CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.4 Tổng quan các nghiên cứu liên quan ngoài nước
2.4.1 World Electr. Veh. J. (2020). Purchase Intention of Hybrid Electric Vehicles:
Evidence from an Emerging Economy, Faculty of Business and Management, Universiti Teknologi MARA, Shah Alam, Selangor 40450, MalaysiaPredicting
Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra các yếu tố quyết định ảnh hưởng đến ý định mua xe điện của cá nhân. Các yếu tố được xem xét trong việc đánh giá ảnh hưởng của chúng đến ý định mua một chiếc ô tô điện được phát triển dựa trên Lý thuyết Hành vi có kế hoạch (thái độ mua hàng xanh, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi) cũng như một biến số bổ sung (kiến thức về môi trường). Dữ liệu được thu thập từ 256 người sử dụng ô tô trên khắp thành phố đô thị của Malaysia. Phân tích hồi quy được thực hiện trên một mẫu gồm 256 người trả lời đã xác nhận rằng nhận thức về kiểm soát hành vi và kiến thức về môi trường ảnh hưởng đáng kể đến ý định mua xe điện của mọi người. Trên cơ sở báo cáo phân tích hồi quy, yếu tố dự đoán nổi bật nhất ảnh hưởng đến ý định mua một chiếc xe điện là nhận thức kiểm soát hành vi có hệ số beta = 0.387, còn kiến thức về môi trường có beta =
Ảnh hưởng của xã hội (AHXH) Sự hữu ích của các
UDGX (UDGX)
Yếu tố kiểm soát hành vi (KSHV)
Ý định sử dụng (YDSD)
16
0.224. Do đó, kết quả chỉ ra rằng ý định mua một chiếc ô tô điện có thể phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức kiểm soát hành vi của một cá nhân. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây, cho thấy nhận thức kiểm soát hành vi của cá nhân ảnh hưởng hiệu quả đến mức sẵn lòng trả tiền mua xe điện, đặc biệt là khi họ có khả năng mua những chiếc xe cải tiến thân thiện với môi trường này. Điểm hạn chế của đề tài được tác giả đề cập đến, thứ nhất cần gia tăng kích thước mẫu nhằm khái quát được quy mô tổng thể. Thứ hai, những yếu tố dự đoán không được đề cập trong việc kiểm tra ý định mua xe hybrid của các cá nhân chưa được đề cập đến nên khuyến khích bước phát triển ở các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này.
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu của World Electr. Veh. J. (2020)
Nguồn: World Electr. Veh. J. (2020)
2.4.2Hana Salsabila, Imam Salehudin (2023). Plugged in and charging:
Environmentalism Factors Does Affect Behavioral Intention to Purchase Electric Cars in Indonesia, But Non‐Environmental Factors are Important Too
Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và ý định hành vi mua ô tô điện ở Indonesia. Nghiên cứu tuyển chọn 300 người trả lời từ năm khu vực chính của Đảo Java. Nghiên cứu đã tích hợp lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và mô hình kích hoạt chuẩn mực (NAM) để phân tích dữ liệu. Nghiên cứu này bao gồm tám biến số:
mối quan tâm về môi trường, nhận thức về hậu quả, quy định trách nhiệm, thái độ, chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn mực cá nhân và ý định hành vi. Kết quả khảo sát thu được từ 300 phiếu hỏi hợp lệ, được sử dụng phân tích thông qua mô hình
Nhận thức kiểm soát hành vi
Kiến thức về môi trường
Ý định mua xe điện
17 +0.373
+0.240
+0.242
+0.037
+0.014
+0.382
+0.250
+0.008
+0.421
21
+0.014
+0.434
21
+0.014
+0.583
phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM). Kết quả sau kiểm định SEM cho thấy, biến số Nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng đáng kể đến biến phụ thuộc ý định với hệ số bằng 0.421, biến số Mối quan tâm về môi trường có tác động đáng kể đến các biến trong mô hình TPB (Thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi) lần lượt với các hệ số 0.373, 0.240, 0.242. Ngoài ra, biến số Nhận thức về hậu quả và quy định về trách nhiệm của mô hình NAM cũng được chứng minh có ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi bảo vệ môi trường thông qua chuẩn mực cá nhân với hệ số lần lượt là 0.382 và 0.250. Kết quả này tiếp tục khẳng định rằng mối quan tâm về môi trường có tác động gián tiếp tích cực đến ý định. Điểm hạn chế của nghiên cứu nằm ở bối cảnh và không gian nghiên cứu chỉ phù hợp tại năm khu vực chính của Đảo Java và kết quả nghiên cứu này có thể không khái quát cho các đảo khác hoặc toàn bộ quốc gia Indonesia.
Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu của Hana Salsabila, Imam Salehudin (2023)
Nguồn: Hana Salsabila, Imam Salehudin (2023)
Chuẩn mực cá nhân Mối quan
tâm về môi trường
Thái độ
Nhận thức kiểm soát
hành vi Nhận thức về
hậu quả
Quy định trách nhiệm
Chuẩn chủ quan
Ý định hành vi
18 +0.18
+0.65
+0.69 +0.66
2.4.3 Barbara Borusiak , ORCID, Andrzej Szymkowiak ,Bartłomiej Pierański and Katarzyna Szalonka (2021). The Impact of Environmental Concern on Intention to Reduce Consumption of Single-Use Bottled Water
Mục tiêu của nghiên cứu là đo lường mức độ ảnh hưởng của mối quan tâm về môi trường của người tiêu dùng đối với ý định giảm tiêu thụ nước đóng chai dùng 1 lần. Ứng dụng lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) được sử dụng làm khung lý thuyết chính. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát được thu thập từ 1011 phiếu khảo sát, bao gồm 7 biến: Mối quan tâm về môi trường, Thái độ, Chuẩn mực chủ quan, Kiểm soát hành vi nhận thức, nghĩa vụ đạo đức nhận thức ảnh hưởng đến biến ý định giảm tiêu thụ nước đóng chai và biến này ảnh hưởng đến hành vi tiêu thụ nước đóng chai của người dân tại BaLan. Bằng cách sử dụng mô hình phương trình cấu trúc SEM để kiểm tra chất lượng và tính đầy đủ của thang đo nhằm đảm bảo độ tin cậy, tính hợp lệ hội tụ.
Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu của Barbara Borusiak , ORCID, Andrzej Szymkowiak ,Bartłomiej Pierański and Katarzyna Szalonka (2021)
Nguồn: Barbara Borusiak và cộng sự (2021)
Kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ có hệ số β = 0,65, các chỉ tiêu chủ quan có hệ số β = 0,18, kiểm soát hành vi nhận thức có hệ số β = 0,69 và nghĩa vụ đạo đức nhận thức có hệ số β = 0,83 đều có ý nghĩa thống kê và các biến trên đều bị ảnh hưởng bởi mối quan tâm về môi
Mối quan tâm về
môi trường
Thái độ
Chuẩn chủ quan Nhận thức
kiểm soát hành vi Nhận thức nghĩa vụ đạo
đức
Ý định giảm tiêu thụ nước
đóng chai
Hành vi tiêu thụ nước không
đóng chai +0.65
+0.83
19
trường. Điểm mạnh của đề tài nghiên cứu hiện tại đã phát triển một mô hình giải thích cách các cá nhân quyết định có nên giảm ý định giảm tiêu thụ nước đóng chai vì mối quan tâm về môi trường, tập trung cả vào ý định và hành vi. Kết quả thực nghiệm của nhóm nghiên cứu cho thấy mối quan tâm về môi trường có liên quan tích cực đến ý định giảm ý định giảm tiêu thụ nước đóng chai và cũng cho thấy mối quan hệ tích cực, đáng kể giữa ý định giảm tiêu thụ nước đóng chai và hành vi tiêu thụ nước không đóng chai. Điểm hạn chế của đề tài được nhóm tác giả bàn luận về bối cảnh và mức độ giới hạn không gian nghiên cứu khi chỉ được thực hiện tại 1 quốc gia, vì mỗi quốc gia sẽ có mối quan tâm về môi trường ở từng mức độ khác nhau. Ngoài ra, điểm hạn chế về độ tuổi của nhóm tham gia khảo sát đều thuộc giới trẻ nê chưa khái quát được tổng thể cho từng nhóm tuổi riêng biệt. Do vậy, tác giả khuyến khích phát triển các nghiên cứu trong tương lai sử dụng khung TPB nên bao gồm những người trả lời đại diện cho tất cả các nhóm tuổi.