Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
2.2. Tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương
2.2.1. Thực trạng ban hành hành văn bản thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Tỉnh Hải Dương đang tích cực triển khai thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án ĐTN cho LĐNT đến năm 2020”, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ban, ngành khẩn trương triển khai thực hiện chủ trương trên của Chính phủ.
- Đã ban hành kế hoạch số 838/KH-BCĐ ngày 3/6/2010 của Ban chỉ đạo 1956 tỉnh về kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Ban hành công văn số 1115/UBND-VP ngày 23/6/2010 của UBND tỉnh Hải Dương về việc triển khai Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
- Ban chỉ đạo Đề án đã ban hành kế hoạch số 1116/KH-BCĐ ngày 23/6/2010 của Ban chỉ đạo 1956 tỉnh về Điều tra, khảo sát (nông thôn và cơ sở dạy nghề) và tổ chức triển khai kế hoạch điều tra, khảo sát trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch; Đồng thời, Ban chỉ đạo Đề án đã ban hànhkế hoạch số 1117/KH-BCĐ, ngày 23/6/2010 của Ban chỉ đạo 1956 tỉnh về Triển khai Đề án
“ĐTN cho LĐNT đến năm 2020” Quyết định số 1956/QĐ-TTg;
- Có thể nói việc triển khai công tác dạy nghề cho LĐNT theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ được sự chỉ đạo đồng bộ của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương; Việc
41
quy định trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án ĐTN cho LĐNT theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ được quy định cụ thể tại Thông tƣ Liên tịch số 30/2012/TTLT - BLĐTBXH-BNV- BNN&PTNT-BTC-BTTTT quy định trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện dạy nghề cho nhóm nghề phi nông nghiệp do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện, trách nhiệm triển khai và tổ chức thực hiện dạy nghề cho LĐNT nhóm nghề nông nghiệp do ngành Nông nghiệp chịu trách nhiệm triển khai.
Bám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ƣơng, Tỉnh ủy đã Ban hành Chỉ thị số 42-CT/TU ngày 05/8/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác ĐTN cho LĐNT đến năm 2020;
- UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 461/QĐ-UBND ngày 21/02/2011 phê duyệt mức hỗ trợ ĐTN cho LĐNT;
- UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 758/QĐ-UBND ngày 22/4/2011 phê duyệt Đề án “ĐTN cho LĐNT tỉnh Hải Dương đến năm 2020”;
- Quyết định số 1447/QĐ-UBND ngày 13/6/2014 của UBND tỉnh Hải Dương về phân công tổ chức thực hiện dạy nghề cho LĐNT học nghề theo quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Hải Dương;
- Quyết định 1692/QĐ-UBND ngày 02/7/2014 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt bổ sung một số nghề đào tạo cho LĐNT;
- Quyết định số 218/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Đề án ĐTN cho LĐNT tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2020;
42
- Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ của tỉnh đã được thành lập;
- Ban hành Quyết định số 461/QĐ-UBND ngày 21/02/2011 của UBND tỉnh phê duyệt mức hỗ trợ ĐTN cho LĐNT;
2.2.2. Phổ biến tuyên truyền chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Người lao động ở vùng nông thôn tham gia học nghề là chủ thể chính trong thực hiện đề án ĐTN cho LĐNT. Để việc thực hiện thành công mục tiêu của đề án, thì nhận thức của người dân về học nghề là rất quan trọng, cho nên chúng ta cần làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền các chính sách mà họ được hưởng, về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức đối với họ khi tham gia học nghề, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách nhà nước.
Do vậy, công tác tuyên truyền cần đi trước một bước, các cơ quan, đơn vị, nhất là đối với cấp xã cần thông tin thường xuyên bằng nhiều hình thức, từng bước nâng dần nhận thức của người dân, để họ tham gia tích cực, có hiệu quả hơn vào hoạt động đào tạo nghề tại địa phương. Cần phát huy vai trò của các tổ chức của người dân để người dân có thể tham gia tích cực vào hoạt động ĐTN.
