Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 78 - 81)

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG

3.2.2. Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo

Giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo là chủ trương, công việc quan trọng và là nhu cầu cần thiết, có nhiều ý nghĩa đối với công tác đào tạo nghề và sự phát triển KT-XH của tỉnh Hải Dương trong thời gian qua cũng nhƣ giai đoạn đến. Chính sách đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm sẽ là động lực để thúc đẩy người lao động tham gia học nghề tích cực hơn, giúp họ có sự yên tâm trong học tập, phát huy khả năng, có ý thức, trách nhiệm trong học tập, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo. Giải quyết việc làm sau ĐTN cho LĐNT là một bước “kiểm tra” kết quả của quá trình ĐTN cho LĐNT về tay nghề, chất lƣợng đào tạo của các cơ sở dạy nghề.

Thực hiện chính sách ĐTN gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo sẽ giúp cho các cơ sở đạo tạo nghề gắn kết chặt chẽ giữa “Nhà trường và doanh nghiệp”, chuyển đổi cách đào tạo từ “Đào tạo theo những gì mình có” sang

“Đào tạo theo những gì doanh nghiệp cần”; bên cạnh đó sẽ có sự cam kết, ràng buộc giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tuyển dụng về việc tổ chức đào tạo, trình độ, tay nghề của lao động qua đào tạo; tiếp nhận người học nghề sau

71

đào tạo; mức lương của lao động vào làm việc tại doanh nghiệp... Cơ chế, chính sách này sẽ có tác động tích cực cho xã hội, giảm đi đáng kể sự lãng phí trong đào tạo; hạn chế thấp nhất tình trạng người học ra trường không có việc làm, thất nghiệp nhiều nhƣ thời gian vừa qua.

Bên cạnh đó, tập trung thực hiện những giải pháp, các dự án đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, dự án phát triển thị trường lao động và việc làm; đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 của Chính phủ; dự án hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, “khởi sự doanh nghiệp”

qua Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng ƣu đãi khác; nâng cao chất lượng, tăng số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Tăng cường công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên và người lao động thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh; đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm; nâng tần suất, phạm vi các hoạt động của sàn giao dịch việc làm ở các huyện, thị; xây dựng cơ sở dữ liệu “việc tìm người - người tìm việc”, ứng dụng công nghệ thông tin. Tăng cường thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về các chính sách hỗ trợ ĐTN nghiệp, hỗ trợ tạo việc làm cho lao động nông thôn.

* Để thực hiện phương hướng của tỉnh đến năm 2020 lao động sau đào tạo nghề tìm được việc làm ổn định đạt tỷ lệ từ 85% trở lên, tỉnh Hải Dương cần tăng cường thực hiện công tác kết nối cung - cầu lao động giữa cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhằm hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người học sau đào tạo; giữa khu vực có LĐNT nhàn rỗi và các khu vực thiếu hụt lao động mùa vụ để góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân… Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập, cập nhật và phổ biến thông tin

72

thị trường lao động, gắn việc thực hiện chính sách đào tạo nghề nghiệp với chính sách giải quyết việc làm sau đào tạo.

Thường xuyên tổ chức các hội nghị tư vấn, ngày hội việc làm, sàn giao dịch giới thiệu việc làm tại các xã, phường để người dân nâng cao nhận thức, nắm bắt thông tin, tiếp cận được các chính sách của nhà nước.

Cần có sự liên kết đào tạo nghề giữa doanh nghiệp, nhà trường và người học nghề trong đào tạo nghề. Đây là một trong những giải pháp đột phá trong thực hiện chính sách đào tạo nghề và được xác định là sự tăng cường hợp tác, gắn kết giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo và với người học nghề nhằm tạo việc làm ổn định cho người lao động sau học nghề; thực tế vừa qua sự liên kết này thực hiện chƣa đƣợc hiệu quả do những cơ chế, chính sách thực hiện chưa đầy đủ, chưa rõ ràng. Để làm được việc đó trước mắt cần phải giải quyết những khó khăn đang tồn tại giữa doanh nghiệp và nhà trường thông qua cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể và những văn bản pháp lý rõ ràng.

Giữa các bên phải có những buổi gặp gỡ và đi đến thống nhất chương trình đào tạo cũng như những yêu cầu doanh nghiệp đặt ra đối với người học và nhà trường; phía doanh nghiệp có những hỗ trợ, tạo điều kiện cần thiết để người học có thể tiếp cận với các thiết bị, công nghệ hiện đại, nhằm giúp người học làm quen với thiết bị của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ phù hợp để doanh nghiệp đào tạo và hỗ trợ ĐTN cho LĐNT.

Làm tốt sự liên kết thực hiện các chính sách này đƣợc đánh giá là định hướng tích cực, đem lại lợi ích cho cả các bên: Người học, nhà trường, doanh nghiệp và xã hội; sẽ góp phần rất lớn hạn chế tình trạng học viên, học sinh - sinh viên ra trường thất nghiệp ngày càng tăng, giảm bớt tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” và cũng giảm bớt sự “lệch pha” giữa “cung” và “cầu” trong đào tạo.

73

Việc làm tốt công tác dự báo nhu cầu nguồn lao động của từng ngành nghề trên thị trường lao động ở từng giai đoạn sẽ góp phần quan trọng để các địa phương đề ra các chiến lược, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực một cách hợp lý cả về số lƣợng và ngành nghề đào tạo, phục vụ cho sự phát triển KT- XH của địa phương mình. Đây là giải pháp góp phần hạn chế sự “lệch pha”, mất cân đối giữa “cung lao động” và “cầu lao động” gây lãng phí cho gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)