Phân tích nhân tố EFA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác Động mối quan hệ về môi trường của giới trẻ Đến Ý Định sử dụng Ứng dụng gọi xe Điện trường hợp nghiên cứu Điển hình Úng dụng gọi xe Điện xanh sm tại thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Phân tích dữ liệu chính thức

4.2.3 Phân tích nhân tố EFA

Tác giả sử dụng phương pháp rút trích principal axis factoring bằng phép quay Promax nhằm đánh giá mức độ tương quan giữa các biến quan sát (cả biến độc lập và biến phụ thuộc) và phục vụ cho phương pháp kiểm định tiếp theo (kiểm định CFA).

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định EFA chính thức

Giá trị kiểm định Tiêu chuẩn Kết luận

KMO = 0.879 >0.5 Đạt yêu cầu

Sig. (Bartlett’s test of Sphericity) = 0.000 <0.05 Đạt yêu cầu

Giá trị Eigenvalues = 1.207 >1 Đạt yêu cầu

Tổng phương sai trích = 63.203 >50% Đạt yêu cầu

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích dữ liệu SPSS

Kết quả kiểm định EFA ở các biến quan sát, có hệ số KMO = 0.879 (0.5 < KMO <1) =>

Phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu thực tế và có ý nghĩa thống kê. Giá trị Sig. của kiểm định Barlett’s bằng 0.000 (< 0.05) => Các biến quan sát có sự tương quan lẫn nhau trong

53

tổng thể. Như bảng kết quả tổng phương sai trích phía trên giải thích: Chỉ số Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố bằng 1.207 > 1 (đạt yêu cầu kiểm định) nên kết luận rằng nhân tố rút ra có ý nghĩa tốt nhất.

Tổng phương sai trích Rotation sums of squared loading (% tích lũy) = 63.203% lớn hơn 50%=> Đạt yêu cầu và có ý nghĩa là giải thích được 63.203% sự biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 8 nhóm nhân tố.

Bảng 4.4: Kiểm định phương sai trích của biến quan sát chính thức Pattern Matrixa

Thành phần

1 2 3 4 5 6 7 8

CQ2 .869

CQ1 .860

CQ3 .847

CQ4 TD4

DD3 .829

DD1 .819

DD2 .786

DD4 .590

NT1 .870

NT2 .865

NT3 .689

MT2 .885

MT1 .837

MT3 .708

YD3 .846

YD2 .836

YD1 .760

HI3 .878

HI2 .859

HI1 .610

DSD3 .775

DSD2 .752

DSD1 .752

TD2 .829

TD3 .753

TD1 .671

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS

54

Ở bảng Pattern Matrix cho thấy có 2 biến quan sát không thỏa mãn yêu cầu kiểm định, hệ số tương quan của 2 biến CQ4 và TD4 nhỏ hơn 0.55 (cỡ mẫu n=350), do vậy tiến hành loại bỏ 2 biến quan sát này và chạy lại EFA lần 2.

Phân tích EFA lần 2

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định EFA chính thức lần 2

Giá trị kiểm định Tiêu chuẩn Kết luận

KMO = 0.865 >0.5 Đạt yêu cầu

Sig. (Bartlett’s test of Sphericity) = 0.000 <0.05 Đạt yêu cầu

Giá trị Eigenvalues = 1.163 >1 Đạt yêu cầu

Tổng phương sai trích = 64.899 >50% Đạt yêu cầu

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích dữ liệu SPSS

Nhận xét:

Kết quả kiểm định EFA ở các biến độc lập, có hệ số KMO = 0.865 (0.5 < KMO <1) =>Phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu thực tế và có ý nghĩa thống kê.

Giá trị Sig. của kiểm định Barlett’s bằng 0.000 (< 0.05) =>Các biến quan sát có sự tương quan lẫn nhau trong tổng thể.

Bảng kết quả tổng phương sai trích sau khi chạy EFA lần 2 trên giải thích: Chỉ số Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố bằng 1.163 > 1 nên kết luận rằng nhân tố rút ra có ý nghĩa tốt nhất.

