CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.6 Đề xuất các giả thuyết nghiên cứu
2.6.2 Giả thuyết nghiên cứu
2.6.2.1 Mối quan hệ giữa Mối quan tâm về môi trường đến Thái độ môi trường
Ở nhiều nghiên cứu liên quan đã chứng minh được sự tác động của mối quan tâm về môi trường đến ý định hành vi thân thiện với môi trường và được đo lường bởi các biến có trong mô hình lý thuyết TPB gồm: Thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi (Paul et al., 2016). Mức độ mà một cá nhân đánh giá các hành vi tốt hay xấu được đo lường bởi thái độ trong mô hình TPB (Ajzen, 1991). Mối quan tâm về môi trường đã được các nghiên cứu trước đây chứng minh là có ảnh hưởng đến thái độ hành vi mua hàng thân thiện với môi trường (Albayrak et al., 2013). Thái độ hành vi được đánh giá
24
là yếu tố có mức độ dự báo mạnh nhất trong mô hình nghiên cứu về ý định giảm tiêu thụ nước đóng chai và phù hợp với các nghiên cứu trước về các ý định hành vi thân thiện với môi trường như ý định đến thăm khách sạn xanh, ý định sử dụng công nghệ thông tin xanh khi cùng sử dụng mô hình TPB (Barbara Borusiak và cs, 2021). Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết với nội dung như sau:
H1: Mối quan tâm về môi trường mối liên hệ tích cực đến thái độ môi trường 2.6.2.2 Mối quan hệ giữa Mối quan tâm môi trường đến Chuẩn chủ quan
Mối quan tâm về môi trường được các nghiên cứu trước cho rằng có ảnh hưởng tích cực đến các chuẩn mực chủ quan có liên quan đến hành vi môi trường, tuy nhiên ở nhiều mức độ khác nhau. Mối quan tâm về môi trường tác động yếu đối với Chuẩn mực chủ quan trong nghiên cứu về ý định ở tại các khách sạn xanh của Chen và Tung (2014), trong khi đó thì nghiên cứu của Albayrak et al. (2013) lại nhận thấy mức tác động của mối quan tâm về môi trường đối với các tiêu chuẩn chuẩn mực chủ quan mạnh hơn so với nó khi tác động tới các biến khác trong TPB (Barbara Borusiak và cs., 2021). Do đó, tác giả đưa ra nội dung giả thuyết nhằm đánh giá mức độ của mối quan hệ này như sau:
H2: Mối quan tâm về môi trường mối liên hệ tích cực đến chuẩn chủ quan 2.6.2.3 Mối quan hệ giữa Mối quan tâm môi trường đến Nhận thức kiểm soát hành vi
Nhận thức kiểm soát hành vi liên quan đến mức độ khó khăn của một cá nhân khi thực hiện một hoạt động cụ thể (Hana Salsabila & Imam Salehudin, 2023). Mối quan tâm về môi trường có mối liên hệ tích cực đến nhận thức kiểm soát hành vi của một cá nhân về vấn đề môi trường được kiểm định trong các nghiên cứu trước đây như ý định quay lại khách sạn xanh của người tiêu dùng của Chen & Tung năm 2021 (Barbara Borusiak & cs., 2021).
Trong nghiên cứu này, nhận thức kiểm soát hành vi được đề cập nhằm kiểm soát nhận thức đối với ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện của người dùng trẻ có mối quan tâm đến vấn đề về môi trường hay không. Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết có nội dung như sau:
H3: Mối quan tâm môi trường mối liên hệ tích cực đến Nhận thức kiểm soát hành vi
25
2.6.2.4 Mối quan hệ giữa Mối quan tâm môi trường đến Quy định trách nhiệm đạo đức Quy định trách nhiệm đề cập đến niềm tin của một người mà khi một người phải chịu trách nhiệm về những hậu quả tiêu cực của việc không tham gia vào các hành vi xã hội (Schwartz
&; Howard, 1981; Zhao và cộng sự, 2019) như các hành vi bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường,.. . Mà điều này được đặt ra do mỗi cá nhân tự mình cam kết và tuân thủ nó như một nghĩa vụ có trách nhiệm đạo đức mà luật pháp ban hành.
Quy định trách nhiệm đạo đức được định nghĩa là trách nhiệm cư xử đạo đức của một cá nhân khi đối diện với tình huống đòi hỏi một sự lựa chọn nhất định, biến số này đã được chứng minh rằng các lựa chọn của người tiêu dùng ảnh hưởng đến môi trường có liên quan đến các giá trị vượt qua lợi ích của cá mỗi nhân (Barbara Borusiak & cs., 2021). Các nhà nghiên cứu khác cho rằng khi so sánh với các biến TPB khác, mối quan tâm về môi trường có sự tác động tích cực lớn nhất đến nhận thức nghĩa vụ đạo đức (Chen & Tung, 2014).
