Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác Động mối quan hệ về môi trường của giới trẻ Đến Ý Định sử dụng Ứng dụng gọi xe Điện trường hợp nghiên cứu Điển hình Úng dụng gọi xe Điện xanh sm tại thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 77)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Phân tích dữ liệu chính thức

4.2.5 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM

Hình 4.4: Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính SEM

Nguồn: Kết quả phân tích SEM từ phần mềm AMOS 20

61

Bảng 4.10: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định các chỉ tiêu của SEM

Chỉ tiêu Chi - square

Bậc tự do (df)

P Cmin/df GFI CFI TLI RMSEA

Kết quả

thực tế 587.162 262 0.000 2.241 0.875 0.925 0.915 0.060 Tiêu chí

kiểm định <0.05 <3 >0.8 >0.9 >0.9 <0.08

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích SEM từ phần mềm AMOS 20

Sau khi tiến hành phân tích SEM cho mô hình nghiên cứu, kết quả ta có mô hình có 262 bậc tự do với giá trị Chi – square=587.162, P – value = 0.000 (<0.05), Chi – square/df = 2.241<

3. Xét thêm các chỉ tiêu đo lường mức độ phù hợp như GFI = 0.875 ( >0.8 ), CFI = 0.925 (>0.9), TLI = 0.915 ( >0.9) và RMSEA = 0.060 (<0.08). Với các chỉ tiêu trên cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thực tế.

Mô hình sau kiểm định có giá trị R2 giải thích 37.9% (R2 = 37.9%) phương sai các biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc Ý định sử dụng (YD). Biến độc lập Mối quan tâm về môi trường có tác động đến các biến trong mô hình TPB với các giá trị R2 của các biến số Thái độ về môi trường, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi và quy định trách nhiệm đạo đức lần lượt là R2 TD= 1.9 %, R2 CQ = 23.6%, R2 NT = 29.3% và R2 DD = 35.2% điều này cho thấy, Mối quan tâm về môi trường có tác động mạnh đến quy định trách nhiệm đạo đức với 35.2% phương sai.

4.2.5.2 Kiểm định giả thuyết mô hình nghiên cứu

Kết quả kiểm định giả thuyết của mô hình dựa trên độ tin cậy 95%. Kết quả phân tích SEM cho thấy hệ số hồi quy chuẩn hóa và giá trị p- value từ mối quan tâm môi trường đến thái độ môi trường, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi và các biến số tác động đến ý định hành vi đều có ý nghĩa về mặt thống kê, ngoại trừ tác động của biến quy định trách nhiệm đạo đức đến ý định là không có ý nghĩa.

62

Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết mô hình

Giả

thuyết Mối quan hệ

Hệ số chưa chuẩn

hóa

Hệ số chuẩn hóa

S.E C.R P-

value Kết quả

H1 TD <--- MT 0.130 0.137 0.60 2.160 0.031

Chấp nhận H2 CQ <--- MT 0.527 0.485 0.68 7.805 ***

Chấp nhận H3 NT <--- MT 0.564 0.541 0.066 8.520 ***

Chấp nhận H4 DD <--- MT 0.599 0.593 0.062 9.602 ***

Chấp nhận H5 YD <--- TD 0.131 0.109 0.065 2.018 0.044

Chấp nhận H6 YD <--- CQ 0.357 0.341 0.062 5.715 ***

Chấp nhận H7 YD <--- NT 0.158 0.145 0.064 2.449 0.014

Chấp nhận H8 YD <--- DD 0.128 0.114 0.66 1.927 0.054 Bác bỏ H9 YD <--- DSD 0.171 0.149 0.076 2.241 0.025

Chấp nhận H10 YD <--- HI 0.158 0.154 0.066 2.386 0.017

Chấp nhận

Ghi chú: *** p < 0.01 Nguồn: Số liệu được phân tích từ AMOS 20

Giả thuyết H1: Mối quan tâm về môi trường có mối liên hệ tích cực đến Thái độ về môi trường. Mối quan hệ có hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0.031 đạt giá trị dương, giá trị p-value

= 0.031 (đạt yêu cầu kiểm định p – value < 0.05). Như vậy giả thuyết H1 được chấp nhận.

