Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 28 - 33)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Chính sách đào tạo nghề cho LĐNT chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, nhƣng xem xét trên một số mặt, một số khía cạnh nhất định, thì chính sách này chịu ảnh hưởng của một số yếu tố chính như sau:

1.2.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên các vùng có tác động đến sự phân bố lao động, chất lượng lao động, từ đó sẽ ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề. Điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu tạo ra các đặc điểm con người khác nhau giữa các địa phương, vùng, miền dẫn đến những đặc điểm khác nhau giữa lao động các vùng, miền nhƣ lao động thuộc các dân tộc khác nhau, lao động ở các vùng sinh thái khác nhau, lao động ở đồng bằng và miền núi, hải đảo đều có những đặc trưng về tập quán, phương thức sản xuất khác nhau. Khí hậu, thời tiết giữa các vùng khác nhau dẫn đến hệ sinh thái khác nhau, cây trồng, con vật nuôi khác nhau, tạo ra cách thức sản xuất, cách thức canh tác khác nhau của người lao động. Vùng đồng bằng người dân thường giỏi về nghề trồng lúa, người dân ở vùng ven biển thường giỏi nghề thủy sản, người dân vùng miền núi, trung du lại giỏi về nghề trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp…

Điều kiện về khí hậu, thời tiết cũng tạo ra tính chất mùa vụ khác nhau dẫn đến công việc và thời gian của lao động làm nghề nông cũng khác nhau.

Điều kiện khí hậu, thời tiết làm cho một số vùng thường xuyên gặp bão lụt, dẫn đến sản xuất của người dân hay gặp rủi ro... Tất cả các yếu tố về điều kiện tự nhiên đều ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình thức, danh mục nghề đào tạo cho LĐNT.

21

1.2.2. Quy mô và chất lượng của lực lượng lao động nông thôn

Để chính sách ĐTN cho LĐNT thực hiện đạt hiệu quả, thì người lao động cần phải có trình độ học vấn nhất định. Điều kiện này có sự khác biệt giữa các ngành nghề đào tạo mà người lao động mong muốn học nghề cho bản thân; nhƣ đối với đào tạo nghề trong lĩnh vực nông nghiệp thì điều kiện học vấn của người lao động chỉ cần ở mức tốt nghiệp Trung học cơ sở (chiếm khoảng 64%); nhƣng đối với ngành công nghiệp và dịch vụ thì điều kiện về học vấn cao hơn, tối thiểu người lao động phải tốt nghiệp Trung học phổ thông (chiếm khoảng 61%), còn đối với việc làm trong ngành dịch vụ thì đòi hỏi người lao động phải có học vấn cao hơn (gần 80% yêu cầu tối thiểu tốt nghiệp Phổ thông).

Quy mô và chất lƣợng của lực lƣợng lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố đào tạo là rất quan trọng và trong thực tế mỗi ngành nghề hoạt động nhu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề của lao động khác nhau; do đó, trong quá trình tư vấn cho người lao động tham gia học nghề cũng cần chú ý đến trình độ, khả năng để người lao động học các nghề nào là phù hợp thì mới phát huy đƣợc khả năng, tay nghề sau đào tạo; bên cạnh đó, chính sách đào tạo nghề cho các đối tƣợng cũng khác nhau thì mới mang lại hiệu quả.

1.2.3. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất trong dạy nghề Đội ngũ nhà giáo có trình độ chuyên môn, có kỹ năng, kinh nghiệm và nhiệt huyết trong dạy nghề, truyền nghề sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo. Bên cạnh đó đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trong dạy nghề đƣợc xác định là chủ thể trong quá trình dạy nghề, truyền nghề;

trong quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị, cơ sở vật chất giảng dạy; trong xây dựng chương trình, giáo trình phục vụ giảng dạy…; do đó, đội ngũ nhà

22

giáo, cán bộ quản lý là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lƣợng dạy nghề cũng nhƣ sự thành công trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề cho LĐNT.

Theo chương trình đào tạo nghề, bên cạnh học lý thuyết thì việc thực hành rèn luyện tay nghề và rèn luyện kỹ năng cho người học là chủ yếu (thời gian thực hành chiếm trên 70% chương trình đào tạo) [18]; do đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, nhất là vật tƣ phôi liệu sử dụng trong quá trình thực hành là những yếu tố, điều kiện cần thiết liên quan đến chất lƣợng đào tạo, liên quan đến việc thực hiện thành công các mục tiêu của chính sách đào tạo nghề đề ra.