Ngoài ra, Ajzen (1991) đã khẳng định rằng quy định trách nhiệm đạo đức nên được xem xét để tăng sức mạnh dự đoán của TPB. Do đó, để gia tăng mức dự đoán về mối quan tâm môi trường về trách nhiệm đạo đức của người tiêu dùng, tác giả đề xuất giả thuyết có nội dung như sau:
H4: Mối quan tâm môi trường mối liên hệ tích cực đến Quy định trách nhiệm đạo đức 2.6.2.5 Mối quan hệ giữa Thái độ môi trường đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện Thái độ môi trường cung cấp sự hiểu biết tốt về niềm tin, lợi ích hoặc nguyên tắc thúc đẩy chủ nghĩa môi trường hoặc các hành vi ủng hộ môi trường (Fernández-Manzanal và cộng sự, 2007). Trong một nghiên cứu liên quan đến ý định quay lại khách sạn xanh cho thấy thái độ là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về ý định hành vi (Verma, V.K.; Chandra, B.; Kumar, S. , 2019) và đã chỉ ra rằng nếu những người trẻ được giáo dục những điều tích cực về giá trị và thái độ đối với việc bảo vệ môi trường, họ sẽ có thái độ tích cực và hành động để bảo vệ môi trường. Do đó, thái độ môi trường tích cực về môi trường của một cá nhân càng lớn thì ý định sử dụng các ứng dụng gọi xe điện của giới trẻ càng lớn. Do đó, có thể đưa ra giả thuyết sau:
26
H5: Thái độ môi trường có mối liên hệ tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM của giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh
2.6.2.6 Mối quan hệ giữa Chuẩn chủ quan đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện
Hành vi của người tiêu dùng không chỉ phụ thuộc vào nhận thức của bản thân họ, mà còn phụ thuộc vào các tác động của những người xung quanh. Chuẩn chủ quan thể hiện áp lực mà một cá nhân nhận thấy từ những đánh giá của người khác về một hành vi là nên hay không nên thực hiện (Ajzen và cộng sự, 1975). Chuẩn mực chủ quan ảnh hưởng đến môi trường xã hội hoặc dư luận xã hội đối với hành động của một người, nó được liên kết với ý thức chuẩn mực và động cơ hòa nhập của cá nhân (Hana Salsabila, Imam Salehudin, 2023).
Chuẩn chủ quan cá nhân thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các giá trị thực tiễn của người khác (Ajzen, 1987). Khi một cá nhân có ý định hành vi sử dụng các ứng dụng gọi xe điện, tiêu chuẩn chủ quan của cá nhân nhận thức chủ yếu có nguồn gốc từ gia đình, bạn bè và các nhân vật công chúng. Khi những người này đồng ý hoặc có những hành vi ủng hộ việc sử dụng các ứng dụng xanh, tự khắc cá nhân sẽ có sự sẵn sàng mạnh mẽ hơn để thực hiện hành vi. Từ đó, tác giả quyết định đưa ra giả thuyết với nội dung như sau:
H6: Chuẩn chủ quan có mối liên hệ tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM của giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh
2.6.2.7 Mối quan hệ giữa Nhận thức kiểm soát hành vi đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện
Nhận thức kiểm soát hành vi định nghĩa là cảm nhận của một cá nhân về việc dễ hay khó khi thực hiện một hành vi và đây cũng là một yếu tố cần thiết để dự đoán ý định của một người (Ajzen, 1991). Một người dự định thực hiện hành vi có đầy đủ các thông tin cần thiết cho quyết định của mình và sự quyết đoán của cá nhân người dự định thực hiện chính là sự nhận thức kiểm soát hành vi của khách hàng (Taylor & Todd, 1995). Theo mô hình TPB, việc phát triển yếu tố Kiểm soát hành vi nhận thức trước khi tạo ra ý định là điều vô cùng cần thiết.
