhận Công Nghệ (TAM) - Trường Hợp Nghiên Cứu Về Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Yêu Cầu Xe Của Khách Hàng Tại Thành Phố Biên Hòa
Bài nghiên cứu với mục đích ứng dụng lý thuyết nền tảng từ mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model) nhằm kiểm định thực nghiệm, nghiên cứu các ứng dụng trên thiết bị di động của khách hàng, cụ thể là ứng dụng yêu cầu xe của khách hàng tại Thành phố Biên Hòa. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng bảng hỏi khảo sát được phát trực tiếp với tổng số 476 phiếu khảo sát đạt yêu cầu, tiếp đó nhóm tác giả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm giữa tác giả với những khách hàng cư trú tại Thành phố Biên Hòa với 5 nam và 5 nữ, có độ tuổi và nghề nghiệp khác biệt nhau nhằm đảm bảo đối tượng khảo sát hiểu rõ nội dung bảng hỏi. Thang đo sử dụng khảo sát được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ, bao gồm các biến độc lập: Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức tính dễ sử dụng, Động lực thụ hưởng, Điều kiện thuận lợi ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Ý định sử dụng ứng dụng yêu cầu xe.
13
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Phan Trọng Nhân, Phan Thị Song Thương, Hồ Trúc Vi (2018)
Nguồn: Phan Trọng Nhân, Phan Thị Song Thương và Hồ Trúc Vi (2018)
Kết quả sau nghiên cứu cho thấy mô hình TAM thể hiện các yếu tố này có tác động đến ý định chấp nhận công nghệ trong nghiên cứu về lĩnh vực các ứng dụng công nghệ yêu cầu xe trên thiết bị di động. Ngoài các yếu tố chính của mô hình TAM, đề tài của nhóm tác giả đã phát triển 2 yếu tố là động lực thụ hưởng và điều kiện thuận lợi vào mô hình lý thuyết TAM khi thực hiện kiểm định thực nghiệm ý định sử dụng yêu cầu xe của khách hàng tại Thành phố Biên Hòa cho thấy có mối tương quan thuận chiều với ý định sử dụng ứng dụng. Kết quả cụ thể từ phân tích hồi quy cho thấy ý định sử dụng ứng dụng chịu tác động mạnh nhất bởi thang đo “Nhận thức tính dễ sử dụng” với hệ số β2 = 0.270, thang đo “Động lực thụ hưởng” có hệ số β4 = 0.255, thang đo “Nhận thức sự hữu ích” β3=0.200, cuối cùng là chịu ảnh hưởng ít nhất từ thang đo “Điều kiện thuận lợi” có hệ số β1=0.195. Bên cạnh việc phát hiện và bổ sung tính mới cho mô hình lý thuyết TAM, nghiên cứu vẫn còn những hạn chế nhất định về phạm vi nghiên cứu khi chỉ được thực hiện và khảo sát tại khu vực Thành phố Biên Hòa nên kết quả không khái quát được tổng thể chung ở các khu vực khác nhau. Ngoài ra, tác giả đề xuất cho hướng phát triển nghiên cứu có thể kiểm định được mối quan hệ giữa đặc điểm cá nhân đối với ý định sử dụng yêu cầu xe trong các nghiên cứu tương lai.
Nhận thức tính dễ sử
dụng
Nhận thức sự hữu ích
Động lực thụ hưởng
Điều kiện thuận lợi
Ý định sử dụng
14
2.3.3 Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn Thị Minh Thảo (2020). Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Gọi Xe: Trường Hợp Nghiên Cứu Tỉnh Bình Dương
Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe trong trường hợp ở tỉnh Bình Dương sử dụng các phương pháp kết hợp định lượng và định tính. Cùng với đó, nhóm tác giả dựa vào các mô hình lý thuyết phổ biến sự đổi mới – IDT (Inovation Diffusion Theory), thuyết về hành vi người tiêu dùng – EKB (Engel, Kollat & Balckwell), TRA (Theory of Reasoned Action), Thuyết hành vi dự định – TPB (Theory of Planned Behaviour) và mô hình chấp nhận công nghệ - TAM (Technology Acceptance Model) để bổ trợ đề xuất mô hình nghiên cứu của đề tài. Từ kết quả khảo sát 260 người đã từng sử dụng ứng dụng gọi xe năm 2019 và đầu năm 2020 thông qua bảng hỏi khảo sát, đề tài đã thu về được 200 phiếu khảo sát đạt yêu cầu. Nội dung chính của bảng hỏi gồm 19 biến quan sát, với các biến độc lập lần lượt là: Sự hữu ích của các ứng dụng gọi xe (UDGX), Sự hấp dẫn của phương tiện cá nhân (PTCN), Ảnh hưởng của xã hội (AHXH) và Yếu tố kiểm soát hành vi (KSHV) tác động đến biến phụ thuộc Ý định sử dụng UDGX (YDSD). Kết quả khảo sát từ các phân tích thống kê, phân tích nhân tố khám phá EFA, hồi quy đa biến và cho ra kết quả nhân tố “PTCN không ảnh hưởng đến YDSD”, biến “AHXH tác động mạnh mẽ nhất đến YDSD có hệ số beta = 0,457”, biến “KSHV có hệ số beta = 0242 tác động cùng chiều và ảnh hưởng đến YDSD”, cuối cùng là biến “UDGX có hệ số beta = 0,196 cùng tác động đến YDSD”. Bài nghiên cứu đã đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến Ý định sử dụng ứng dụng gọi xe trong khu vực tỉnh Bình Dương, bổ sung nội dung lý thuyết cho các đề tài về ý định liên quan. Tuy nhiên, điểm hạn chế của đề tài về mặt không gian chỉ đúng với khu vực Bình Dương, chưa khái quát được phạm vi tổng thể, và các yếu tố tác giả đề xuất có thể chưa đầy đủ.
15 +0,457
+0,196
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn Thị Minh Thảo (2020)
Nguồn: Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn Thị Minh Thảo (2020)