- sơn hà, xâm phạm, giang san
từ ghép đẳng lập.
- ái quốc, thủ môn, chiến thắng.
từ ghép chính phụ tiếng chính đứng trước.
- thiên thư, thạch mã, tái phạm.
từ ghép chính phụ tiếng phụ đứng trước.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH.
* Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác.
* Thời gian: 7- 10 phút.
* Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm...
* Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy....
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt
Ghi chú GV chia lớp thành 3
nhóm và phân công các nhóm làm bài
Gọi đại diên các nhóm lên bảng làm và nhận xét
N1 BT1 N2 BT2 N3 BT4
Các nhóm làm việc cử đại diện trình bày
Nhận xét chéo nhau
IV. Luyện tập BT1:
Hoa(1) :bông;
Hoa(2) :trang sức bề ngòai.
Phi (1) : bay;
Phi (2) : trái,không phải;
Phi (3) : vợ lẽ vua.
Tham(1) :ham muốn quá đáng;
Tham(2) :xenvào,can dự vào.
Gia(1) :nhà;
Gia(2) :thêm vào.
BT2:
Quốc :gia;kì;ca;sư;sự.
Sơn :cước; dã;dương.
Cư :dân ;ngụ;sĩ;trú;xá.
Bại :tướng;vong;binh;đại bại; thất bại; chiến bại…
Bt4:
- Từ ghép hán việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: đại nhân; tiền kiếp; thanh nữ;
thiếu nhi; trường giang.
- Từ ghép hán việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau:
phóng sinh; thăng thiên; vô dụng;
tiến quân; tổn thọ.
Bài tập củng cố:
Bài tập trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng . Câu 1: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ ghép Hán Việt đẳng lập?
A. Sơn hà, xâm phạm, giang san, sơn thủy.
B. Quốc kì, thủ môn, ái quốc, hoa mĩ, phi công.
C. Thiên thư, thạch mã, giang san, tái phạm.
D. Quốc thiều, phi pháp, vương phi, gia tăng.
Câu 2.Trong những yếu tố Hán Việt sau, yếu tố nào không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép?
A. Đầu(cái đầu). C. Hoa(bông hoa).
B. Học. D. Sơn(núi).
Câu 3: Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập?
A. giang sơn. C. sơn thủy
B. xã tắc. D. quốc kì.
Câu 4.Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau?
A. Phòng hỏa, bảo mật, thi nhân, hậu đãi.
B. Thi ca, hội phí, tân binh, khán đài.
C. Phòng gian, ái quốc, thủ môn, chiến thắng.
D. Hậu tạ, cường quốc, thiên thư, tái phạm.
Câu 5.Nhóm từ nào không phải là từ Hán Việt ? A. Núi non, sông hồ, cây cối
B. Giang sơn, xã tắc, đại chúng
C. Dân gian, thiên nhiên, thiên tử
Câu 6.Từ nào sau đây có yếu tố "gia" cùng nghĩa với "gia" trong "gia đình"?
A. gia vị. C. gia sản
B. gia tăng. D. tham gia.
Câu 7.Từ nào sau đây có yếu tố "hữu" cùng nghĩa với "hữu" trong "bằng hữu"?
A. hữu ngạn. (3) B. hữu hạn. (2)
C. Cả (1), (2), (3) đều đúng.
D. hiền hữu. (1)
Câu 8.Chữ "thiên" trong từ nào sau đây không có nghĩa là "trời"?
A. thiên lí. C. thiên thư.
B. thiên thanh. D. thiên hạ.
Câu 9.Thành tố "Tiền" trong các nhóm từ nào dưới đây giống nhau về nghĩa ? A. Tiền mặt, tiền bối, tiền đồ
B. Tiền vệ, tiền bạc, tiền đề C. Tiền đề, tiền vệ, tiền tuyến
Câu 10.Hai câu thơ sau đây có mấy từ Hán Việt?
"Ôi Tổ quốc giang sơn, hùng vĩ Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi..."
(Tố Hữu)
A. Năm từ Hán Việt. C. Bốn từ Hán Việt.
B. Ba từ Hán Việt. D. Sáu từ Hán Việt.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn.
- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác.
* Thời gian: 5 phút .
