CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Nghiên cứu định tính
Tác giả thực hiện tham khảo và thu thập các thông tin thứ cấp có liên quan từ các bài báo, tạp chí nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu khoa học và có dữ liệu ở các năm gần nhất làm cơ sở để làm tài liệu tham khảo. Với mô hình lý thuyết nghiên cứu của đề tài ở các nghiên cứu liên quan cho thấy mô hình lý thuyết TPB, TAM và mô hình lý thuyết kết hợp giữa TPB và TAM là những mô hình được sử dụng phổ biến và phù hợp với tính chất của đề tài về Ý định sử dụng ứng dụng công nghệ Xanh. Kế thừa từ những bài nghiên cứu đi trước, tác giả quyết định sử dụng các mô hình này là cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu này kế thừa 7 biến độc lập bao gồm: Mối quan tâm về môi trường, Thái độ môi trường, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi, Quy định trách nhiệm đạo đức, Nhận thức dễ sử dụng và Nhận thức sự hữu ích tác động đến biến phụ thuộc “Ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện”.
- Nghiên cứu định tính xây dựng thang đo
Tác giả kế thừa và xây dựng thang đo cho các biến số của mô hình như sau: Định nghĩa về mối quan tâm về môi trường trong nghiên cứu được tuân theo Barbara Borusiak et al.
(2021) và sử dụng thang đo gồm 3 biến quan sát. Thái độ về môi trường được đo lường bằng thang đo gồm 4 biến quan sát từ các nghiên cứu trước của X. Huang, J. Ge (2019).
Chuẩn chủ quan được đo lường bằng 4 biến quan sát dựa theo thang đo của Chen, et al.
(2014), Nguyễn Kim Nam (2015) và Ajzen, I. (2002). Nhận thức kiểm soát hành vi được đo lường bằng thang đo của Mufida.h et al. (2018) với 3 biến quan sát. Quy định trách nhiệm đạo đức được tuân theo định nghĩa của các nghiên cứu (Chen et al. (2014) và Hana Salsabila Imam Salehudin (2023) với 4 biến quan sát. Nhận thức dễ sử dụng được đo lượng bằng 3 biến quan sát dựa theo thang đo của C. Chen và W. Chao (2011) và V. Venkatesh và F. Davis (2000). Nhận thức hữu ích được đo lường bằng 3 biến quan sát dựa trên thang đo của C. Chen và W. Chao (2011) và V. Venkatesh và F. Davis (2000). Ý định sử dụng ứng dụng gọi xe xanh được kế thừa và điều chỉnh dựa trên thang đo của Chen, et al. (2014) và Nguyễn Kim Nam (2015). Ngoài ra, tác giả lựa chọn thang đo Likert 5 mức độ với quy ước:
(1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Không ý kiến, (4) Đồng ý và (5) Hoàn toàn đồng ý.
33
Bảng 3.1: Tổng hợp thang đo của đề tài Biến quan sát
Ký
hiệu Thang đo Nguồn tham khảo
Mối quan tâm về môi trường MT1 Tôi nghĩ vấn đề môi trường rất quan trọng
Barbara Borusiak &
cộng sự (2021) MT2 Tôi nghĩ vấn đề môi trường không thể bỏ qua
MT3 Tôi nghĩ chúng ta nên quan tâm đến các vấn đề môi trường Thái độ môi trường
TD1 Tôi tin rằng việc sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM sẽ giúp giảm ô nhiễm môi trường
X. Huang and J. Ge (2019)
TD2 Tôi nghĩ việc sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM là rất cần thiết
TD3
Tôi ủng hộ việc Chính phủ đưa ra nhiều chính sách khuyến khích người dân sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM
TD4 Tôi thích ý tưởng sử dụng ứng gọi xe điện Xanh SM để thúc đẩy hành vi bảo vệ môi trường
Chuẩn chủ quan
CQ1 Hầu hết những người xung quanh nghĩ rằng tôi nên sử
dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM Chen, M.-F.; Tùng, P.- J. (2014) CQ2 Hầu hết những người xung quanh đều muốn tôi sử dụng
ứng dụng gọi xe điện Xanh SM
CQ3 Các tổ chức môi trường mong muốn tôi sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM thường xuyên
Nguyễn Kim Nam (2015) CQ4 Nhiều người xung quanh tôi đều sử dụng ứng dụng gọi xe
điện Xanh SM Ajzen, I. (2002)
Nhận thức kiểm soát hành vi
NT1 Tôi có đủ cơ hội và nguồn lực để tìm hiểu, cân nhắc việc Mufida.h & cộng sự
34
sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM (2018)
NT2 Tôi tin rằng việc sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM hoàn toàn phụ thuộc vào cá nhân tôi
NT3 Tôi tin rằng việc sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM đối với tôi là dễ dàng
Quy định trách nhiệm đạo đức
DD1 Mọi người đều có nghĩa vụ bảo vệ môi trường Chen, M.-F.; Tùng, P.- J. (2014) DD2 Mọi người nên sử dụng xe điện để giảm phát khí thải CO2
DD3 Tôi tin rằng mỗi người đều có một phần trách nhiệm về
bảo vệ môi trường Hana Salsabila
Imam Salehudin, (2023) DD4 Việc sử dụng ứng dụng gọi xe điện có thể làm giảm thiệt
hại đối với môi trường
Nhận thức dễ sử dụng DSD1 Tôi tin rằng các chức năng trong ứng dụng gọi xe điện
Xanh SM thì rõ ràng V. Venkatesh và F.
Davis (2000) DSD2 Tôi tin rằng tôi có thể học dễ dàng cách sử dụng thành
thạo ứng dụng gọi xe điện Xanh SM
DSD3 Cách thức thực hiện các giao dịch với ứng dụng gọi xe điện Xanh SM thì đơn giản
C. Chen và W. Chao (2011)
Nhận thức sự hữu ích
HI1 Sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM sẽ giúp tôi tiết kiệm thời gian
V. Venkatesh và F.
Davis (2000) HI2 Sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM giúp tôi tiết kiệm
chi phí C. Chen và W. Chao
(2011) HI3 Sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM sẽ mang đến sự
thuận tiện
Ý định sử dụng ứng dụng gọi xe điện
YD1 Tôi dự định sẽ sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM Chen, M.-F.; Tùng, P.- J. (2014) YD2 Tôi sẵn sàng sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM
35
YD3 Thời gian tới tôi sẽ chuyển sang sử dụng ứng dụng gọi xe điện Xanh SM thay thế cho ứng dụng gọi xe thông thường
Nguyễn Kim Nam (2015)
Nguồn: Kế thừa tử các nghiên cứu liên quan