Những bài nghiên cứu trước đây về lĩnh vực nghiên cứu tiêu dùng xanh với những người quan tâm về vấn đề môi trường cho rằng: Những người thực sự quan tâm đến các vấn đề môi trường thì họ sẽ thể hiện hành vi đối với môi trường, vì bản thân họ nhận thức rằng một hành
27
động của một cá thể riêng lẻ cũng đã góp phần giải quyết đáng kể được những vấn đề của môi trường đang xảy ra (Straughan & Robert, 1990). Đối với việc sử dụng một ứng dụng xe điện, khi cá nhân cảm thấy rằng việc bản thân họ sử dụng các ứng dụng xanh đang góp phần vào việc bảo vệ môi trường xung quanh họ, điều này làm gia tăng thêm ý định hành vi thực hiện. Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết với nội dung như sau:
H7: Nhận thức kiểm soát hành vi có mối liên hệ tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM của giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh
2.6.2.8 Mối quan hệ giữa Quy định trách nhiệm đạo đức đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện
Trong nghiên cứu này, Quy định trách nhiệm đạo đức được kết nối với trách nhiệm hành vi bảo vệ môi trường của mỗi cá nhân. Cho thấy được tính thiết yếu của việc sử dụng các sản phẩm/ứng dụng xanh, thân thiện với môi trường nhằm góp phần giảm phát các khí thải ô nhiễm cho bản thân và toàn xã hội. Trong kết quả nghiên cứu của đề tài ý định tiêu dùng xanh cho rằng, trách nhiệm đạo đức được nhận thức sẽ có ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh/ý định giảm tiêu thụ nước đóng chai của người dùng, được kết luận một cách rõ ràng hơn khi một người càng nhận thức được rằng việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên và tương lai hành tinh của chúng ta đang bị đe dọa, thì họ càng có hiều ý định tiêu dùng xanh (Barbara Borusiak & cs, 2021). Từ những luận điểm trên, tác giả đưa ra giả thuyết sau:
H8: Quy định trách nhiệm đạo đức có mối liên hệ tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM của giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh
2.6.2.9 Mối quan hệ giữa Nhận thức dễ sử dụng đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện Nhận thức tính dễ sử dụng được định nghĩa là cấp độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không cần quá nhiều nỗ lực (Davis, 1989). Theo nghiên cứu của Marinković và cộng sự (2020) cho thấy nhận thức tính dễ sử dụng có ảnh hưởng đến việc sử dụng ứng dụng gọi xe công nghệ. Một thiết bị di động dễ sử dụng, điều này sẽ giúp mọi người dễ dàng chấp nhận việc tìm hiểu các tính năng của nó và cao nhất là nâng cao ý định
28
sử dụng (Hoàng Đàm Lương Thúy, Nguyễn Minh Hào, Tống Khánh Linh, Lê Thị Mai Hương, 2023)
H9: Nhận thức dễ sử dụng có mối liên hệ tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM của giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh
2.6.2.10 Mối quan hệ giữa Nhận thức sự hữu ích đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện Nhận thức về tính hữu ích là mức độ mà một người tin rằng hiệu suất công việc hoặc chất lượng cuộc sống của mình sẽ được tăng cường bằng cách sử dụng một hệ thống cụ thể (F.
Davis, 1989). Nhận thức hữu ích là cách người dùng có nhận thức rằng công nghệ này có hữu ích như thế nào trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình (Hoàng Đàm Lương Thúy, Nguyễn Minh Hào, Tống Khánh Linh, Lê Thị Mai Hương, 2023). Với trường hợp nghiên cứu của đề tài này, liên quan đến việc ứng dụng sử dụng phần mềm trên thiết bị di động, cụ thể là ứng dụng gọi xe điện, tính hữu ích của ứng dụng là khía cạnh được khách hàng quan tâm và so sánh với các ứng dụng gọi xe thông thường. Từ những quan điểm trên, tác giả đưa ra giả thuyết:
H10: Nhận thức sự hữu ích có mối liên hệ tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM của giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh
29
Bảng 2.3: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu
Ký hiệu Giả thuyết
H1 (+) Mối quan tâm môi trường có mối liên hệ tích cực đến đến Thái độ môi trường H2 (+) Mối quan tâm môi trường có mối liên hệ tích cực đến Chuẩn chủ quan
H3 (+) Mối quan tâm môi trường có mối liên hệ tích cực đến Nhận thức kiểm soát hành vi
H4 (+) Mối quan tâm môi trường có mối liên hệ tích cực đến Quy định trách nhiệm đạo đức
H5 (+) Thái độ môi trường có mối liên hệ tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM của giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh
H6 (+) Chuẩn chủ quan có mối liên hệ tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM của giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh
H7 (+) Nhận thức kiểm soát hành vi có mối liên hệ tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM của giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh
H8 (+) Quy định trách nhiệm đạo đức có mối liên hệ tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM của giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh
H9 (+) Nhận thức dễ sử dụng có mối liên hệ tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM của giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh
H10 (+) Nhận thức sự hữu ích có mối liên hệ tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM của giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh
Nguồn: Tác giả tổng hợp