Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 88 - 91)

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG

3.2.5. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu

Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng

- Đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu ĐTN cho LĐNT theo yêu cầu của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và nhu cầu của người học, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới;

- Thu hút các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông, lâm, ngƣ, nông dân sản xuất giỏi tham gia xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu ĐTN cho LĐNT;

- Nội dung chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải được xây dựng và phê duyệt theo đúng quy định hiện hành. Nội dung chương trình đào tạo dưới 03 tháng phải bảo đảm các yêu cầu về kiến thức nghề, kỹ năng nghề và các kiến thức bổ trợ (an toàn lao động, pháp luật lao động, tổ chức liên kết, hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm), có thời gian thực học tối thiểu không dưới

81

100 giờ thực học để người học có năng lực thực hiện được công việc, vị trí làm việc. Thực hiện lồng ghép các vấn đề về giới, về môi trường, văn hóa xã hội, kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp trong nội dung chương trình ĐTN cho LĐNT.

Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề theo các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Đây là các chương trình có hình thức đào tạo đã đƣợc thực hiện khá ổn định, cần tiếp tục mở rộng đối tƣợng tham gia, không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo; trong đó cần chú trọng thu hút những người tham gia đào tạo vào mạng lưới tiêu thụ sản phẩm; bởi vì chỉ đảm bảo được “đầu ra” thì người học nghề mới thực hành nghề đƣợc đào tạo. Chính sách đào tạo nghề cho LĐNT là một trong những nội dung quan trọng của các chương trình này; việc xây dựng, thực hiện có kết quả các chính sách, chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư ở địa phương có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang tính thuyết phục cao khi người nông dân được tận mắt nhìn thấy những kết quả sản xuất nông nghiệp qua việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, từ đó họ tin tưởng và tự quyết định làm theo.

Bên cạnh đó, hiện nay truyền nghề là hình thức đào tạo phổ biến tại các làng nghề, do đó cần có chính sách hỗ trợ cho các nghệ nhân, thợ lành nghề, nhất là tại các làng nghề. Tăng cường mở các lớp đào tạo nghề theo kiểu truyền nghề, hoặc liên kết với với các trường, trung tâm dạy nghề để đào tạo nghề theo kiểu bán chính quy. Duy trì và tăng cường thực hiện tốt chính sách liên kết đào tạo theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, đặc biệt là liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp có thể đảm nhận đến 40% chương trình đào tạo; hai bên cùng hợp tác trong xác định chuẩn đầu ra, xây dựng chương trình, phát triển đội ngũ giảng viên doanh nghiệp; tổ chức tuyển sinh/tuyển dụng; tổ chức đào tạo doanh

82

nghiệp, ký kết hợp đồng đào tạo với người học… Có chính sách khuyến khích các cơ sở giáo dục nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hợp tác để tổ chức và công nhận kết quả đào tạo một số modun, môn học lý thuyết và thực hành, bao gồm cả phương thức đào tạo tập trung, đào tạo từ xa, học nghề tại cơ sở sản xuất và tự học có hướng dẫn...

Tiểu kết chương 3

Chương 3 của Luận văn đã nêu lên các quan điểm tiếp tục hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT; định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn đến trong công tác đào tạo nghề, đào tạo nghề cho LĐNT và thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Hải Dương.

Để chính sách đào tạo nghề cho LĐNT tiếp tục đƣợc hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả trong điều kiện, đặc điểm, tình hình KT-XH cụ thể của tỉnh Hải Dương, luận văn đã đề xuất các giải pháp chủ yếu, sát thực với địa phương như: Giải pháp tuyên truyền lợi ích của ĐTN và học nghề, giải pháp ĐTN gắn với giải quyết việc làm; giải pháp nâng cao nhận thức của các cấp uỷ, các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương và đặc biệt nhận thức của người dân, người lao động học nghề; giải pháp hoàn thiện công cụ chính sách; giải pháp tăng cường đầu tư cho các cơ sở dạy nghề như: Đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, chương trình giáo trình dạy nghề...

Tuy nhiên, để thực hiện thành công và hiệu quả các giải pháp trên các cấp phải tiếp tục triển khai quyết liệt việc ĐTN gắn với sản xuất, nhất là trong quá trình tập huấn lý thuyết phải gắn với thực tế. Các bộ, ngành và địa phương phải thực sự có trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách đào tạo cho LĐNT là vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)