CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Phân tích dữ liệu chính thức
4.2.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu ban đầu đưa ra 10 giả thuyết nghiên cứu gắn liền với các mối quan hệ giữa các biến số có trong mô hình bao gồm:
H1: Mối quan tâm môi trường có mối liên hệ tích cực đến đến Thái độ môi trường H2: Mối quan tâm môi trường có mối liên hệ tích cực đến Chuẩn chủ quan
H3: Mối quan tâm môi trường có mối liên hệ tích cực đến Nhận thức kiểm soát hành vi H4: Mối quan tâm môi trường có mối liên hệ tích cực đến Quy định trách nhiệm đạo đức H5: Thái độ môi trường có mối liên hệ tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM của giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh
H6: Chuẩn chủ quan có mối liên hệ tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM của giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh
H7 :Nhận thức kiểm soát hành vi có mối liên hệ tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM của giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh
H8: Quy định trách nhiệm đạo đức có mối liên hệ tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM của giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh
H9: Nhận thức dễ sử dụng có mối liên hệ tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM của giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh
H10: Nhận thức sự hữu ích có mối liên hệ tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM của giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh
Tuy nhiên kết quả sau kiểm định chỉ xác định 9 mối quan hệ có ý nghĩa đối với đề tài, ngoại trừ giả thuyết H8 bị bác bỏ vì không đáp ứng yêu cầu của kiểm định giả thuyết.
Kết quả sau phân tích cho thấy, Mối quan tâm về môi trường có sự tác động đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện. Mối quan hệ này được xác định bởi thái độ về môi trường đến ý định hành vi Xanh, các chuẩn chủ quan liên quan, Nhận thức kiểm soát hành vi, cùng với đó
68
là nhận thức hữu ích và nhận thức dễ sử dụng cùng tác động dương đối với ý định hành vi này. Mức độ tác động của các biến số đến ý định được thể hiện theo chiều giảm dần, cụ thể như sau:
Trong đó “mối quan tâm về môi trường” có tác động tích cực và mạnh mẽ nhất đối với
“Chuẩn chủ quan” đến ý định hành vi tiêu dùng Xanh với hệ số beta tác động là 0.341. Điều này cho thấy người dùng trẻ được khuyến khích sử dụng và chịu ảnh hưởng từ nhiều nguồn tham khảo như gia đình, bạn bè, người thân và những người xung quanh tham gia sử dụng ứng dụng gọi xe Xanh này. Kết quả này đúng với nghiên cứu của Barbara Borusiak , ORCID, Andrzej Szymkowiak ,Bartłomiej Pierański and Katarzyna Szalonka, (2021) khi thể hiện môi quan hệ gián tiếp từ mối quan tâm về môi trường đến ý định hành vi Xanh của người dùng, cụ thể là ý định giảm tiêu thụ nước đóng chai dùng 1 lần tại BaLan.
Thứ hai, yếu tố “Nhận thức hữu ích” có tác động trực tiếp đến ý định hành vi tiêu dùng Xanh với hệ số beta tác động là 0.154. Kết quả này cho thấy rằng, tiêu chí đầu tiên của việc tiêu dùng các sản phẩm Xanh, quan tâm của người dùng về môi trường bền vững là phải đáp ứng đúng và đủ nhu cầu của người dùng, đối tượng cụ thể hơn ở bài nghiên cứu là giới trẻ. Họ phải được đáp ứng các nhu cầu cần thiết khi sử dụng các ứng dụng gọi xe Xanh này mới có thể tác động đến ý định sử dụng của họ. Do đó, kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn Thị Minh Thảo, (2020) và Phan Trọng Nhân, Phan Thị Song Thương, Hồ Trúc Vi (2018) về ý định sử dụng các ứng dụng gọi xe.
