Về tình hình kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 43 - 46)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

2.1. Đặc điểm địa lý, dân cƣ, kinh tế xã hội và lao động - việc làm tỉnh Hải Dương

2.1.2. Về tình hình kinh tế - xã hội

Trong những năm gần đây, kinh tế đã vượt qua khó khăn, tăng trưởng ổn định. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP theo giá năm 2010) đạt 9,1% so với năm 2017 (kế hoạch tăng từ 8% trở lên). Trong đó, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ƣớc đạt 18.348 tỷ đồng, vƣợt 1,5% kế hoạch năm, tăng 6%. Giá trị sản xuất công nghiệp ƣớc đạt 186.294 tỷ đồng, vƣợt 0,5% kế hoạch, tăng 12,75%. Giá trị sản xuất ngành xây dựng ƣớc đạt 16.838 tỷ đồng, tăng 9,5%. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ ƣớc đạt 36.270 tỷ đồng, tăng 7,6%. Giá trị hàng hóa xuất khẩu ƣớc đạt 6.404 triệu USD, tăng 18,6%; giá trị hàng hoá nhập khẩu ƣớc đạt 5.928 triệu USD, tăng 14,4% [9].

Hải Dương tăng cường huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội năm 2018 ƣớc đạt 42.239 tỷ đồng, tăng 14,1% so với năm 2017. Thu hút đầu tƣ, phát triển doanh nghiệp có nhiều

36

khởi sắc. Tính đến hết ngày 30.11.2018, tổng vốn thu hút đầu tư trong nước đạt 7.026,24 tỷ đồng (tăng 266,22%), thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 545,7 triệu USD, tăng 52,4%. Toàn tỉnh có 1.460 doanh nghiệp mới đƣợc thành lập với tổng vốn điều lệ đăng ký 9.918 tỷ đồng [9].

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2018 ước đạt 16.290 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách nội địa ƣớc đạt 12.940 tỷ, vƣợt 14,2%

kế hoạch, tăng 13,4%. Tổng chi cân đối ngân sách địa phương ước đạt gần 16.900 tỷ đồng, đạt 155% dự toán năm. Chi cho đầu tƣ phát triển ƣớc trên 4.500 tỷ đồng, đạt 307% dự toán; chi thường xuyên ước gần 10.140 tỷ đồng, đạt 120% dự toán. Trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành nông nghiệp tập trung triển khai Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020”; tiếp tục lập và triển khai quy hoạch một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung; quy hoạch các sản phẩm chủ lực của tỉnh [9].

Là một tỉnh nông nghiệp, Hải Dương rất coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đến hết năm 2018, các huyện Kinh Môn, Cẩm Giàng đã đạt chuẩn nông thôn mới, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 77,5%), tăng 1 đơn vị cấp huyện và 30 đơn vị cấp xã so với năm 2017.

Tỉnh đã triển khai kế hoạch nâng cấp đô thị huyện Kinh Môn, thông qua đề án đề nghị công nhận TP Hải Dương là đô thị loại 1, công nhận thành phố Chí Linh; dự kiến đến hết năm 2018 nghiệm thu thêm 5 khu đô thị.

Trong lĩnh vực vực văn hóa, xã hội, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh tiếp tục có sự chuyển biến tích cực, khá toàn diện. Toàn tỉnh có thêm 513 phòng học, tăng 63 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn

37

lên 653 trường. Đề án “ĐTN cho LĐNT tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016- 2020” tiếp tục đƣợc triển khai. Các đơn vị trong lĩnh vực y tế, giáo dục thực hiện nghiêm túc chủ trương thu gọn đầu mối và tinh giản biên chế. Các chính sách an sinh xã hội, nhất là đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo được thực hiện tốt. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 2,5%.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, dân số - kế hoạch hóa gia đình được quan tâm. Hải Dương đã thành lập mới và đưa vào hoạt động một số bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh nhƣ: Bệnh viện Nhi, Phụ sản, Bệnh viện Mắt và Da liễu; Trung tâm Tim mạch và Trung tâm Ung bướu thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Nâng tổng số:11 Bệnh viện tuyến tỉnh, 13 Bệnh viện tuyến huyện.

Tỉnh từ năm 2010 đến năm 2015: tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 16,6% xuống còn 12,2%; tỷ lệ người dân có bảo hiểm y tế tăng từ năm 58% lên 75%; số bác sĩ/vạn dân từ 6,0 người tăng lên 7,9 người; tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ làm việc từ 64,2% tăng lên 80% [2; 29].

Lĩnh vực giải quyết việc làm, giảm nghèo, an sinh xã hội đƣợc đảm bảo tốt. Đời sống của các tầng lớp nhận dân từng bước được nâng lên rõ rệt. Hằng năm, đã tạo việc làm mới cho 32.942 lao động/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10,99% (năm 2010) xuống còn 3,27% (năm 2015), bình quân mỗi năm giảm 1,5%. Tỉnh đã hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 3.371 hộ nghèo (theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Chính phủ), v.v.. [2]

Những điều kiện về kinh tế xã hội của tỉnh đã ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT:

- Điều kiện KT - XH: Mức sống của người nông dân ở tỉnh trong những năm gần đây đã đƣợc cải thiện, thu nhập tăng cao. Tuy nhiên, kinh tế hộ gia đình sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Trong khi đó tình hình phát triển KT - XH ngày càng đòi hỏi cao: mọi thứ đều đắt đỏ, đất đai tăng cao khiến

38

đời sống kinh tế của người dân cũng còn khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển KT - XH.

- Tình hình kinh tế xã hội của địa phương có những nghề phụ và người lao động quen với phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận động người lao động tham gia vào các lớp ĐTN của chính sách.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)