63

Giả thuyết H2: Mối quan tâm môi trường có mối liên hệ tích cực đến Chuẩn chủ quan. Mối quan hệ có hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0.485 đạt giá trị dương, giá trị p-value <0.001 (đạt yêu cầu kiểm định p – value < 0.05). Như vậy giả thuyết H2 được chấp nhận.

Giả thuyết H3: Mối quan tâm môi trường có mối liên hệ tích cực đến Nhận thức kiểm soát hành vi. Mối quan hệ có hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0.541 đạt giá trị dương, giá trị p-value

<0.001 (đạt yêu cầu kiểm định p – value < 0.05). Như vậy giả thuyết H3 được chấp nhận.

Giả thuyết H4: Mối quan tâm môi trường có mối liên hệ tích cực đến Quy định trách nhiệm đạo đức. Mối quan hệ có hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0.593 đạt giá trị dương và chịu tác động mạnh nhất từ mối quan tâm về môi trường, giá trị p-value <0.001 (đạt yêu cầu kiểm định p – value < 0.05). Như vậy giả thuyết H4 được chấp nhận.

Giả thuyết H5: Thái độ môi trường có mối liên hệ tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện của giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh. Mối quan hệ có hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0.109 đạt giá trị dương, giá trị p-value = 0.044 (đạt yêu cầu kiểm định p – value < 0.05). Như vậy giả thuyết H5 được chấp nhận.

Giả thuyết H6: Chuẩn chủ quan có mối liên hệ tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện của giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh. Mối quan hệ có hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0.341 đạt giá trị dương, giá trị p-value < 0.001 (đạt yêu cầu kiểm định p – value < 0.05). Như vậy giả thuyết H6 được chấp nhận.

Giả thuyết H7: Nhận thức kiểm soát hành vi có mối liên hệ tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện của giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh. Mối quan hệ có hệ số hồi quy chuẩn hóa β

= 0.145, giá trị p-value = 0.014 (đạt yêu cầu kiểm định p – value < 0.05). Như vậy giả thuyết H7 được chấp nhận.

Giả thuyết H8: Quy định trách nhiệm đạo đức có mối liên hệ tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM của giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh. Mối quan hệ có hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0.114 đạt giá trị dương, giá trị p-value = 0.054 (không đạt yêu cầu kiểm định p – value < 0.05). Như vậy giả thuyết H8 bị bác bỏ.

64

Giả thuyết H9: Nhận thức dễ sử dụng có mối liên hệ tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM của giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh. Mối quan hệ có hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0.149 đạt giá trị dương, giá trị p-value = 0.025 (đạt yêu cầu kiểm định p – value <

0.05). Như vậy giả thuyết H9 được chấp nhận.

Giả thuyết H10: Nhận thức sự hữu ích có mối liên hệ tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM của giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh. Mối quan hệ có hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0.154 đạt giá trị dương, giá trị p-value = 0.017 (đạt yêu cầu kiểm định p – value <

0.05). Như vậy giả thuyết H10 được chấp nhận.

4.2.5.3 Kiểm định độ tin cậy Bootstrap

Kết quả kiểm định đánh giá tính bền vững và phù hợp của mô hình lý thuyết dựa trên phương pháp bootstrapping (N=1000) là phương pháp lấy mẫu lặp lại có thay thế trong đó mẫu ban đầu đóng vai trò đám đông (Schumacker & Lomax, 1996).

Với giá trị C.R > 1.96, suy ra P- value < 5% do đó kết luận độ lệch khác không có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%

Với C.R < 1.96, suy ra P- value > 5% kết luận độ lệch khác 0 (≠0) không có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95% => Mô hình ước lượng có thể tin cậy và giả thuyết có tương quan.