* Phương pháp:Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc.
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác, bản đồ tư duy....
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần
đạt
Ghi chú Giải nghĩa các từ Hán – Việt trong một số bài Lắng nghe, tìm Bài tập
thơ trung đại mà em biết
hiểu, nghiên cứu , trao đổi,
trình bày.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn.
- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác.
* Thời gian: 5 phút .
* Phương pháp:Dự án.
* Kỹ thuật: Giao việc
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần
đạt
Ghi chú
Bài tập sáng tạo:
Bài tập 1: Các tổ thi viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu về chủ đề quê hương. Trong đó có sử dụng 5 từ Hán Việt.
Bài tập 2: Trò chơi tìm từ Hán Việt liên quan đến môi trường từ việc quan sát tranh nhanh.
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu , trao
đổi, trình bày.
Bài tập Kiến thức trọng tâm của bài
V. GIAO BÀI VÀ HƯỚNG DẪN HỌC BÀI, CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ.
1. Bài cũ:
- Tìm hiểu nghĩa của các yếu tố hán việt xuất hiện nhiều trong các văn bản đã học.
- Học bài, làm BT.
2. Bài mới:
- Soạn bài “Từ Hán Việt (tt)”: Trả lời câu hỏi SGK + Sử dụng từ Hán Việt.
+ Không nên lạm dụng từ Hán Việt.
*******************************************
TUẦN 5:
Tiết 20:
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Củng cố lại kiến thức, kỹ năng đã học về văn tự sự, văn miêu tả, về tạo lập văn bản, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu ...
- Đánh giá được chất lượng bài làm của mình và của người khác so với yêu cầu của đề bài. Nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn những bài sau.
- Giáo dục cho học sinh tình cảm với thiên nhiên, tình cảm gia đình, bè bạn...
II. TRỌNG TÂM.
1. Kiến thức
- Giúp hs củng cố lại kiến thức, kỹ năng đã học về văn tự sự, văn miêu tả, về tạo lập văn bản, dựng đoạn và liên kết đoạn văn tự sự, miêu tả, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu ...
2. Kĩ năng.
- Đánh giá được chất lượng bài làm của mình và của người khác so với yêu cầu của đề bài. Nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn những bài sau.
- Rèn kĩ năng tạo lập một văn bản hoàn chỉnh
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự đánh giá, chữa lỗi...
3. Thái độ
- Có thái độ cầu tiến, nghiêm túc sửa chữa sai sót trong bài để bài viết sau tốt hơn.
- Giáo dục cho học sinh tình cảm với thiên nhiên, tình cảm gia đình, bè bạn...
III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:
- Chấm, chữa bài, thống kê chất lượng.
- Máy chiếu.
- Một số đoạn văn chữa lỗi. Bài văn mẫu.
2. Học sinh:
- Tìm và chữa lỗi trong bài kiểm tra.
- Chép lại bài vào vở soạn.
- Lập dàn ý chi tiết.
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC.
Bước I: Ổn định tổ chức (1’):Kiểm tra sĩ số hs Bước II: Kiểm tra bài cũ :
* Mục tiêu: Kiểm tra việc học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới của học sinh.
* Phương án: Kiểm tra khi tìm hiểu bài mới (hoạt động 2).
Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
Bước IV. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà (2’).
1. Bài cũ:
- Hs tự sửa các lỗi còn lại trong bài
- Chọn và viết thành văn bản hoàn chỉnh 1 trong các đề tham khảo.
- Tiếp tục ôn luyện cách làm bài văn tự sự - Viết hoàn chỉnh đoạn văn vào vở.
2. Bài mới: Tiết 20: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Đọc kỹ và trả lời câu hỏi phân tìm hiểu bài.
- Liệt kê các văn bản trữ tình đã học ở lớp 6.
****************************************
TUẦN 5:
Tiết 21:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM I. Mức độ cần đạt.
-Nhận diện được 2 loại từ láy, đồng thời nắm được đặc điểm về nghĩa của từ láy.
-Hiểu đựoc giá trị tượng thanh tượng hình gợi cảm của từ láy biết cách sử dụng từ láy.
- Có ý thức rèn luyện từ láy, trau dồi vốn từ.