Qua quá trình tổ chức triển khai công tác ĐTN cho LĐNT theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, UBND tỉnh đã lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020” của tỉnhvà tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến Quyết định 1956/QĐ-TTg tới lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đồng thời tuyên truyền sâu rộng tới nhân dân.
UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Dạy nghề và các văn bản thi hành luật đến các cơ sở dạy nghề, các huyện, thị xã, thành phố.
43
UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện việc tổ chức phổ biến về Luật Dạy nghề và cập nhật các văn bản mới về dạy nghề cho các phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn toàn tỉnh. Hằng năm tổ chức tập huấn phổ biến và cập nhật các văn bản mới cho cán bộ phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, cán bộ xã, phường, thị trấn; cán bộ, giáo viên của các cơ sở dạy nghề. Phối hợp với các ngành và UBND các địa phương phổ biến chính sách của Quyết định số 1956/QĐ-TTg tới lãnh đạo các ngành, lãnh đạo của Ban chỉ đạo các huyện, thành phố. Tiến hành điều tra nhu cầu học nghề của LĐNT, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và năng lực của cơ sở dạy nghề và phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng các chuyên mục, phóng sự tuyên truyền về công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
Đã tổ chức in tài liệu và tờ rơi để tuyên truyền về chính sách dạy nghề cho LĐNT theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg tới các thôn, khu dân cƣ trên địa bàn tỉnh.
* Nội dung phổ biến giáo dục tuyên truyền - Luật Dạy nghề;
- Các Thông tư, Quyết định và các văn bản hướng dẫn về Luật Dạy nghề;
- Chính sách của đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
- Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, thông tin về cung cầu lao động, định hướng nghề nghiệp...;
- Thông tin và số lƣợng, địa chỉ, nghề đào tạo các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh để người lao động nắm bắt và lựa chọn nghề học.
44
2.2.3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chính sách Thực hiện Đề án theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, UBND tỉnh đã lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020” của tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh là trưởng Ban chỉ đạo trực tiếp tham gia điều hành mọi hoạt động của Đề án trên địa bàn tỉnh. Sở LĐTBXH là cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch triển khai Đề án ĐTN cho LĐNT đến năm 2020.
Bên cạnh đó huyện cũng bố trí 01 công chức kiêm nhiệm công tác ĐTN cho LĐNT thuộc phòng LĐTBXH huyện. Người này có trách nhiệm theo dõi toàn bộ các hoạt động liên quan đến chính sách ĐTN cho LĐNT trên địa bàn huyện.
Qua quá trình tổ chức triển khai công tác ĐTN cho LĐNT theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Bộ máy cán bộ, công chức tỉnh Hải Dương đã thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT qua các hình thức nhƣ tuyên truyền, tƣ vấn học nghề cho lao động cũng nhƣ điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề trên địa bàn tỉnh.
Bộ máy cán bộ công chức từ tỉnh đến các địa phương nghiêm túc thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh. Trú trọng từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng trong quá trình thực thi chính sách.
* Công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề
- Tháng 10/2016 UBND tỉnh chỉ đạo Sở LĐTBXH cùng với các huyện, thị tổ chức điều tra nhu cầu học nghề cho LĐNT theo Quyết định 1956/QĐ- TTg. Kết quả điều tra khảo sát toàn tỉnh có 30.766LĐNT có nhu cầu học nghề thuộc 03 nhóm đối tƣợng đăng ký tham gia học nghề.Ở các trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề có 3.335 người, Sơ cấp nghề và ĐTN dưới 3 tháng có 27.431 người.
45
- Tháng 11/2017 UBND tỉnh chỉ đạo Sở LĐTBXH cùng với các huyện, thị tổ chức điều tra nhu cầu học nghề cho LĐNT theo Quyết định 1956/QĐ- TTg. Kết quả điều tra khảo sát toàn tỉnh có 37.226 LĐNT có nhu cầu học nghề thuộc 03 nhóm đối tƣợng đăng ký tham gia học nghề. Ở các trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề có 6.903 người, Sơ cấp nghề và ĐTN dưới 3 tháng có 30.323 người.
