Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác Động mối quan hệ về môi trường của giới trẻ Đến Ý Định sử dụng Ứng dụng gọi xe Điện trường hợp nghiên cứu Điển hình Úng dụng gọi xe Điện xanh sm tại thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.3 Nghiên cứu định lượng sơ bộ

3.2.3.1 Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu sơ bộ

- Chiến lược chọn mẫu sơ bộ: Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp phi xác suất thuận tiện để tiến hành thu thập dữ liệu khảo sát sơ bộ.

- Kích thước mẫu sơ bộ: Theo Hair và cộng sự (1998), khi thực hiện kiểm định mức độ phù hợp của mô hình bằng phân tích nhân tố khám phá EFA, cỡ mẫu chung quy sẽ được xác định dựa vào mức tối thiểu (với mức tối thiếu min= 50, tốt hơn là 100) và lượng biến số khi đưa vào phân tích mô hình. Do đó, lượng mẫu khảo sát sơ bộ sẽ được dựa trên lượng mẫu tốt của kiểm định EFA là 100 mẫu, tương đương với 100 phiếu khảo sát.

3.2.3.2 Phương pháp nghiên cứu sơ bộ

- Quy trình nghiên cứu sơ bộ sử dụng biểu mẫu Google Form làm phiếu và tiến hành khảo sát 100 người có độ tuổi từ 16 - 30 tuổi đang sinh sống, học tập và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh có ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM.

- Thời gian khảo sát sơ bộ được thực hiện từ ngày 22/03/2024 đến ngày 25/03/2024

- Sau khi thu nhận kết quả khảo sát, tác giả thực hiện kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để đánh giá sơ bộ mức độ phù hợp của thang đo và kiểm định nhân tố khám phá EFA để đo lường mức độ hội tụ và tin cậy của các biến quan sát. Sau có thể lược bỏ với các thang đo không phù hợp và bổ sung thang đo mới (nếu có).

3.2.3.3 Kết quả kiểm định sơ bộ

- Kiểm định Cronbach’s Alpha các biến độc lập

Theo Nunnally (1978) và Peterson (1994), hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo phải lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát phải lơn hơn 0.3 được xem là thang đo phù hợp với mô hình nghiên cứu.

Sau kiểm định hệ số tin cậy của các biến độc lập, kết quả cho thấy hệ số Crobach’s Alpha của 7 nhóm nhân tố bao gồm: Mối quan tâm về môi trường (MT1, MT2, MT3), Thái độ môi trường (TD1, TD2, TD3, TD4), Chuẩn chủ quan (CQ1, CQ2, CQ3, CQ4), Nhận thức kiểm

37

soát hành vi (NT1, NT2, NT3), Quy định trách nhiệm đạo đức (DD1, DD2, DD3), Nhận thức dễ sử dụng (DSD1, DSD2, DSD3) và Nhận thức sự hữu ích (HI1, HI2, HI3) đều lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 => Các thang đo đạt yêu cầu kiểm định và tiến hành kiểm định chính thức với lượng mẫu lớn hơn là 350 (n=350).

38

Bảng 3.2: Kết quả kiểm định sơ bộ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha các biến độc lập Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha

Mối quan tâm về môi trường

MT1 0.611

0.807

MT2 0.706

MT3 0.653

Thái độ về môi trường

TD1 0.807

0.921

TD2 0.789

TD3 0.853

TD4 0.829

Chuẩn chủ quan

CQ1 0.679

0.828

CQ2 0.627

CQ3 0.662

CQ4 0.650

Nhận thức kiểm soát hành vi

NT1 0.701

0.844

NT2 0.703

NT3 0.732

Quy định trách nhiệm đạo đức

DD1 0.855

0.913

DD2 0.861

DD3 0.863

DD4 0.640

Nhận thức dễ sử dụng

DSD1 0.635

0.747

DSD2 0.549

DSD3 0.547

Nhận thức hữu ích

HI1 0.876

0.943

HI2 0.893

HI3 0.872

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích dữ liệu SPSS

- Kiểm định Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc “Ý định sử dụng”

39

Kết quả kiểm định sơ bộ cho thấy hệ số Crobach’s Alpha của biến phụ thuộc = 0.924 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (với giá trị min=0.820 >

0.3)=> Đạt yêu cầu

Bảng 3.3: Kết quả kiểm định sơ bộ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha các biến phụ thuộc Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha

Ý định sử dụng

YD1 0.820

0.924

YD2 0.848

YD3 0.869

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích dữ liệu SPSS

- Kiểm định nhân tố khám phá EFA

Theo Hair và cộng sự (2009), khi kiểm định EFA các tiêu chuẩn của kiểm định bao gồm: Hệ số KMO > 0.5, giá trị sig. của kiểm định Barlett < 0.05, giá trị Eigenvalues >1, Tổng phương sai trích (Cumulative %) > 50% và hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.55 (với cỡ mẫu nghiên cứu sơ bộ n=100).

Kết quả sau khi chạy sơ bộ kiểm định EFA của mô hình với cỡ mẫu n=100, cho thấy:

Bảng 3.4: Kết quả kiểm định EFA sơ bộ

Giá trị kiểm định Tiêu chuẩn Kết luận

KMO = 0.777 >0.5 Đạt yêu cầu

Sig. (Bartlett’s test of Sphericity) = 0.000 <0.05 Đạt yêu cầu

Giá trị Eigenvalues = 1.127 >1 Đạt yêu cầu

Tổng phương sai trích = 78.386% >50% Đạt yêu cầu Hệ số tải nhân tố (giá trị min = 0.588) >0.55 Đạt yêu cầu

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích dữ liệu SPSS

Các chỉ số của kiểm định sơ bộ EFA đạt yêu cầu kiểm định => Tác giả tiến hành thực hiện kiểm định chính thức với lượng mẫu n = 350.

Nhận xét: Kết quả phân tích kiểm định sơ bộ với cỡ mẫu n=100 của nghiên cứu cho thấy, kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và kiểm định nhân tố khám phá EFA của

40

các thang đo đều đạt yêu cầu của kiểm định, do đó tác giả tiến hành thực hiện phân tích chính thức với các thang đo bao gồm các biến quan sát không đổi, được thể hiện chi tiết dưới bảng sau:

Bảng 3.5: Tổng hợp các thang đo và biến quan sát cho kiểm định chính thức

Thang đo Biến quan sát

Mối quan tâm về môi trường

MT1 MT2 MT3 Thái độ về môi trường

TD1 TD2 TD3 TD4 Chuẩn chủ quan

CQ1 CQ2 CQ3 CQ4 Nhận thức kiểm soát hành vi

NT1 NT2 NT3 Quy định trách nhiệm đạo đức

DD1 DD2 DD3 DD4 Nhận thức dễ sử dụng

DSD1 DSD2 DSD3 Nhận thức hữu ích

HI1 HI2 HI3 Ý định sử dụng

YD1 YD2 YD3

Nguồn: Tác giả tổng hợp

(Bảng số liệu SPSS đính kèm ở phụ lục số 2)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác Động mối quan hệ về môi trường của giới trẻ Đến Ý Định sử dụng Ứng dụng gọi xe Điện trường hợp nghiên cứu Điển hình Úng dụng gọi xe Điện xanh sm tại thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)