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định Bootstrap

Mối quan hệ SE SE-SE Mean Bias SE-Bias C.R

TD <--- MT 0.073 0.002 0.135 -0.002 0.002 -1 CQ <--- MT 0.085 0.002 0.481 -0.005 0.003 -1.67 NT <--- MT 0.085 0.002 0.538 -0.003 0.003 -1 DD <--- MT 0.068 0.002 0.592 -0.001 0.002 -0.5 YD <--- DD 0.098 0.002 0.114 0.001 0.003 0.33 YD <--- NT 0.079 0.002 0.142 -0.003 0.002 -1.5 YD <--- CQ 0.089 0.002 0.335 -0.006 0.003 -2 YD <--- TD 0.063 0.001 0.108 -0.002 0.002 -1

YD <--- HI 0.077 0.002 0.154 0 0.002 0

YD <--- DSD 0.082 0.002 0.15 0.001 0.003 0.33

Nguồn: Kết quả phân tích AMOS và tác giả tính toán

65

Kết quả kiểm định bootstrap cho thấy kết quả giá trị C.R (Bias/SE – Bias) giữa các mối quan hệ giả thuyết đều có giá trị t C.R < 1.96, kết luận rằng độ lệch khác 0 (≠0) không có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95% => Mô hình ước lượng ban đầu đáng tin cậy.

4.2.5.4 Kiểm định mối quan hệ gián tiếp từ mối quan tâm về môi trường đến ý định hành vi Mô hình nghiên cứu có các biến TD, CQ và NT đóng vai trò là biến trung gian giữa biến độc lập MT và biến phụ thuộc YD, tác giả tiến hành kiểm định vai trò của các biến trung gian và có được kết quả kiểm định mối quan hệ gián tiếp từ mối quan tâm về môi trường thông qua các biến Thái độ về môi trường, chuẩn chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi đến ý định hành vi như bảng 4.13.

Bảng 4.13: Kết quả kiểm định mối quan hệ gián tiếp của biến MT đến YD

Mối tác động Gián tiếp

Hệ số chuẩn hóa P - value YD < - TD < - MT

0.326 0.001

YD < - CQ < - MT YD < - NT < - MT

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ AMOS

Kết quả kiểm định các giả thuyết MT đến TD, CQ, NT có mức ảnh hưởng tích cực. Kết quả hệ số tác động gián tiếp đã chuẩn hóa của MT đến YD thông qua các biến trong mô hình TPB đạt giá trị 0.326 và có giá trị P – value =0.001 (đạt yêu cầu kiểm định P – value < 0.05).

Do đó kết luận rằng biến độc lập MT có sự tác động gián tiếp đến YD thông qua các biến số đo lường có trong mô hình TPB.

4.2.5.5 Kết quả mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh

Từ kết quả của phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM trong kiểm định giả thuyết mô hình nghiên cứu, cho thấy có 9/10 giả thuyết đạt yêu cầu kiểm định và có ý nghĩa thống kê bao gồm: H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7, H9 và H10.

Sau khi xác minh mức độ ảnh hưởng trực tiếp từng yếu tố đến ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện, tính phù hợp của mối quan hệ gián tiếp giữa mối quan tâm về môi trường đối với ý

66

+0.114

định hành vi cũng đã được kiểm định. Mô hình kết quả kiểm định giả thuyết được trình bày ở hình 4.5

Hình 4.5: Kết quả mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh

Nguồn: Kết quả mô hình của tác giả

Nhận thức sự hữu ích Nhận thức dễ

sử dụng Thái độ môi

trường

Ý định sử dụng ứng dụng

gọi xe điện R2 = 38.3%

Nhận thức kiểm soát

hành vi

+0.145 Quy định

trách nhiệm về đạo đức

+0.154 Chuẩn chủ

quan

+0.341 +0.10 9

+0.149 Mối quan

tâm về môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác Động mối quan hệ về môi trường của giới trẻ Đến Ý Định sử dụng Ứng dụng gọi xe Điện trường hợp nghiên cứu Điển hình Úng dụng gọi xe Điện xanh sm tại thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)