- Tháng 12/2018 UBND tỉnh chỉ đạo Sở LĐTBXH cùng với các huyện, thị tổ chức điều tra nhu cầu học nghề cho LĐNT theo Quyết định 1956/QĐ- TTg. Kết quả điều tra khảo sát toàn tỉnh có 38.209 LĐNT có nhu cầu học nghề thuộc 03 nhóm đối tƣợng đăng ký tham gia học nghề. Ở các trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề có 6.610 người, Sơ cấp nghề và ĐTN dưới 3 tháng có 31.599 người.
2.2.4. Xây dựng nguồn lực tài chính thực hiện chính sách
Nguồn kinh phí thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT của tỉnh là nguồn kinh phí theo Đề án 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.
Từ nguồn kinh phí nhƣ vậy, UBND tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện Đề án ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh.
Bảng 2.1. Tổng hợp kinh phí UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh
Đơn vị tính: nghìn đồng TT Kinh phí Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Tổng kinh phí 6.899.266 4.689.470 4.338.470 Nguồn kinh phí đƣợc cấp 3.000.000 3.000.000 4.000.000 Nguồn kinh phí chuyển
từ năm trước 3.899.266 1.689.470 338.470
46
TT Kinh phí Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2 Kinh phí đã thực hiện 5.209.796 4.351.000 3.944.000 3 Kinh phí còn tồn 1.689.470 338.470 394.470 Nguồn: Sở LĐTBXH tỉnh Hải Dương Nguồn kinh phí hàng năm cấp để thực hiện đề án ĐTN cho LĐNT đƣợc chi cho quá trình thực hiện từ khâu tuyên truyền, đến kinh phí hỗ trợ cho người học nghề, kinh phí chi trả cho các đơn vị dạy nghề đều được quản lý và báo cáo cụ thể.
Việc kiểm tra các chi phí từ nguồn kinh phí ĐTN trên địa bàn tỉnh cũng diễn ra thường xuyên.
Nguồn kinh phí vẫn còn hạn hẹp nên việc ĐTN cho LĐNTở tỉnh Hải Dương còn chưa đáp ứng hết nhu cầu học nghề của LĐNT, cũng như việc hỗ trợ về kinh phí phát triển kinh tế cho LĐNT.
2.2.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Sở LĐTBXH đã xây dựng kế hoạch và thành lập đoàn kiểm tra, giám sát công tác dạy nghề cho LĐNT của các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề LĐNT trên địa bàn tỉnh. Thực hiện phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn nơi mở lớp dạy nghề thường xuyên kiểm tra, giám sát tối thiểu mỗi lớp 01 - 02 lần/khóa đào tạo.
* Đối với UBND huyện
Chủ động chỉ đạo các xã tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp và người lao động đăng ký học nghề và sử dụng lao động sau học nghề;
Phê duyệt phương án tuyển sinh của các cơ sở dạy nghề;
47
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện, UBND các xã phối hợp với cơ sở dạy nghề tổ chức thực hiện dạy nghề cho LĐNT theo quy định;
Thường xuyên phối hợp với UBND các xã kiểm tra, giám sát, đánh giá các lớp học nghề, báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
* Đối với UBND các xã:
Chủ động phối hợp với các cơ sở dạy nghề tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp và người lao động đăng ký học nghề và sử dụng lao động sau học nghề;
Phối hợp với cơ sở dạy nghề thống nhất phương án tuyển sinh, thực hiện tuyển sinh, xét duyệt danh sách lớp học nghềvà tổ chức dạy nghề theo quy định;
Tiếp nhận, đối chiếu, xác nhận vào đơn xin học nghề, xác nhận các đối tượng ưu tiên: người có công, hộ nghèo…
Phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát phối hợp quản lý đảm bảo chất lƣợng của các lớp dạy nghề.
Công tác quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT đã được tăng cường, đặc biệt là sự phối hợp giữa các Sở; ngành; các huyện, thị xã, thành phố trong công tác kiểm tra, giám sát. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả, chất lƣợng của công tác ĐTN cho LĐNT.