Thứ ba, yếu tố “Nhận thức dễ sử dụng” cũng có sự tác động trực tiếp đến ý định tiêu dùng Xanh của giới trẻ với hệ số beta 0.149. Trên thực tế, một ứng dụng dễ nhìn, các chức năng dễ thao tác, dễ sử dụng sẽ được người tiêu dùng quan tâm và sử dụng nhiều hơn các ứng dụng khác, điều này đúng không chỉ ở những bạn trẻ mà còn phù hợp với người trung niên, cao tuổi. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên của Phan Trọng Nhân, Phan Thị Song Thương, Hồ Trúc Vi (2018) khi đề cập đến các đề tại ứng dụng gọi xe và các ứng dụng công nghệ khác.
Thứ tư, “mối quan tâm về môi trường” tác động gián tiếp đến ý định hành vi tiêu dùng Xanh thông qua “Nhận thức kiểm soát hành vi” với hệ số tác động là 0.145. Có thể thấy, thực
69
trạng giới trẻ ngày nay họ có nhận thức tích cực về việc đóng góp và bảo vệ môi trường bằng việc sử dụng các phương tiện/ứng dụng gọi xe Xanh cũng ngày càng gia tăng. Ví dụ cụ thể hơn về hành động sử dụng bình nước cá nhân thay vì sử dụng chai nhựa dùng 1 lần và những hoạt động bảo vệ môi trường của giới trẻ như thứ bảy tình nguyện, chủ nhật Xanh được tổ chức tại các trường Đại học cũng là những minh chứng cho thấy sự quan tâm đến môi trường xung quanh, nhận thức về hành vi hướng đến một môi trường xanh, sạch của giới trẻ ngày nay. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn Thị Minh Thảo (2020), World Electr. Veh. J. (2020), Hana Salsabila Imam Salehudin (2023) và Barbara Borusiak , ORCID, Andrzej Szymkowiak ,Bartłomiej Pierański and Katarzyna Szalonka (2021).
Cuối cùng, “mối quan tâm về môi trường” tác động gián tiếp đến ý định hành vi tiêu dùng Xanh thông qua “Thái độ về môi trường” từ với hệ số beta tác động thấp nhất là 0.109. Kết quả cho thấy khi thái độ của mỗi cá nhân, cụ thể là giới trẻ ở đây càng tích cực đối với việc bảo vệ môi trường và có niềm tin về những kết quả mang lại giúp ích cho việc bảo tồn thiên nhiên, thì họ sẽ càng có ý định hành vi sử dụng gọi xe Xanh. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu về ý định giảm tiêu thụ nước đóng chai của Barbara Borusiak , ORCID, Andrzej Szymkowiak ,Bartłomiej Pierański and Katarzyna Szalonka, (2021).
Nghiên cứu này đã có sự tương thích về kết quả ở các nghiên cứu liên quan. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ giữa ý định hành vi trong lĩnh vực vận tải công nghệ xanh và mối quan tâm về môi trường của giới trẻ là có ý nghĩa trong bối cảnh nghiên cứu như hiện nay. Và việc giới trẻ nên có ý thức tham gia vào các hoạt động hướng đến bảo vệ môi trường là hoàn toàn hợp lý.
Mặc dù, ở nghiên cứu này vẫn chưa khái quát được tính tổng thể ở các nhóm tuổi khác nhau như đề xuất của nghiên cứu trên. Vì mục đích của đề tài này nhằm đánh giá mức độ quan tâm về môi trường của giới trẻ đến ý định tiêu dùng xanh. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đã giải quyết một phần hạn chế về bối cảnh và không gian nghiên cứu, đề tài đã đánh giá cách khách quan về mối quan tâm về môi trường của giới trẻ đến ý định hành vi Xanh này, mở
70
rộng được bối cảnh nghiên cứu trong thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam, cụ thể là tại Thành phố Hồ Chí Minh.
5 1.6 Kết cấu của khóa luận
Chương 1: Tổng Quan Nghiên Cứu Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết
Chương 3: Phương Pháp Nghiên Cứu Chương 4: Kết Quả Nghiên Cứu
Chương 5: Kết Luận và Hàm ý quản trị
71