1.2.4. Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH ở nước ta có tác động đến việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT trên các mặt sau:

- Đối với lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nêu: “...Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao; chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động;...

tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào NN và nông thôn, nhất là đầu tƣ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút nhiều lao động nông thôn...; cơ cấu lại NN gắn với xây dựng nông thôn mới...” [27]. Chủ trương này tác động rất lớn đến việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT, do có sự chuyển đổi nghề nên một bộ phận LĐNT rất lớn cần phải đƣợc đào tạo phục vụ cho quá trình đô thị hoá ở nông thôn.

Chiến lƣợc dạy nghề cùng lúc phải đáp ứng hai yêu cầu vừa là đào tạo mới, chuyển đổi ngành nghề đối với lao động trước đây họ là nông dân, để cung ứng cho các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,

23

đồng thời phải đào tạo đội ngũ lao động có trình độ cao để đáp ứng, tiếp cận các ngành nghề mới xuất hiện áp dụng công nghệ sinh học, các loại giống mới để nâng cao năng suất lao động và phục vụ cho xuất khẩu lao động.

- Đối với lĩnh vực công nghiệp: Trong chiến lƣợc phát triển KT-XH giai đoạn 2011 - 2020 đã nêu: “Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ NN nông thôn, năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu. Từng bước phát triển công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trường. Tiếp tục phát triển phù hợp các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nông thôn” [44].

Chiến lược dạy nghề của Chính phủ đã từng bước làm thay đổi căn bản xu hướng phát triển, từng bước thay đổi cơ cấu lao động ở nông thôn hiện nay; khi sản phẩm công nghiệp do gia công, sử dụng nhiều lao động nông thôn hoặc sản phẩm công nghiệp xuất khẩu thô trong tương lai không phải là ưu thế vì tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh rất thấp trên thị trường thế giới; do vậy, một mặt phải nâng cao chất lƣợng các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, sử dụng nhiều lao động nhƣ: chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, giày da, đồ nhựa…, mặt khác đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao, sử dụng nhiều vốn. Những ảnh hưởng về công nghiệp nhƣ trên sẽ tác động trực tiếp đến công tác đào nghề và chính sách đào tạo nghề cho LĐNT.

1.2.5. Hệ thống cơ chế chính sách

Cơ chế chính sách của Nhà nước các cấp là yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển đào tạo nghề, đến việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT cả về quy mô, cơ cấu và chất lƣợng đào tạo.

Các chính sách khuyến khích phát triển hệ thống đào tạo nghề chủ yếu tác động vào các mặt, những nội dung trọng yếu tạo ra khuôn khổ pháp lý, môi

24

trường KT-XH, khuyến khích các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động phát triển dạy nghề. Hệ thống chính sách đồng bộ sẽ là căn cứ, cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức thực hiện thành công chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.

Do đào tạo nghề cần phải có nguồn lực lớn, hiệu quả kinh tế mang lại phải có thời gian mới thấy đƣợc, vì vậy chính sách đào tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề cho LĐNT cần phải có các chính sách đầu tƣ, xã hội hóa, thu hút các nguồn bên ngoài (ngoài nguồn ngân sách nhà nước) một cách rộng rãi, lâu dài; đồng thời phải có hệ thống văn bản đồng bộ, nhằm tạo hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích đào tạo nghề phát triển.

Luật Dạy nghề ra đời năm 2006 đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc ra đời hàng loạt chính sách mới liên quan đến người lao động nói chung và LĐNT nói riêng; các chính sách liên quan đến công tác dạy nghề, học nghề cũng đƣợc hình thành nhƣ: Chính sách đối với giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý trong các cơ sở dạy nghề; Chính sách đối với người học nghề, trong đó có người học nghề thuộc đối tượng LĐNT; các chính sách của Đề án 1956 đến năm 2020; dự án chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề và việc làm các giai đoạn; Chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên học nghề...

Kết quả của việc thực hiện các chính sách này trong thời gian qua đã hình thành nên hệ thống cơ sở dạy nghề rộng khắp trên cả nước, với đội ngũ nhà giáo và quản lý dạy nghề tăng lên cả về số lƣợng và chất lƣợng, cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy đƣợc đầu tƣ ngày càng nhiều hơn...

Hiện nay, Luật giáo dục nghề nghiệp ra đời (thay thế Luật Dạy nghề năm 2006) và chính thức đi vào thực hiện từ đầu năm 2017, tiếp đó hàng loạt các văn bản hướng dẫn dưới Luật được ban hành, đã tạo ra hành lang, cơ sở

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)