Tổng phương sai trích Rotation sums of squared loading (% tích lũy) = 64.899 % lớn hơn 50%=> Đạt yêu cầu và có ý nghĩa là giải thích được 64.899% sự biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 8 nhóm nhân tố.

55

Bảng 4.6: Kiểm định phương sai trích của biến quan sát lần 2 Pattern Matrixa

Thành phần

1 2 3 4 5 6 7 8

DD3 .831

DD1 .808

DD2 .777

DD4 .590

CQ1 .849

CQ2 .829

CQ3 .780

MT2 .894

MT1 .837

MT3 .705

YD3 .836

YD2 .830

YD1 .759

NT1 .869

NT2 .844

NT3 .677

HI3 .878

HI2 .855

HI1 .610

DSD3 .777

DSD1 .748

DSD2 .746

TD2 .831

TD3 .751

TD1 .673

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS

Nhận xét:

Kết quả ma trận xoay nhân tố có các hệ số tải nhân tố (Pattern Matrix) của các nhóm nhân tố đều lớn hơn 0.55 (Cỡ mẫu = 350). Do đó, sau tiến hành phân tích nhân tố, kết quả ma trận xoay rút trích được 8 nhóm nhân tố và 25 biến quan sát. Cụ thể:

56

Yếu tố thuộc nhóm 1 được phản ánh bởi 4 biến quan sát DD1, DD3, DD2, DD4. Những biến này đại diện cho các quy chuẩn đạo đức của người dùng đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe Xanh. Vì thế, thang đo vẫn giữ tên “Quy định trách nhiệm đạo đức” được ký hiệu DD.

Yếu tố thuộc nhóm 2 được phản ánh bởi 4 biến quan sát CQ1, CQ, CQ2. Những biến này đại diện cho các chuẩn chủ quan của người dùng đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe Xanh.

Vì thế, thang đo vẫn giữ tên “Chuẩn chủ quan” được ký hiệu CQ.

Yếu tố thuộc nhóm 3 được phản ánh bởi 3 biến quan sát MT2, MT1, MT3. Những biến này đại diện cho các mối quan tâm về môi trường của người dùng đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe Xanh. Vì thế, thang đo vẫn giữ tên “Mối quan tâm về môi trường” được ký hiệu MT.

Yếu tố thuộc nhóm 4 được phản ánh bởi 3 biến quan sát YD3, YD2, YD1 trong thành phần của biến phụ thuộc Ý định sử dụng ứng dụng gọi xe Xanh. Được ký hiệu là YD.

Yếu tố thuộc nhóm 5 được phản ánh bởi 3 biến quan sát: NT2, NT3, NT1. Những biến này đại diện cho các nhận về kiểm soát hành vi của người dùng đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe Xanh. Vì thế, thang đo vẫn giữ tên “Nhận thức kiểm soát hành vi” được ký hiệu NT.

Yếu tố thuộc nhóm 6 được phản ánh bởi 3 biến quan sát HI3, HI, HI2. Những biến này đại diện cho các nhận thức hữu ích của người dùng đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe Xanh.

Vì thế, thang đo vẫn giữ tên “Nhận thức hữu ích” được ký hiệu HI.

Yếu tố thuộc nhóm 7 được phản ánh bởi 3 biến quan sát DSD2, DSD3, DSD1. Những biến này đại diện cho các nhận thức dễ sử dụng của người dùng đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe Xanh. Vì thế, thang đo vẫn giữ tên “Nhận thức dễ sử dụng” được ký hiệu DSD.

Yếu tố thuộc nhóm 8 được phản ánh bởi 3 biến quan sát TD1, TD2, TD3. Những biến này đại diện cho thái độ về môi trường của người dùng đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe Xanh. Vì thế, thang đo vẫn giữ tên “Thái độ với môi trường” được ký hiệu TD.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác Động mối quan hệ về môi trường của giới trẻ Đến Ý Định sử dụng Ứng dụng gọi xe Điện trường hợp nghiên cứu Điển hình Úng dụng gọi xe Điện xanh sm tại thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)