Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
3.2.1. Tuyên truyền lợi ích của đào tạo nghề và học nghề
Tuyên truyền là một trong những biện pháp đầu tiên trong hoạt động của Đề án ĐTN cho LĐNT nói riêng và trong việc thực hiện chính sách nói chung. Tuyên truyền, tƣ vấn học nghề là việc làm hết sức quan trọng để nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp cũng như mọi người dân trong xã hội về ĐTN về hiệu quả của nó trong việc góp phần tăng năng suất lao động, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và chất lượng cho người lao động. Việc tuyên truyền cần sự vào cuộc của các Bộ ngành, địa phương và tuân thủ theo các bước sau:
- Tập huấn cho cán bộ các cấp liên quan đến công tác tuyên truyền chính sách về công tác tư vấn học nghề và hiệu quả từ học nghề cho người lao động. Nội dung về tư vấn nghề thì phù hợp với tình hình của địa phương mà tư vấn cho người lao động.
- Tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thứccủa các ban, ngành, đoàn thể, của cán bộ, công chức xã và LĐNT về vai trò của chính sách ĐTN đối với sự phát triển kinh tế xã hội và lập thân, lập nghiệp đối với người lao động.
- Đài phát thanh cấp huyện, xã tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ĐTN, về vai trò, vị trí của ĐTN đối với phát triển KT - XH, tạo việc làm, cải thiện đời sống để người LĐNT biết và tích cực tham gia học nghề.
- Tổ chức biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với những tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác dạy nghề cho LĐNT;
68
- Tổ chức tư vấn học nghề và việc làm cho LĐNTở tỉnh Hải Dương dưới các hình thức:
+ Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, như: đài truyền thanh, hệ thống phát thanh tại xã, phường; in phát tờ rơi; in ấn phẩm;
+ Tư vấn hướng nghiệp trong các cơ sở giáo dục phổ thông, đặc biệt là các lớp cuối cấp;
+ Tư vấn qua điện thoại; tư vấn trực tiếp cho người lao động thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh, các công ty tƣ vấn...;
+ Tổ chức các hội thảo...
- Đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có thái độ đứng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình.
- Tổng hợp các kết quả, kinh nghiệm chia sẻ cho các tỉnh, các địa phương về việc tổ chức triển khai công tác ĐTN.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, thống kê cụ thể nhu cầu lao động, việc làm của lao động địa phương. Trên cơ sở đó thực hiện tốt công tác tuyên truyền về học nghề LĐNT nhằm tạo việc làm, chuyển nghề tăng thu nhập và nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
Cùng với việc tổ chứcHội nghị quán triệt Quyết định 1956/QĐ-TTg tới toàn thể lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Sở LĐTBXH xây dựng kế hoạch và thành lập đoàn kiểm tra, giám sát công tác dạy nghề cho LĐNT của các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề LĐNT trên địa bàn tỉnh.Hướng dẫn, kiểm tra các thủ tục, điều kiện đảm bảo để tham gia dạy nghề đối với các đơn vị dạy nghề; chỉ đạo các đơn vị dạy nghề phối hợp với các xã, phường, thị trấn tổ
69
chức tuyên truyền, chiêu sinh khai giảng đúng kế hoạch; UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với các đơn vị dạy nghề tổ chức tuyên truyền cho nhân dân địa phương biết, đăng ký học nghề và tạo điều kiện về cơ sở vật chất để các đơn vị dạy nghề triển khai ĐTN cho LĐNT tại địa phương có hiệu quả;
100% hộ dân trên địa bàn biết đƣợc chính sách.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ban tuyên giáo tỉnh ủy, Báo Hải Dương, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh tuyên truyền về công tác ĐTN cho LĐNT, tƣ vấn học nghề và việc làm và đƣợc triển khai bằng nhiều hình thức: Xây dựng các phóng sự, chuyên đề, bản tin phát trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hải Dương, phát tài liệu tuyên truyền, tờ rơi về công tác dạy nghề cho LĐNT đến các thôn, xã, huyện; Tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại các huyện… Ngoài ra các cơ sở ĐTN trong quá trình tuyển sinh đã tuyên truyền, tƣ vấn học nghề trực tiếp tại các thôn, khu dân cƣ trên địa bàn tỉnh. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền từ huyện tới cơ sở để toàn dân trên địa bàn nắm bắt rõ chủ trương, chính sách ĐTN cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng chính phủ.
- Chú trọng tuyên truyền nhận thức về học nghề và việc làm của người lao động, làm tốt công tác định hướng tư vấn nghề cho người lao động, tìm nghề đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của địa phương. Thông báo kịp thời và công khai các thông tin về ĐTN, giải quyết việc làm cho người lao động.
- Chỉ đạo Trung tâm Dạy nghề phối hợp với các đơn vị dạy nghề;
UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền, tư vấn và chiêu sinh học viên; đồng thời tư vấn định hướng ban đầu cho LĐNT đăng ký, tham gia học nghề đúng với khả năng, nguyện vọng để có cơ hội việc làm tốt.
70
* Đối với tỉnh Hải Dương thì việc triển khai công tác tuyên truyền, tư vấn thực hiện chính sách phải được thực hiện trước một bước; đây được xem là một hoạt động quan trọng, nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của người lao động, của nhân dân và xã hội về tầm quan trọng của công tác dạy nghề, học nghề, nhất là chính sách dạy nghề cho LĐNT. Chính quyền các cấp cần chủ động chỉ đạo triển khai xây dựng kế hoạch tuyên truyền, xây dựng chuyên mục và dành thời lƣợng tuyên truyền, tƣ vấn học nghề cho LĐNT để người dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa nhận thức đầy đủ được lợi ích của việc học nghề đối với bản thân, gia đình mình và xã hội để có sự quan tâm và chủ động, tích cực tham gia học nghề.